Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, số lượng đại biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 72 - 75)

Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đều quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo các quy định này thì đại biểu có 5 tiêu chuẩn, và về cơ bản, giữa các tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân dù ở cấp nào cũng không có sự khác biệt đáng kể. Các tiêu chuẩn đều mang tính chung chung, định tính, không có định lượng cụ thể. Có ý kiến cho rằng, với những quy định này thì đa số các công dân đều có điều kiện trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là một trong những khó khăn khi cụ thể hóa, chi tiết hóa các tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật về bầu cử. Chính vì vậy, trong các cuộc bầu cử, Ban tổ chức trung ương, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đều có các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn của đại biểu, nhất là đối với các đại biểu dự kiến ứng cử bố trí làm đại biểu chuyên trách.

Trong 5 tiêu chuẩn của đại biểu, thì tiêu chuẩn thứ 3 quy định về trình độ và năng lực của đại biểu; tiêu chuẩn thứ 5 quy định về điều kiện tham gia các hoạt động của đại biểu. Đối với tiêu chuẩn thứ 3, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải cụ thể hóa rõ ràng hơn. Thực tiễn các cuộc bầu cử gần đây cho thấy trình độ, năng lực của đại biểu tăng lên đáng kể, nhất là đối với đại biểu Quốc hội. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI, chỉ có 6,63% số đại biểu trúng cử là có trình độ trung học trở xuống, 93,37% số đại biểu có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Khóa XII, tương ứng là 4,01% và 95,99%. Khóa XIII, đại biểu có trình

độ trên đại học 229 người (45,80%); đại học 262 người (52,40%); dưới đại học 9 người (1,80%). Tỷ lệ đại biểu có trình độ dưới đại học giảm đáng kể.

Việc quy định chi tiết tiêu chuẩn thứ ba đối với đại biểu Hội đồng nhân dân là rất khó, vì Hội đồng nhân dân có cả ở ba cấp tỉnh, huyện, xã. Có nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, trình độ văn hóa, dân trí còn thấp thì yêu cầu đặt ra cụ thể về trình độ, năng lực đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bảo đảm theo các tiêu chuẩn của đại biểu cấp tỉnh là rất khó. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung về trình độ văn hóa, dân trí của cả nước đang ngày càng được nâng lên, yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức, trước công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội cần phải nghiên cứu, bổ sung cụ thể hơn. Nhiệm kỳ khóa X của Đảng (khóa XII của Nhà nước) là thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng mà “nhân cốt” của mục tiêu tổng quát là, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển… Kết quả nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu nói trên của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ qua là: cùng với những thành công bước đầu của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; từ một nước thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp, đến năm 2010 đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới, đó là một thành tựu vô cùng to lớn. Sang nhiệm kỳ này, Đại hội Đảng lần thứ XI đã quyết định mục tiêu là: “…đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Trước yêu cầu công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới, qua thực tiễn các cuộc bầu cử gần đây cũng cho thấy có các điều kiện thực

tế để quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội. Vì vậy tiêu chuẩn

3 của đại biểu Quốc hội có thể sửa đổi như sau: “Có năng lực, trình độ văn hóa

và nghiệp vụ từ trung học trở lên để thực hiện nhiệm vụ đại biểu, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường

vụ Quốc hội hướng dẫn” (trường hợp đặc biệt ở đây là một số dân tộc ít người,

nhiều khóa chưa có đại biểu, nay có khả năng cơ cấu đại biểu thì trình độ của ứng cử viên này có thể thấp hơn trung học).

Đối với điều kiện thứ năm về điều kiện tham gia hoạt động của đại biểu Quốc hội, nếu một người có đầy đủ năng lực, phẩm chất, lòng trung thành... (điều kiện “cần”) nhưng không có thời gian, không có sức khỏe và một số yếu tố cần thiết khác để hoạt động thì điều kiện “cần” có cao đến bao nhiêu cũng chỉ là tiềm năng, không biến thành hiện thực được. Ví dụ, một người có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống ở nước ngoài, tuy rất giỏi về một chuyên môn, nghiệp vụ, có lòng yêu nước cao độ; nhưng ba, bốn năm mới thu xếp được thời gian vài tuần về thăm quê hương đất nước một lần thì không thể làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Hay một giáo sư - tiến sĩ khoa học, rất tài năng, đức độ; nhưng đã nhiều năm lâm trọng bệnh, nằm liệt giường, thì chắc chắn cũng không ai đề cử vị giáo sư - tiến sĩ đó ứng cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, lần này cũng chỉ nên sửa những vấn đề đã rõ ràng và cần thiết. Ví dụ “định lượng thời gian” cho đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, bằng cách đưa quy định thời gian hoạt động tối thiểu ở Điều 47 Luật Tổ chức và hoạt động của Quốc hội (năm 2007) vào khoản 5

Điều 3 của Luật này. Khoản 5 có thể sửa như sau: “Có điều kiện tham gia các

hoạt động của Quốc hội, trong đó đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để làm nhiệm vụ đại

biểu” (đây cũng là một trong các điều kiện để xem xét một kiều bào có làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 72 - 75)