Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 63 - 69)

quyền, ủy quyền cho người khác để đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình. Bầu cử còn là cách thức để tạo nên sự gắn bó và trách nhiệm của đại biểu đối với cử tri, với địa phương, đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu và với cử tri cả nước.

Thứ năm, bầu cử dân chủ là một quá trình học hỏi, vừa làm vừa rút kinh

nghiệm đối với cả phía nhà nước và phía người dân. Những gì đã diễn ra trong những năm thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta đã khẳng định, người dân có đủ khả năng để thực thi một cách có trách nhiệm các quyền dân chủ của mình nếu như có cơ hội và được tạo điều kiện thích hợp.

Chỉ khi nhận thức được tầm quan trọng thực sự của vấn đề bầu cử trong tiến trình dân chủ hoá xã hội, thì chúng ta mới có cách thức làm cho hoạt động này trở nên thực chất hơn.

3.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bầu cử cử

Tăng cường phổ biến, giáo dục cho công dân ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn người đại biểu cho mình và để nhân dân không chọn nhầm thì vấn đề quan trọng nhất là chế độ thông tin hai chiều giữa cử tri và ứng cử viên phải được xác lập. Ứng cử viên phải thông tin cho cử tri về những gì họ có, đặc biệt là những gì họ có thể làm được (mỗi ứng cử viên được tự giới thiệu về những ưu, khuyết điểm, năng lực của mình); họ sẽ mang lại cho cử tri, cho đất nước những gì khi họ trúng cử. Ngược lại, cũng tạo điều kiện cho cử tri trao đổi, kiểm tra đối với các ứng cử viên mà họ trao quyền lực để cử tri yên tâm, tin tưởng khi quyết định bỏ phiếu. Chẳng hạn, tổ chức việc chất vấn của cử tri đối với ứng cử viên để kiểm tra năng lực và làm rõ những thông tin không tốt hoặc chưa rõ ràng về họ. Để có thông tin đầy đủ, chính xác về những người thực sự có tài, có đức, chúng ta nên dựa vào quần chúng nhân dân theo tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả những thông tin về ứng cử viên đại biểu Quốc hội và

đại biểu HĐND cần được công khai trước cử tri trong những khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, trình độ dân trí nước ta đã được nâng cao một bước đáng kể, sinh hoạt dân chủ trong xã hội đã có những tiến bộ rõ rệt, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã có những chuyển biến tích cực. Hơn nữa, mỗi lần toàn dân ta tiến hành bầu cử là một lần nhân dân ta thể hiện quyền dân chủ của mình, sử dụng quyền đó để lựa chọn và bầu ra những đại biểu xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác trọng trách đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương. Đó là vinh dự to lớn và trách nhiệm nặng nề của mỗi cử tri mà trong quy trình để lựa chọn, giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định vai trò quyết định của cử tri, của nhân dân trong việc lựa chọn, giới thiệu danh sách người ứng cử và quy trình này chính là để thực hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước.

Thể chế hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu có thể coi là một trong những cơ chế dân chủ và công khai để phát huy vai trò, lực lượng và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dân chủ là nội dung, phương thức, đồng thời cũng là mục đích của thể chế hiệp thương. Các tổ chức làm công tác bầu cử, nhất là cấp cơ sở, phải tổ chức cho cử tri thôn, bản, ấp, tổ dân phố tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng từng ứng cử viên về nhân thân, tuổi tác, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, tư cách công dân…và khi cầm lá phiếu bầu thì cử tri phải bầu cho được những người đạt tiêu chuẩn cao nhất, có đủ khả năng đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

Hướng dẫn bầu cử

Minh bạch hóa chế độ bầu cử là yêu cầu tối thiểu để chế độ bầu cử tạo “sân chơi’ bình đẳng cho các ứng cử viên, đảm bảo sự khách quan, trung thực

trong bầu cử. Do vậy, đây là vấn đề quan trọng của chế độ bầu cử. Yêu cầu về tính minh bạch bao gồm ba nội dung cơ bản:

Một là, cần pháp điển hóa các văn bản về bầu cử. Tình trạng cứ đến mỗi

kỳ bầu cử, các cơ quan nhà nước các cấp, Đảng, Mặt trận lại “thi” nhau chỉ đạo, hướng dẫn, chỉ thị,… bằng nhiều hình thức văn bản như Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Công văn, Báo cáo… lặp đi, lặp lại mà chưa có biện pháp khắc phục. Đó không chỉ các văn bản cá biệt, mà còn ban hành rất nhiều văn bản mang tính qui phạm. Những công văn, báo cáo “xin ý kiến chỉ đạo”, những văn bản “hỏa tốc”, “lưu hành nội bộ” đi lại như con thoi. Để đảm bảo pháp chế, tính toàn vẹn của chế độ bầu cử, nên hệ thống thống hóa chặt chẽ công khai, minh bạch các văn bản đó. Không gì tốt hơn là nên pháp điển hóa các văn bản đó vào các Đạo luật bầu cử. Điều này không những là tiền đề đảm bảo pháp chế, tính toàn vẹn của chế độ bầu cử, mà còn là biện pháp quan trọng đảm bảo tự do, công bằng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các cử tri và đặc biệt là giữa các ứng cử viên trong bầu cử. Báo cáo Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2004-2009 đã chỉ rõ cần “rút kinh nghiệm thiết thực trong việc xây dựng Luật, các văn bản dưới Luật cần tiến hành đồng bộ, thống nhất, cụ thể để tránh tình trạng lúng túng, bị động cho địa phương khi triển khai” [4].

Hai là, yêu cầu về minh bạch chế độ bầu cử liên quan chặt chẽ đến tính rõ

ràng, chính xác của quy trình, thủ tục, các bước trong tiến trình bầu cử. Điều này một mặt đặt ra cho các Tổ chức phụ trách bầu cử để đảm bảo hiệu quả cho việc tổ chức bầu cử, mặt khác, điều đó đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với bầu cử, đảm bảo tính pháp chế trong bầu cử. Hơn thế nữa, nguyên tắc khách quan, công bằng không thể đạt được, nhất là đối với các ứng cử viên, nếu tính minh bạch của bầu cử trong quy trình, thủ tục không được bảo đảm.

Ba là, chú trọng công tác hướng dẫn nghiệp vụ về bầu cử, từ việc tổ chức

Hội nghị toàn quốc về công tác bầu cử, việc tổ chức triển khai của các ngành, các cấp ở địa phương cần phải tiến hành thực sự có hiệu quả. Trong công tác tập

huấn, cần đầu tư công sức và kinh phí để tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức phụ trách bầu cử, nhất là đối với thành viên của Tổ bầu cử, tổ chức trực tiếp thực hiện bầu cử ở cấp cơ sở, trực tiếp tiếp xúc với cử tri và thi hành các quy định về bầu cử. Thực tiễn các cuộc bầu cử vừa qua cho thấy, những sai sót của các nhân viên Tổ bầu cử là nguyên nhân căn bản dẫn đến các vi phạm trong bầu cử, các khiếu nại, tố cáo về bầu cử, hệ quả là một số khu vực bầu cử bị hủy bỏ kết quả bầu cử. Do vậy, đây là bài học quý báu trong thực tiễn chuẩn bị tổ chức bầu cử cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả trên thực tế.

Vận động bầu cử

Vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu dân cử là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu dân cử báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu dân cử và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm. Người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền vận động bầu cử, dù là ứng cử viên được giới thiệu hoặc ứng cử viên tự ứng cử.

Mục đích của việc tổ chức vận động bầu cử nhằm: tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu dân cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri để báo cáo với cử tri dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu dân cử; tạo điều kiện để cử tri tiếp xúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử, trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu dân cử. Do vậy, việc tổ chức vận động bầu cử phải đảm bảo các yêu cầu sau: (i), dân chủ, bình đẳng và xây dựng trong vận động bầu cử, tạo không khí trao đổi thẳng thắn, cởi mở giữa người ứng cử và cử tri; (ii), không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (iii), không biến cuộc vận động bầu cử thành nơi để khiếu nại, tố cáo hoặc giải quyết khiếu nại, tố

cáo; (iv), bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình vận động bầu cử.

Vận động bầu cử có ý nghĩa quan trọng và là một công đoạn không thể thiếu của quá trình bầu cử, nhất là trong điều kiện tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân hiện nay ở nước ta. Vận động bầu cử làm cho bầu cử trở nên dân chủ, khách quan, công bằng hơn và là một trong những điểm đặc trưng trong đời sống chính trị hiện đại, chứng tỏ trình độ văn minh của một xã hội, sự dân chủ thực sự của xã hội đó. Vận động bầu cử tạo ra cho cử tri những phương án khác nhau để lựa chọn, đúng với bản chất của bầu cử là lựa chọn phương án tối ưu nhất vào thời điểm bầu cử.

Thực tế vận động bầu cử ở nước ta hiện nay còn mang tính hình thức, đơn điệu, mờ nhạt và đang mang tính chiếu lệ. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011, đã xuất hiện những ý kiến cho rằng có sự cạnh tranh không bình đẳng trong vận động bầu cử. Tuy nhiên, cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn chưa có cơ sở để xác định các hành vi vi phạm vận động bầu cử và cũng chưa có chế tài để xử lý các hành vi vi phạm này. Vì vậy, cần có nhận thức đúng đắn, có các quy định cụ thể hơn về vận động bầu cử và có cách thức tổ chức hợp lý, hiệu quả hơn để bảo đảm tính công bằng, bình đẳng trong vận động bầu cử. Cụ thể là:

Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của vận động bầu cử. Vận

động bầu cử là linh hồn của bầu cử tự do, tiến bộ và công bằng, nhưng có lẽ chúng ta chưa sẵn sàng cho vận động tranh cử. Tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên trong chế độ bầu cử chưa được chú ý và dường như chúng ta chưa nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong bầu cử có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nhất là trong điều kiện một đảng cầm quyền như ở nước ta. Do vậy, những qui định về đơn vị bầu cử, về số lượng đại biểu được bầu trong một đơn vị bầu cử, việc phân bổ ứng cử viên ở trung ương về ứng cử ở các

địa phương, về số dư cần được nghiên cứu, đổi mới theo hướng minh bạch và khuyến khích sự cạnh tranh dân chủ - một yếu tố không thể thiếu cho một chế độ bầu cử dân chủ.

Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về vận động bầu cử: một là, cần quy

định thống nhất về tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử, như quy định về số lượng cuộc tiếp xúc đối với mỗi người ứng cử; số lượng tối thiểu cử tri tham dự ở một cuộc tiếp xúc; nội dung, hình thức và thời gian ứng cử viên trình bày chương trình hành động trước hội nghị tiếp xúc cử tri, trách nhiệm cụ thể của chính quyền, cơ quan nhà nước có liên quan trong công tác vận động bầu cử; hai là, cần có quy định rõ về tiêu chuẩn và điều kiện đối với người tự ứng cử; ba là, xử lý vi phạm pháp luật đối với vận động bầu cử đối với cá nhân, tổ chức, đơn vị.

Bảo đảm tổ chức thực hiện vận động bầu cử trong thực tế: một là, những

người có tên trong danh sách ứng cử, không phân biệt chức vụ, địa vị công tác đều có quyền vận động bầu cử; hai là, trong quá trình vận động bầu cử, những người ứng cử được bảo đảm các điều kiện như nhau, từ kinh phí vận động bầu cử tới việc tiếp xúc cử tri hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; ba là, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tuyệt nhiên không phải là nơi những người ứng cử sử dụng diễn đàn để tranh giành cử tri, để xúc phạm, đả kích lẫn nhau, mà phải báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu dân cử.

Công khai rộng rãi, tăng cường giám sát của cử tri đối với đại biểu thông

qua chương trình hành động: Cử tri rất quan tâm người được bầu làm ĐBQH và

đại biểu HĐND sẽ thực hiện chương trình hành động của mình và những điều hứa hẹn khi vận động bầu cử. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời hứa của ứng cử viên sẽ là căn cứ để cử tri giám sát việc làm của ứng cử viên đó khi đã được bầu làm ĐBQH và đại biểu HĐND. Như thế, cũng cần phải có một cơ chế để miễn nhiệm những ĐBQH và đại biểu HĐND nào không giữ lời hứa trang trọng của mình trước cử tri, trước nhân dân lúc tiến hành vận động bầu cử.

Nghiên cứu cơ chế cho phép các ứng cử viên được vận động bầu cử trong một khuôn khổ nhất định. Nên thiết lập một ngân hàng dữ liệu, các trang web riêng cho các ứng cử viên, trong đó các thông tin về họ được lưu trữ và sẵn sàng được cung cấp một cách đầy đủ. Cử tri có nhu cầu tìm hiểu về ứng cử viên nào chỉ cần bấm vào một phím trên điện thoại, hoặc trên máy tính là có thể được đáp ứng toàn bộ thông tin. Ngoài ra, cũng nên cho phép các ứng cử viên tự “quảng cáo” về bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ đài, báo đến các hình thức áp phích, tờ rơi khác... ở một mức độ nhất định, được thẩm định bởi một tổ chức phụ trách bầu cử có thẩm quyền để đảm bảo tính chính xác và trung thực.

Phát huy vai trò tích cực của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình bầu cử, đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin về các ứng cử viên. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta chủ yếu mới chỉ dừng ở việc đưa tin một cách chung chung, còn ít quan tâm đến các ứng cử viên cụ thể. Với tư cách là nhánh “quyền lực thứ tư”, các phương tiện thông tin đại chúng cần phải cung cấp những thông tin có chiều sâu hơn, tiến tới phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng cử viên để giúp cử tri định hướng cho lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 63 - 69)