Đổi mới cách thức lập danh sách cử tri và số lượng cử tri ở mỗi khu vực bỏ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 80 - 82)

vực bỏ phiếu

Điều 23 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định trong thời gian lập danh sách cử tri, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình cư trú. Trong thời gian lập danh sách cử tri, những người thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp tỉnh được ghi

tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Điều 27 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cũng quy định trường hợp ghi tên vào danh sách cử tri để đi bỏ phiếu nơi khác.

Trong điều kiện chúng ta đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường và trong điều kiện nếu việc thí điểm thành công, tiến tới không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trong phạm vi cả nước thì cần phải sửa đổi lại quy định này. Hướng sửa đổi là, trong thời gian lập danh sách cử tri, những người thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp tỉnh; thay đổi nơi cư trú trong phạm vi một đơn vị hành chính huyện, quận và cấp tỉnh được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Đối với cử tri vãng lai, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cử tri thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, cần thiết quy định các thủ tục đơn giản đến mức tối thiểu để cử tri có thể thực hiện quyền bầu cử. Cụ thể, các cử tri vãng lãi có giấy tờ theo quy định của pháp luật về bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cấp tỉnh tại một khu vực bầu cử.

Về số lượng cử tri ở mỗi khu vực bỏ phiếu, đây là căn cứ để phân chia khu vực bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Theo quy định tại Điều 12 Luật bầu cử đại biểu

Quốc hội năm 1997 thì Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến hai nghìn cử tri.

Trong khi đó, Điều 13 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 qui

định: Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Trong cuộc bầu

cử chung, phải thành lập chung Tổ bầu cử và hợp nhất 2 khu vực bầu cử đối với bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Do đó, phải sửa đổi, thống nhất 2 quy định này theo hướng mà Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đồng thời giữ lại quy định này để đưa vào Luật bầu cử chung. Cụ thể là “Khu

vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới

ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)