b) Các chính sách và tiêu chuẩn xuất nhập khẩu
4.4.1. Các đối thủ ngoài nước 1Thái Lan
Vương quốc Thái Lan có diện tích 513.000km2, là quốc gia lớn thứ 50 trên thế giới. Trên thị trường nông sản thế giới, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh lớn với Việt Nam ở rất nhiều mặt hàng. Đối với các mặt hàng thủy sản nói riêng, Thái Lan đã duy trì vị thế là nhà cung cấp lớn một số mặt hàng như tôm thẻ và cá ngừ, cùng với kinh nghiệm tham gia thị trường trong nhiều năm liền. Với mặt hàng tôm thẻ chân trắng chế biến, Thái Lan chiếm vị thế nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường EU, với tỷ trọng chiếm 19% vào năm 2010. Đầu năm 2010, xuất khẩu tôm Thái Lan sang Hàn Quốc đã tăng lên sau khi Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp thanh tra nghiêm ngặt do lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thuỷ sản. 11 tháng đầu năm 2009, Hàn Quốc nhập khẩu 86.435 tấn tôm đông lạnh, trị giá 365,72 triệu USD trong đó Thái Lan chiếm 8.410 tấn. Có thể nói, Thái Lan đã có một “chỗ đứng” khá vững vàng trong ngành công nghiệp thủy hải sản trên thị trường thế giới.
Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bất nhất của nước này chính là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Bên cạnh những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan thể hiện rõ sự ưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định
hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ và cả Việt Nam. Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí nên ngành công nghiệp thủy hải sản đã dễ dàng tối ưu hóa hiệu quả chi phí.
Những sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines… nhằm “củng cố” và “bành trướng” thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên những tháng cuối năm 2011 vừa qua Thái Lan đã bị lũ lụt nặng nề ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, trong đó có cả ngành thủy sản. Đây có thể là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu thủy sản khác như: Ấn độ, Indonexia và cả Việt Nam…
4.4.1.2 Ấn độ
Ấn Độ đã trở thành nước sản xuất thủy sản lớn thứ 2 thế giới, chiếm 6% sản lượng thủy sản toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc. Theo Assocham (Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ), mức sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn hiện nay có thể tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2015. Thủy sản đánh bắt chiếm khoảng 65% và nuôi trồng thủy sản chiếm trên 30% tổng sản lượng thủy sản hàng năm. Tuy nhiên, tổng sản lượng thủy sản của Ấn Độ chỉ bằng 1/20 sản lượng của Trung Quốc, nước đứng đầu về lĩnh vực này. Năm 2010 - 2011, xuất khẩu thủy sản của Ấn độ đạt mức cao kỷ lục 807.000 tấn – tăng 18,96% về khối lượng và tăng 33,17% về giá trị USD so với năm trước đó. Đạt được kết quả này là nhờ sản lượng tôm chân trắng tôm và tôm sú đạt cao cũng như sản lượng đánh bắt mực gia tăng. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cho biết xuất khẩu thủy sản bùng nổ nhờ đột phá mạnh mẽ trong việc đảm bảo nguồn cung con giống tôm càng xanh (SCAMPI) trong thời gian gần đây. Hơn nữa, chính phủ nước này cũng đã cho phép nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei) tại bờ biển phía tây Ấn Độ.
Ấn độ có trên 8.000km bờ biển, 4 triệu hecta hồ chứa, 2 triệu hecta nước lợ, gần 51.000 km2 thềm lục địa là những cơ hội lớn cho ngành thủy sản Ấn Độ tăng trưởng. Nhiều nguồn lợi thủy sản lớn của Ấn Độ vẫn chưa được tận dụng nên vẫn còn tiềm năng gia tăng sản lượng. Còn nhiều cơ hội lớn để đầu tư vào các nhà máy chế biến sẵn thủy sản, các hoạt động kinh doanh về bảo quản, chế
biến và xuất khẩu thủy sản ven bờ của khu vực tư nhân, hiện khu vực này đang nắm giữ nhiều nguồn lợi dồi dào có tiềm năng xuất khẩu lớn, nhưng vẫn chưa được khai thác.