Về quyền bầu cử, quyền ứng cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 42 - 48)

Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền chính trị - pháp lý cơ bản của công dân. Phạm vi và điều kiện thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là tiêu chí đánh giá bản chất dân chủ ở mỗi quốc gia. Pháp luật bầu cử của các nước trên thế giới đều có các quy định về các quyền này trên cơ sở xác định hai vấn đề chủ yếu là độ

tuổi và năng lực hành vi của công dân. Theo thống kê của Liên minh Quốc hội

công dân không bị bệnh tâm thần, đủ mười tám tuổi được quyền bầu cử [37]. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước cũng quy định các điều kiện khác về thời hạn cư trú, tài sản, trình độ văn hoá, giới tính, tôn giáo … Đặc biệt, một số nước

có sự phân biệt về giới, tôn giáo trong thực hiện quyền bầu cử (Pháp luật Cô-oét

quy định chỉ có nam giới mới được quyền bầu cử. Pháp luật Thái Lan quy định

nhà tu hành không có quyền bầu cử).

Ở nước ta, quyền bầu cử, ứng cử là quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong các bản hiến pháp và được quy định cụ thể, thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó, công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi đều có quyền bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Pháp luật chỉ quy định những trường hợp đặc biệt không được quyền bầu cử, ứng cử như bị tâm thần, tước quyền bầu cử, đang chấp hành án phạt tù,…

Trong hướng dẫn và tổ chức thực hiện bầu cử, mặc dù không quy định bầu cử bắt buộc, nhưng nhà nước ta khuyến khích công dân thực hiện quyền bầu cử với phương châm “đi bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử của mình thông qua các hình thức như bố trí hòm phiếu lưu động, cấp thẻ cử tri để cử tri đi bỏ phiếu ở nơi khác, tổ chức bỏ phiếu sớm hoặc hoãn ngày bầu cử… Tuy vậy, vì các lý do khác nhau nên trong một số trường hợp quyền bầu cử, ứng cử của công dân chưa được thực hiện triệt để. Cụ thể là: (1) các cử tri đi công tác, học tập, du lịch ở nước ngoài chưa có điều kiện thực hiện quyền bầu cử; (2) thông tin về ứng cử viên chưa nhiều, hiểu biết của cử tri về ứng cử viên không đầy đủ nên việc thực hiện quyền bầu cử có lúc, có nơi chỉ mang tính hình thức; (3) điều kiện tự ứng cử chưa cụ thể, quy định thiếu tính khả thi nên số lượng người tự ứng cử nhiều nhưng chất lượng không cao, số người trúng cử rất ít (cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI, có 13 người tự ứng cử được lập danh sách chính thức nhưng chỉ có 02 người trúng cử; cuộc bầu cử đại

biểu Quốc hội khoá XII có 238 người tự ứng cử được lập danh sách sơ bộ, đã có 30 người được lập danh sách chính thức nhưng chỉ có 01 người trúng cử; Quốc hội khóa XIII có 4 đại biểu tự ứng cử (0,80%) tăng 3 đại biểu (0,60%) so với

khóa XII); (4) trong nhiều trường hợp, cử tri vãng lai chưa thể thực hiện đầy đủ

quyền bầu cử.

Thực trạng cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, mối quan hệ giữa cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu

Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 quy định:

…Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Như vậy bản thân chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đã đặt ra yêu cầu trong Quốc hội phải có các cơ cấu thành phần các loại tri thức, hiểu biết các lĩnh vực khác nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nói trên. Bên cạnh đó, với bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là nhà nước của 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, sự phân bố dân cư không đồng đều, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi vùng, miền có nhiều khác biệt và với tính chất là cơ quan đại biểu của nhân dân, đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân nên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được cơ cấu tương đối đầy đủ các thành phần đại diện trong xã hội.

Trong công tác bầu cử, việc xác định cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cho mỗi khoá là việc làm rất cần thiết, là yêu cầu khách quan. Cấu tạo thành phần đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cho mỗi khoá phải tuân thủ và đáp ứng yêu cầu về đặc điểm chính trị, kinh tế

- xã hội của mỗi giai đoạn cách mạng. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo sao cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân mỗi khoá có cơ cấu, thành phần phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Ví dụ, trước đây khi nước nhà chưa thống nhất thì Quốc hội phải thể hiện đầy đủ tính chất của Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên cơ sở liên minh công nông, trí thức xã hội chủ nghĩa, bảo đảm có tỷ lệ thích hợp đại biểu của lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ miền Nam tập kết. Từ khi nước nhà thống nhất, chúng ta có Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, nhiệm vụ chiến lược của cả nước là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ khi Đảng ta lãnh đạo công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện các mặt đời sống xã hội thì yêu cầu tổ chức Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có đủ năng lực hoàn thành chức năng đã được Hiến pháp quy định là rất quan trọng. Đó là các chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Từ yêu cầu đó của Quốc hội thì việc cơ cấu thành phần và số lượng đại biểu Quốc hội phải thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân, đồng thời phải xây dựng được Quốc hội gồm những người vừa đủ năng lực tham gia các hoạt động của Quốc hội, hoàn thành nhiệm vụ cá nhân đại biểu và bảo đảm tính đại diện hợp lý trong xã hội. Vì thế, bên cạnh việc cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội như trước đây là đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức thì Quốc hội còn phải quan tâm đến việc phân bổ, cơ cấu đại biểu theo lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngôn ngữ, luật pháp, lao động, xã hội, ngoại giao, báo chí, lực lượng vũ trang, dân tộc, tôn giáo…, phải có đại biểu của các vùng, miền vì điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán sinh hoạt của các dân tộc, tôn giáo, vùng, miền cũng rất đa dạng, rất khác nhau.

Thực tế trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, chúng ta thường hướng dẫn tiêu chuẩn là chính, cơ cấu là quan trọng. Đến khi vận dụng cụ thể thì đã bộc lộ sự lúng túng giữa yếu tố “chính” và yếu tố “quan trọng”. Có những trường hợp nhấn mạnh về tiêu chuẩn, nhưng lại có những trường hợp lại nhấn mạnh yếu tố cơ cấu.

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương nên về tổ chức thì cả Quốc hội và Hội đồng nhân dân phải bảo đảm đồng thời yêu cầu về tiêu chuẩn, cơ cấu và thành phần đại biểu. Trên cơ sở cơ cấu, thành phần cũng phải bảo đảm tiêu chuẩn về năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phải bảo đảm cân đối hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước ta, bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân luôn phải đáp ứng tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá X năm 1997, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quán triệt giải quyết mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội như sau: “Bảo đảm cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu phân bổ cho các tổ chức, cơ quan để làm cho cấu trúc, thành phần của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất theo đúng thể chế chính trị - xã hội, đồng thời cũng nhằm bảo đảm tính liên minh, đoàn kết dân tộc trong tổ chức, hoạt động của chính quyền nhân dân. Phải trên cơ sở lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn của người đại biểu trong quá trình hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, có thể điều chỉnh cơ cấu, thành phần nhưng không thể châm chước về tiêu chuẩn khi thực

hiện hiệp thương, lựa chọn”. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI, XII

và XIII, dường như quan điểm này được giữ nguyên và áp dụng chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, cương quyết hơn trong mỗi bước hiệp thương lựa chọn.

Trên thực tế, căn cứ vào số dân và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương để phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu. Đối với đại biểu Quốc hội thì ở những tỉnh, thành phố được phân bổ nhiều đại biểu thì việc dự kiến các cơ cấu, thành phần kết hợp không khó; nhưng với những địa phương được ít đại biểu (từ 5 đến 6 đại biểu) thì việc một đại biểu ở địa phương phải “gánh” 2, 3, thậm chí là 4 cơ cấu là rất khó cho địa phương và đương nhiên để đạt được cơ

cấu như vậy thì không thể đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (các cơ cấu xã hội kết hợp đó là: trẻ tuổi, ngoài Đảng, dân tộc, phụ nữ). Vì vậy, việc tăng tổng số đại biểu Quốc hội lên không quá 500 người như hiện nay cũng là một yêu cầu cấp thiết để giải quyết vấn đề cơ cấu và chất lượng. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cũng tương tự như vậy, theo quy định của Luật bầu cử và Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2011 về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải “Đảm bảo cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; có tỉ lệ hợp lý các đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là trí thức, tôn giáo, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế”. Trên thực tế có thể thấy một vấn đề là thực tiễn cách mạng Việt Nam từ xưa và trong xây dựng, bảo vệ bản làng ngày nay ở các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, người nhiều tuổi rất có uy tín với nhân dân, như các già làng, trưởng bản. Tiếng nói của các vị già làng, trưởng bản rất quan trọng, nếu lựa chọn và bầu được họ thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì có tác dụng lớn với đồng bào. Thế nhưng vì phải đáp ứng các yêu cầu về cơ cấu kết hợp như đã nói ở trên mà ta đã không có được cái lợi to lớn hơn cho sự nghiệp cách mạng nói chung, cho cái lợi ở mỗi vùng đồng bào nói riêng. Nên chăng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng để có thể phát huy tốt hơn chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan này. Thực tiễn các cuộc bầu cử những khoá gần đây cho thấy, chủ trương nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mới chỉ đạt được một số tiến bộ nhất định. Chất lượng đại biểu dân cử những khoá gần đây đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, thực tiễn dù có cố gắng, vẫn có trường hợp chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu. Để chọn được những người bảo đảm tiêu chuẩn với một cơ cấu đại biểu hợp lý, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hiện hành, mà đặc biệt là cần nghiên

cứu đổi mới quy trình hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)