Đối với đại biểu Quốc hội
Theo quy định tại Điều 2, và Điều 3 luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2010) thì đại biểu Quốc hội phải có các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
Về điều kiện, người muốn ứng cử đại biểu Quốc hội phải là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Điều 3 của Luật này quy định đại biểu Quốc hội có 5 tiêu chuẩn sau đây: Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật; Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân
Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
Về điều kiện, Đại biểu Hội đồng nhân dân phải là “công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ
mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
Về tiêu chuẩn, Điều 3 của Luật này quy định đại biểu Hội đồng nhân dân phải có 5 tiêu chuẩn sau đây: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương; Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Qua quy định về điều kiện và 5 tiêu chuẩn về đại biểu Quốc hội và 5 tiêu chuẩn về đại biểu Hội đồng nhân dân cho thấy, các quy định này rất chung chung, không cụ thể, thiếu định lượng. Những điều kiện, tiêu chuẩn như: Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp… Có phẩm chất đạo đức tốt… Có trình độ và năng lực… liên hệ chặt chẽ với nhân dân… Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là những quy định vừa dễ và vừa rất khó để căn cứ lựa chọn được những ứng cử viên làm đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân bảo đảm chất lượng, trong khi đó đối tượng được quyền ứng cử và đề cử làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì lại rất rộng, chỉ cần từ 21 tuổi trở lên là có thể được xem xét đưa vào danh sách ứng cử viên để cử tri bầu.
Trên thực tế triển khai lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì những câu hỏi như: thế nào là trung thành với tổ quốc, thế nào là có phẩm chất đạo đức tốt, thế nào là có điều kiện tham gia hoạt động của
Quốc hội, hoạt động của Hội đồng nhân dân hay thế nào là có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội… là những câu hỏi có rất nhiều đáp án trả lời, tùy thuộc rất lớn vào người làm công tác phụ trách bầu cử, thực tế này vừa gây nên tình trạng thiếu chặt chẽ trong thẩm định về tiêu chuẩn ứng cử viên, vừa gây nên sự tùy tiện trong việc lựa chọn ứng cử viên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đầu vào của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đơn cử một ví dụ về trình độ và năng lực của ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Một người mới tốt nghiệp đại học cũng là người có trình độ, nhưng cũng không ai phủ nhận là người đó không có năng lực mặc dù họ chỉ mới ra trường; ngược lại một người không có trình độ đại học nhưng đã có thời gian làm việc thực tiễn lâu năm và năng lực làm việc rất tốt nhưng liệu họ có thể được ưu tiên lựa chọn hay không nếu xét cùng với người có trình độ đại học hoặc trên đại học, điều này luật không quy định nên rất khó để lựa chọn cho đúng, chưa nói đến trong những điều kiện cụ thể phải đảm bảo cơ cấu, thì rất có thể người trình độ, năng lực hạn chế hơn lại trúng cử. Trước đây, khi Quốc hội còn hoạt động chưa thực sự đi vào thực chất và chất lượng của nền giáo dục còn hạn chế thì trong một chừng mực nhất định còn có tâm lý chấp nhận thực tế này, tuy nhiên hiện nay, trước yêu cầu đổi mới tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân hướng tới ngày càng đi vào thực chất hơn và thành quả của nền giáo dục, đào tạo hiện nay đã có những bước tiến tương đối dài thì các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cần được quy định đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ hơn. Nhất thiết đòi hỏi phải có những quy định người ứng cử phải đạt đến một trình độ văn hóa như thế nào, nghiệp vụ chuyên môn phải đạt ở tầm nào thì mới được ứng cử (trong các khóa Quốc hội gần đây, xu hướng nâng cao trình độ học vấn là khá rõ
(khóa IX mới có 67% đại biểu có trình độ đại học trở lên, thì khóa XI là 93,31% và khóa XII đã lên tới gần 96%, ba khóa liền - từ khóa X đến khóa XII và khóa XIII không có đại biểu nào chỉ đạt trình độ văn hóa phổ thông cơ sở trở xuống).
đại biểu Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Về đổi mới quy trình hiệp thương, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội theo hướng chia nhỏ các bước của quy trình này. Trên cơ sở số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân bổ cho các cơ quan, đơn vị ở trung ương và các địa phương, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến hành các vòng hiệp thương lựa chọn người ứng cử theo từng cơ cấu. Theo cách này, việc lựa chọn người ứng cử cho một cơ cấu nào cũng phải trải qua sự tuyển chọn rộng rãi của cơ cấu đó. Ví dụ: Để lựa chọn một cơ cấu là người dân tộc thiểu số, nữ, có trình độ đại học…(cơ cấu kết hợp), thì trước hết, cần tiến hành các vòng chọn lựa rộng rãi của dân tộc thiểu số đó trong phạm vi cả nước theo cấp độ từ rộng đến hẹp, để cuối cùng chọn cho được một số người đảm bảo cho cả tiêu chuẩn và cơ cấu. Mặt khác, khi giới thiệu người ứng cử cho một cơ cấu nào đó, cần có số lượng phù hợp để khi đưa ra bầu, cử tri có điều kiện lựa chọn ai thật sự xứng đáng hơn. Bên cạnh việc đổi mới quy trình hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội, cần có hình thức vận động bầu cử phù hợp với nền dân chủ và truyền thống văn hoá dân tộc để những người ứng cử đại biểu Quốc hội đưa ra chương trình hành động của mình và để cử tri có điều kiện so sánh, đánh giá năng lực đại biểu và đối chiếu giữa chương trình người ứng cử đã hứa với việc làm của họ khi trúng cử đại biểu Quốc hội.