Thực trạng pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân qua cuộc bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 26 - 30)

cuộc bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004-2009

Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội khóa IX thông qua năm 1994 theo tinh thần của Hiến pháp 1992. Qua thực tiễn áp dụng, Luật đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 1994-1999 và nhiệm kỳ 1999-2004, tạo sơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiện toàn, củng cố tổ chức và hoạt động của chính quyền các cấp. Tuy nhiên, qua thực tiễn tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân qua hai nhiệm kỳ cho thấy Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như tiêu chuẩn, số lượng đại biểu; quyền bầu cử, ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử; quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chưa được cụ thể hóa và không phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Do đó, để quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của dân chủ đại diện, từng bước mở rộng và phát huy dân chủ trực tiếp của nhân dân ở các địa phương. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI tháng 11 năm 2003, Quốc hội thông qua Luật bầu cử đại

biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi). Luật cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp 1992 và được triển khai có hiệu quả trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009. Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được Quốc hội ban hành năm 2003 đã cơ bản khắc phục những vấn đề vướng mắc trong thực tế bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sửa đổi, bổ sung năm 1994, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, điều chỉnh tương đối phù hợp các quy định về số lượng cử tri tại mỗi khu vực bỏ phiếu; về thành viên tổ bầu cử; về thời hạn kết thúc cuộc bỏ phiếu; về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bầu cử ở Tổ bầu cử… Những điều chỉnh căn bản đó đã góp phần thành công trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009. Tuy nhiên, qua việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân còn cho thấy bộc lộ những quy định thiếu hợp lý, đó là:

Về thành lập khu vực bỏ phiếu của các đơn vị lực lượng vũ trang

Theo quy định tại Điều 57 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 thì: “các đơn vị lực lượng vũ trang thành lập khu vực bỏ phiếu riêng”. Như vậy, với những đơn vị vũ trang với quy mô nhỏ, số lượng cử tri ít mà thành lập một khu vực bỏ phiếu riêng thì sẽ không đảm bảo số lượng cử tri và trên thực tế, cũng không phải đơn vị lực lượng vũ trang nào cũng có thể liên kết với đơn vị cấp trên trong cùng một đơn vị hành chính để thành lập riêng một khu vực bỏ phiếu được vì như vậy sẽ gây khó khăn cho người đi bầu. Thực tế, có những đơn vị lực lượng vũ trang như đơn vị bộ đội biên phòng quân số ít thì sẽ gặp lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Về việc gửi biên bản và phiếu bầu

Điều 59 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “…Biên bản

kiểm phiếu được lập thành ba bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký Tổ bầu cử và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã,

phường, thị trấn”. Biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu khác về bầu cử là những tài liệu quan trọng và là căn cứ thiết yếu để đánh giá kết quả bầu cử, trúng cử của đại biểu trong khu vực bỏ phiếu. Trong những tài liệu đó thì phiếu bầu chỉ có duy nhất một bản. Vì vậy, quy định như trong Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Tổ bầu cử sẽ phải chuyển giao biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu và các tài liệu khác tới ba cơ quan, tổ chức là: Ban bầu cử, Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn là không hợp lý và không khả thi trong thực tế. Vì vậy, trong tổ chức thực hiện, Tổ bầu cử lúng túng không biết chuyển phiếu bầu cho cơ quan nào. Theo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bầu cử Hội đồng nhân dân do Chính phủ ban hành thì chỉ quy định Ủy ban nhân dân xã lưu trữ, quản lý số phiếu bầu không sử dụng đến đã được Tổ bầu cử niêm phong và không đề cập đến số phiếu đã được sử dụng.

Về việc hoãn hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định

Trên thực tế cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009 có một số khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử của nhiều tỉnh, thành phố đề nghị được tổ chức bỏ phiếu sớm hơn thời gian quy định. Cũng có một số đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu thuộc 4 huyện của tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị được hoãn ngày bỏ phiếu do chưa chuẩn bị kịp về nhân sự.

Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã không có quy định xác định cụ thể tổ chức phụ trách bầu cử nào có thẩm quyền xem xét, quyết định việc hoãn hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định. Trong khi đó, đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì có tới 3 Ban bầu cử khác nhau và có 3 Hội đồng bầu cử khác nhau và cả 6 tổ chức này cũng không có thẩm quyền trong việc quyết định hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn. Điều 54 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định:

Trong ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ

bầu cử phải lập tức niêm phong giấy tờ và hòm phiếu, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục. Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo Ban bầu cử biết để đề nghị Hội đồng bầu cử trình cơ quan có

thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đối chiếu với Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Chính phủ ban hành thì sự việc được giải quyết theo hướng Hội đồng bầu cử cấp tỉnh báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét. Tuy nhiên, qua thực tế hoãn ngày bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân tại 4 khu vực bỏ phiếu thuộc 4 huyện của tỉnh Bắc Ninh trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004-2009 cho thấy thì Chính phủ còn phải có sự thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan trung ương thì mới trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét.

Về thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Điều 22, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Hội đồng bầu cử hết nhiệm vụ sau khi đã trình biên bản tổng kết cuộc bầu cử và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá mới. Các Ban bầu cử, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu

cử”. Qua thực tế công tác bầu cử cho thấy các Ban bầu cử, Tổ bầu cử đối với bầu

cử đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn phải tiếp tục hoạt động sau khi Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử để thực hiện một số công việc về quyết toán kinh phí, giải quyết các vướng mắc phát sinh về kinh phí bầu cử…Vì vậy, việc thực hiện những quy định của luật hiện hành cũng gặp những vướng mắc tương tự như đối với thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 26 - 30)