Đổi mới quy trình hiệp thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 82 - 87)

Trong bất kỳ một cuộc bầu cử nghị viện, bầu cử chính quyền địa phương, việc phân ghế đại biểu, phân bổ và giới thiệu người ứng cử ở các khu vực bầu cử luôn là vấn đề quan trọng. Ở nhiều nước trên thế giới, đó là quá trình đấu tranh, thoả hiệp giữa các đảng phái chính trị. Ở nước ta, công tác hiệp thương không đơn thuần chỉ là giới thiệu, lựa chọn người ứng cử đại biểu mà còn có mục đích bảo đảm cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân có một cơ cấu, thành phần hợp lý thực sự đại diện nhân dân cả nước cũng như ở từng địa phương, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời điểm.

Theo quy định của pháp luật, Hội nghị hiệp thương bao gồm 5 bước để lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Hiệp thương là một giai đoạn quan trọng trong quy trình tổ chức bầu cử. Qua công tác hiệp thương dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động, thu hút được sự tham gia của nhân dân vào công tác bầu cử, xây dựng bộ máy nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị; tạo điều kiện cho nhân dân bước đầu gián tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình về việc lựa chọn người đại diện trong cơ quan quyền lực nhà nước; bảo đảm định hướng về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu trong cơ quan quyền lực nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lựa chọn những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, có đức có tài để cử tri bỏ phiếu bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước.

Thực tiễn tổ chức các cuộc bầu cử gần đây cho thấy, chất lượng công tác hiệp thương ngày càng tốt hơn, góp phần vào thắng lợi của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, trong một số hội nghị hiệp thương vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định như còn mang tính hình thức, sự tham gia của nhân dân còn hạn chế, công tác tổ

chức thiếu tính chủ động phụ thuộc nhiều vào cơ cấu đã được định hướng, giá trị các ý kiến đóng góp còn thấp, chất lượng ứng cử viên chưa cao, số dư ứng cử viên không đủ theo quy định của pháp luật, có những trường hợp việc tổ chức hội nghị hiệp thương không đúng quy định pháp luật nên phải tổ chức hiệp thương lại...

Các hạn chế nêu trên có nguyên nhân từ công tác hướng dẫn, tổ chức thực hiện và có các nguyên nhân từ những bất cập trong các quy định pháp luật. Để nâng cao hiệu quả công tác hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình hiệp thương, đồng thời sửa đổi một số quy định pháp luật về vấn đề này.

Khi tiến hành điều tra xã hội học, với câu hỏi: “Theo Ông (Bà), thành viên

tham dự Hội nghị hiệp thương lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội nên thuộc

các thành phần nào dưới đây?”, và các thành phần: Người được cộng đồng dân cư

bầu chọn; Người bất kỳ được ban tổ chức mời tham dự; Đại diện Ban thường trực Mặt trận tổ quốc; Đại diện lãnh đạo tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc; Đại diện Hội đồng bầu cử; Đại diện thường trực Hội đồng nhân dân; Đại diện Ủy ban

nhân dân;Thành phần khác (nếu có).

Kết quả cho thấy, 63% số người được hỏi chọn phương án “Người được

cộng đồng dân cư bầu chọn”; 40% chọn phương án “Đại diện Hội đồng bầu cử”;

38% chọn phương án “Đại diện ban thường trực Mặt trận Tổ quốc”. Trong khi đó,

chỉ có 19% chọn phương án “Đại diện Ủy ban nhân dân”; và thấp nhất là 14%

chọn phương án “Người bất kỳ được ban tổ chức mời tham dự”. Kết quả này cho

thấy về cơ bản thành phần tham dự Hội nghị hiệp thương cần được chú trọng ở nhóm đối tượng người được cộng đồng dân cư bầu. Yêu cầu này được đặt ra để đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử.

Biểu đồ 3.3: Thành viên tham dự Hội nghị hiệp thƣơng lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội [44, tr. 17]

Cần khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ý nghĩa công tác hiệp thương. Có ý kiến cho rằng “không nên tiếp tục duy trì quy trình hiệp thương” trong bầu cử ở nước ta, vì “nhân dân không trực tiếp thể hiện ý chí trong việc loại bỏ sơ bộ người tham gia ứng cử…” và “hạn chế của hiệp thương là thuộc về bản chất, khó hoặc không thể khắc phục được nếu như hiệp thương vẫn còn tồn tại” [15, tr. 34-35]. Theo quan điểm của người viết cho rằng, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là rất quan trọng, nhất là trong bầu cử và đặc biệt trong công tác hiệp thương. Thứ

nhất, trong lịch sử, các đoàn thể nhân dân có vai trò to lớn trong đời sống chính

trị của đất nước. Hiện nay, Hiến pháp qui định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân (Điều 9 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2001), Mặt trận xã hội hóa các quyền, cũng như nghĩa vụ, trong đó có quyền bầu cử, là cầu nối giữa các cá nhân với Nhà nước.

như dân chủ bầu cử vẫn còn mang tính “khai phá”, nhiều tầng lớp nhân dân chưa được trang bị, chuẩn bị kỹ về “vốn liếng chính trị”. Điều này nói lên rằng nhân dân rất cần có các hình thức cộng đồng để tập hợp nhân dân và các hình thức cộng đồng đó chính là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của

Mặt trận. Thứ ba, dân chủ nói chung và dân chủ trong bầu cử nói riêng là một sự

nghiệp khó khăn, được phát triển từ thấp đến cao, mọi sự đổi mới cần có lộ trình thích hợp. Mặc dù công tác hiệp thương trong thực tiễn còn nhiều hạn chế, nhưng cũng chưa nên vội vã phủ nhận, khi hiệp thương như là một định hướng về tính đại diện, đảm bảo sự cân đối theo địa phương, theo cơ cấu ngành nghề trong cơ quan đại diện; hoặc khi mặt bằng dân trí chung chưa cao và điều kiện về thông tin chưa thực sự bùng nổ, công tác hiệp thương cho phép các tổ chức của nhân dân và người đại diện các ngành nghề, giới lựa chọn sơ bộ trước khi cử tri

lựa chọn, để nâng cao chất lượng ứng cử viên… là điều không thể phủ nhận. Thứ

, nếu như bầu cử ở đa số các nước, chức năng tuyển chọn các ứng cử viên thuộc về các đảng phái chính trị, thì đối với chế độ bầu cử với cơ chế chính trị một đảng phái chính trị như ở nước ta, nếu “chức năng” đó không thuộc về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì không thể có cơ quan, tổ chức nào có thể thực hiện được công tác hiệp thương. Do vậy, trong điều kiện hiện nay, cần tiếp tục duy trì hiệp thương, nhưng phải cải tiến cách thức, quy trình hiệp thương để hiệp thương thực sự là bệ phóng cho mọi công dân tâm huyết với công việc chung.

Để nâng cao chất lượng công tác hiệp thương, cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, quy định kéo dài thời gian chuẩn bị công tác hiệp thương tạo

điều kiện thuận lợi để tổ chức các bước hiệp thương cẩn thận, chu đáo, tránh tình trạng tổ chức hình thức, đơn giản vừa làm giảm ý nghĩa vừa ảnh hưởng đến chất lượng của công tác hiệp thương. Trong đó, cần bổ sung thời gian cho giai đoạn thực hiện bước 4 lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, đây là bước có khối lượng công việc rất nhiều. Đồng thời, giãn khoảng cách thời gian từ Hội nghị

hiệp thương 3 đến ngày bầu cử để chuẩn bị các công việc trước khi tiến hành bỏ phiếu.

Thứ hai, quy định tỷ lệ hoặc số lượng cử tri tối thiểu trong một số hội nghị

hiệp thương, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác để đảm bảo sự tham gia rộng rãi của cử tri vào công tác bầu cử, bảo đảm để cử tri thể hiện ý kiến đối với

những ứng cử viên. Thống nhất hình thức biểu quyết tại các Hội nghị bằng hình

thức bỏ phiếu kín thay vì để Hội nghị quyết định hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín nhằm phát huy tính dân chủ, tạo điều kiện cho các đại biểu tham dự có khả năng thể hiện đúng chính kiến của mình. Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII đã nói lên một thực tế: trong Hội nghị cử tri, dù không đồng ý, nhưng vì “tế nhị” cũng phải giơ tay đồng ý; trong trường hợp này, nếu bỏ phiếu kín, kết quả sẽ khác. Như vậy, kết quả biểu quyết không thể hiện đúng ý chí của nhân dân. Điều này đi ngược lại với bản chất của bầu cử.

Thứ ba, sửa đổi quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội

đồng nhân dân điều chỉnh lần thứ hai bằng việc quyết định cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để phù hợp với bản chất công việc vì sau Hội nghị hiệp thương này không thể tiến hành thay đổi cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu, đồng thời nâng cao giá trị pháp lý, ý nghĩa chính trị của kết quả Hội nghị hiệp thương.

Về lâu dài, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật bầu cử theo hướng chia nhỏ các bước của quy trình hiệp thương. Trên cơ sở số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân phân bổ cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến hành các vòng hiệp hương lựa chọn người ứng cử theo từng cơ cấu. Theo cách này, việc lựa chọn người ứng cử cho một cơ cấu nào cũng phải trải qua sự tuyển chọn rộng rãi của cơ cấu đó. Ví dụ: Để lựa chọn một cơ cấu là người dân tộc thiểu số, nữ, có trình độ đại học… (cơ cấu kết hợp), thì trước hết cần tiến hành các vòng lựa chọn rộng rãi của dân tộc thiểu số đó trong phạm vi

cả nước theo cấp độ từ rộng đến hẹp, để cuối cùng lựa chọn cho được một số người đảm bảo cho cả tiêu chuẩn và cơ cấu. Mặt khác, khi giới thiệu người ứng cử cho một cơ cấu nào đó, cần có số lượng phù hợp để khi đưa ra bầu, cử tri có điều kiện lựa chọn ai xứng đáng hơn, tránh tình trạng “đệm, lót” như đã xảy ra ở các kỳ bầu cử trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 82 - 87)