Cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 78 - 80)

Có thể nói rằng, đây là một trong những nội dung rất quan trọng cần sửa đổi. Điều 13 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 qui định các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm có: Hội đồng bầu cử ở Trung ương; Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử; Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu. Trong khi đó, Điều 15 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 qui định các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có: 1. Hội đồng bầu cử; 2. Ban bầu cử; 3. Tổ bầu cử. Về mặt nguyên tắc, vẫn có thể thiết lập hai hệ thống tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân riêng biệt, nhưng khi chúng ta đã quyết định đồng thời tổ chức trong một ngày bầu cử, xây dựng mô hình bầu cử chung thì cần kết hợp giữa các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nghiên cứu thực tiễn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra vào năm 2011 vừa qua đã chỉ ra rằng, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức phụ trách bầu cử là phù hợp. Do đó, cần duy trì, giữ lại các quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khi ban hành Luật bầu cử chung. Nội dung các quy định về các tổ chức phụ trách bầu cử cụ thể như sau:

Về Hội đồng bầu cử ở trung ương, bên cạnh một số nhiệm vụ, quyền hạn

riêng đối với bầu cử đại biểu Quốc hội thì bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này đối với cả bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, như: lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử, công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử. Đồng thời, sửa đổi quy định về trách nhiệm chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử của Chính phủ đối với bầu cử đại

biểu Hội đồng nhân dân cho phù hợp, (sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật bầu cử đại

biểu Quốc hội và các điều 15 và 44 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân).

Về Ủy ban bầu cử, thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thay thế và thực hiện chung nhiệm vụ, quyền hạn của cả Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, các quy định về Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và quy định về Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã được sửa đổi thống nhất về tên gọi, thành phần, cơ quan chủ trì thành lập, thời hạn chậm

nhất để thành lập, với số lượng thành viên được tăng lên (sửa đổi, bổ sung Điều

15 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 16 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân

dân). Các Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng

được đổi tên tương ứng thành Ủy ban bầu cử (sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật bầu

cử đại biểu Hội đồng nhân dân).

Về Ban bầu cử, cơ bản được giữ nguyên như các luật bầu cử hiện hành vì

đây là tổ chức phụ trách bầu cử gắn liền với đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, cần sửa đổi về cơ quan chủ trì thành lập, thành phần Ban bầu cử đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm tính thống

nhất với việc thành lập tổ chức phụ trách bầu cử ở cấp tỉnh và cấp xã (sửa đổi, bổ sung các điều 16 và 82 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội; Khoản 1 Điều 17 và Điều 70 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân).

Về tổ bầu cử, quy định Tổ bầu cử đồng thời thực hiện công tác bầu cử đại

biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tại cùng một khu vực bỏ phiếu. Tổ bầu cử sẽ được tăng thêm số lượng thành viên. Sửa đổi thống nhất quy định về cơ quan chủ trì thành lập, thành phần và số

lượng thành viên của Tổ bầu cử, (sửa đổi, bổ sung các điều 17 và 83 Luật bầu cử

đại biểu Quốc hội; các điều 18 và 71 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân).

Về thẩm quyền thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, các luật bầu cử

hiện hành giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội; giao cho Ủy ban nhân dân chủ trì thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong điều kiện bầu cử chung và thống nhất về tổ chức của một số tổ chức phụ trách bầu cử, dự thảo Luật giao cho Ủy ban nhân dân là cơ quan chủ trì thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương để đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc về cơ quan chủ trì thành lập tổ chức phụ trách bầu cử (vì Ủy ban nhân dân có đầy đủ ở cả ba cấp; trong khi đó, ở các địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường sẽ không có Thường trực Hội đồng nhân dân).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 78 - 80)