Đổi mới nhận thức, nâng cao ý thức người dân về bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 58 - 63)

Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đ ại biểu HĐND các cấp thể hiện

hiện được quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lý Nhà nư ớc thông qua người đa ̣i diê ̣n c ủa mình . Thông qua bầu cử , nhân dân lựa ch ọn những người x ứng đáng nhất, thay mặt mình quyết đi ̣nh những vấn đề quan tro ̣ng của đất nước và nh ững vấn đề quan trọng ở địa phương. Bầu cử là cách thức cơ bản nhất, khởi đầu cho việc xây dựng bộ máy nhà nước.

Trong những nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ta đã quan tâm, chú trọng đến vấn đề bầu cử. Đổi mới, cải tiến cách thức bầu cử luôn được đề cập đến trong Đại hội toàn quốc của Đảng, trong các Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương. Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra yêu cầu cần “…hoàn thiện những

quy định về bầu cử, ứng cử, tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu Quốc hội và đại biểu

Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ [41, tr.134]. Đến đại hội

Đảng lần thứ X, Đảng đã đưa ra chủ trương “thực hiện bầu cử có số dư, mở rộng

quyền tiến cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong bầu cử và

bổ nhiệm cán bộ”[42, tr. 294]. Với mục đích bảo đảm sự đồng bộ, hợp lý của hệ

thống chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng trong các cơ quan nhà nước ở các cấp; tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức; phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, cử tri cả nước, tháng 01 năm 2007, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong cùng một năm (là năm đầu của mỗi kế hoạch 5 năm). Tuy nhiên, giữa các chủ trương lớn với công tác tổ chức triển khai trên thực tế cũng như kết quả đạt được vẫn còn khoảng cách khá lớn.

Xét từ phía Nhà nước, nhằm thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về bầu cử, chế độ bầu cử đã được hình thành t ừ những quy định trong các văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa . Từ đó đến nay, chế độ bầu cử ở nướ c ta đã t ừng bước được bổ sung , thay đổi để phù hợp hơn với thực tiễn . Các nội dung cơ bản về nguyên tắc bầu cử, quyền bầu cử, quyền ứng cử được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hoá trong

các Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện vào các năm 1960, 1964, 1980, 1992, 1997 và 2001), Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ban hành, sửa đổi, bổ sung vào các năm 1984, 1989, 1994 và 2003). Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 8 (năm 2010) Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân . Tuy nhiên , chế đô ̣ bầu cử ở nước ta hiê ̣n vẫn còn nhiều vấn đề đă ̣t ra cần đư ợc giải quyết , khắc phu ̣c . Nhiều quy đi ̣nh trong c ác văn bản pháp luật về về bầu cử vẫn còn nh ững bất câ ̣p , chưa tạo điều kiện thuận

lợi cho nhân dân phát huy cao nhất quy ền làm chủ của mình… Trong tổ chức

thực hiện bầu cử, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên từ trung ương đến địa phương đã ngày càng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của các cuộc bầu cử xét dưới nhiều góc độ từ việc bảo đảm cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu; chất lượng đại biểu; động viên nhân dân thực hiện quyền bầu cử; phát huy dân chủ trong bầu cử; bảo đảm an ninh, trật tự trong bầu cử… Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy các cuộc bầu cử vẫn ít nhiều mang tính hình thức. Không ít các cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức phụ trách bầu cử chưa thực sự phát huy tính chủ động, độc lập của mình trong thực hiện công tác tổ chức bầu cử, thực hiện một cách “chiếu lệ”, chạy theo thành tích…

Xét từ góc độ cử tri, có thể thấy số lượng cử tri tham gia bầu cử so với danh sách đăng ký ở Việt Nam thường chiếm tỷ lệ rất cao. Hầu hết các đơn vị bầu cử có số lượng cử tri đi bầu cử đạt tới trên dưới 90%, thậm chí một số nơi đạt tới 100%. Điều này ở các nước khác là rất khó, nếu như không nói là không thể có được. Như vậy, số công dân có quyền bầu cử đã nhiều, số cử tri đăng ký và thực tế đi bỏ phiếu cũng rất đông, càng chứng tỏ việc tổ chức bầu cử đã vận động và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cử tri tham gia bỏ phiếu. Tuy nhiên, sự quan tâm của một bộ phận dân chúng đối với các hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND chưa cao. Một số người xác định việc đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND chỉ như là một “nghĩa vụ” chính trị, làm cho

xong chứ chưa quan tâm tới việc tìm hiểu đầy đủ về các ứng cử viên mà họ sẽ bầu và kết quả của cuộc bầu cử. Điều này có thể do quan niệm cho rằng “ai trúng cử cũng được” hoặc mọi việc đã được an bài rồi. Song ở một khía cạnh khác cũng phải thừa nhận là điều kiện để cử tri (người bầu) hiểu biết về các ứng cử viên (người được bầu) mà họ sẽ lựa chọn cũng chưa nhiều.

Biểu đồ 3.1: Tƣ cách tham gia tại cuộc bầu cử Quốc hội gần nhất [44, tr. 11]

Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc đổi mới công tác bầu cử trước hết phải đổi mới nhận thức về bầu cử. Đánh giá đúng bản chất của bầu cử, nhận thức rõ về vị trí, vai trò của bầu cử sẽ là điểm khởi đầu. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước, các Tổ chức chính trị - xã hội và ngay cả cử tri cần có một cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của bầu cử trong đời sống chính trị.

Thứ nhất, cần nhận thức rằng, bầu cử là phương thức để người dân thực

hiện sự ủy quyền cho những người đại diện. Quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực do người dân uỷ nhiệm thông qua “khế ước xã hội”. Trong mối quan

hệ giữa nhà nước và người dân, thì người dân đóng vai trò là “ông chủ”, còn nhà nước đóng vai trò là người đại diện. Theo cách nói của Hồ Chí Minh, các quan chức trong bộ máy nhà nước chỉ là những “đầy tớ”, những “công bộc” của nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân thực hiện sự uỷ quyền, trao cho cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước trách nhiệm hành động dưới danh nghĩa của người dân và theo yêu cầu của người dân. Bầu cử cũng là cách thức để nhân dân kiểm soát bộ máy nhà nước, kiểm soát những người cầm quyền. Bằng hành vi bầu cử, người dân có thể tước bỏ quyền lực của những người không đủ năng lực hoặc tha hoá, biến chất và tìm những người có đức, có tài để uỷ thác quyền lực, thay mặt họ quản lý nhà nước và xã hội.

Thứ hai, cần phải coi bầu cử là một trong những định chế quan trọng nhất

của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là hoạt động chính trị cơ bản thể hiện quyền dân chủ của nhân dân. Bầu cử phải được xem là cách thức quan trọng nhất để tuyển chọn đội ngũ các nhà chính trị làm việc trong bộ máy công quyền, là kỳ sát hạch đối với năng lực của các ứng cử viên và đường lối, chính sách của Đảng. Đây cũng là một cơ chế hữu hiệu bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

Thứ ba, những quy định của pháp luật bầu cử, quy trình bầu cử cần phải

thể hiện được tính nhất quán giữa những cam kết về mặt chính trị với mục tiêu xây dựng một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” được ghi trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp cũng như trong các văn kiện của Đảng, với những triển khai, thiết kế cụ thể, chi tiết trong quá trình bầu cử, để người dân có thể trở thành chủ nhân thực sự của quyền lực nhà nước. Và chúng ta phải hiểu rằng, giữa lý thuyết và thực tế là cả một khoảng cách. Vì vậy, nếu thiếu quyết tâm chính trị, thiếu sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, khách quan và khoa học, thì những gì được áp dụng trên thực tế có thể sẽ không đúng với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Thứ tư, bầu cử còn là phương thức thực hiện sự kiểm soát quyền lực nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 58 - 63)