Về công tác hiệp thương trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 48 - 53)

2.2.3. Về công tác hiệp thương trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân

Trong tất cả các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu dân cử đã đã được luật hoá thành một quy trình với 5 bước khá chặt chẽ cụ thể, đó là các bước:

Bước một là tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (có dự kiến của UBTVQH đối với đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân và có sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp).

Bước hai là các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người của cơ quan, tổ chức đơn vị mình ra ứng cử.

Bước ba là tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú của người ứng cử.

Bước bốn là tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú của những người ứng cử.

Bước năm là tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử.

Nhìn chung, công tác hiệp thương trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định như: sau khi triển khai thực hiện 5 bước của quy trình hiệp thương, về cơ bản đã lựa chọn giới thiệu được những người ứng cử có đủ tiêu chuẩn đảm bảo được cơ cấu thành phần đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc để cử tri lựa

chọn bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân tham gia hoạt động trong cơ quan quyền lực nhà nước; số người được giới thiệu ứng cử luôn luôn nhiều hơn số đại biểu được bầu, đảm bảo ở mỗi đơn vị được bầu đều có số dư để cử tri lựa chọn (tránh tình trạng bầu tròn); có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính và các cơ quan tổ chức đơn vị được giới thiệu người ứng cử trong quá trình tổ chức 5 bước của quy trình hiệp thương nên đã đạt được kết quả đáng kể trong việc lập danh sách chính thức; góp phần quan trọng vào thành công của các cuộc bầu cử. Tuy nhiên, cũng qua thực tiễn triển khai công tác hiệp thương cho thấy việc hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân còn không ít hạn chế, tồn tại. Cụ thể như sau:

Một là, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân còn quy định quá

chung chung nên việc hiệp thương lựa chọn người ứng cử thiếu những chuẩn mực cụ thể dẫn đến một số nơi chất lượng người được giới thiệu ứng cử cũng chưa thật tốt.

Hai là, việc lấy ý kiến nhận xét và phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú,

nơi công tác của người được giới thiệu ứng cử theo quy định của pháp luật về bầu cử chỉ là để tham khảo nên chưa có cơ sở để lựa chọn từ tín nhiệm của cử tri và nhân dân.

Ba là, một số cuộc bầu cử và một số nơi do quá phụ thuộc vào cơ cấu,

nhất là cơ cấu kết hợp như (nữ, dân tộc, người ngoài đảng, trẻ tuổi…) nên làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng người ứng cử. Mặt khác, một số Uỷ ban MTTQ ở địa phương do quá phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ đảng trong công tác hiệp thương nên thiếu tính chủ động dẫn đến cuộc bầu cử nào cũng có tình trạng danh sách những người ứng cử từ hiệp thương lần thứ hai (lập danh sách sơ bộ) đến hiệp thương lần thứ ba (lập danh sách chính thức) là như nhau. Do vậy, đã làm giảm ý nghĩa của việc hiệp thương lựa chọn người ứng cử.

Bốn là, vấn đề người tự ứng cử luôn là một tồn tại, hạn chế trong tất cả các cuộc bầu cử có nhiều lý do trong đó có lý do quan trọng là pháp luật không quy định có một tỷ lệ đại biểu được bầu dành cho người tự ứng cử mà phân bổ hết số lượng đại biểu được bầu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nên người tự ứng cử không có chỗ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Năm là, việc kê khai tài sản đối với người được giới thiệu ứng cử theo quy

định của pháp luật thì không được công khai tại hội nghị nhận xét và tín nhiệm nơi công tác nơi cư trú của người ứng cử mà chỉ để lưu hồ sơ ứng cử, khi có đơn tố cáo mới xem xét. Đây là một hạn chế lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hiệp thương của MTTQ Việt Nam.

Qua thực tiễn triển khai công tác hiệp thương trong các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho thấy, các quy định trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cơ bản giống nhau. Để cụ thể hoá quy định của pháp luật về hiệp thương giới thiệu người ứng cử, trước mỗi kỳ bầu cử Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đều phối hợp với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội), với Chính phủ (đối với cuộc bầu cử đại biểu HĐND) để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ban hành quy trình hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ứng cử cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội trong từng thời kỳ. Qua nghiên cứu và từ thực tiễn cho thấy cơ bản về cả nội dung và hình thức của quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND là như nhau, chỉ khác một điểm duy nhất là ở cấp tổ chức thực hiện công tác hiệp thương. Chính vì vậy, thực tiễn đòi hỏi phải có một luật chung về bầu cử và một quy trình hiệp thương cụ thể. Theo quy định hiện hành tại hai luật về bầu cử, công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đều được quy định thành một mục trong chương “ứng cử và hiệp thương giới thiệu người ứng cử”. Tại mục này có quy định về việc tổ chức ba hội nghị hiệp thương. Trong đó Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất là thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được

bầu làm đại biểu và quy định về thành phần hội nghị hiệp thương. Tuy nhiên, chỉ có khác nhau ở một điểm là hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội thì diễn ra ở cả trung ương và cấp tỉnh. Còn hội nghị hiệp thương bầu cử đại biểu HĐND chỉ tổ chức tại các cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã). Tương tự như hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai, lần thứ ba đều giống nhau về thành phần và trình tự, thủ tục tiến hành hội nghị hiệp thương. Vì vậy, khi xây dựng thành một luật về bầu cử thì có thể vẫn quy định nội dung mục này trong chương “ứng cử và hiệp thương giới thiệu người ứng cử” hoặc quy định thành một chương riêng, nhưng về nội dung vẫn bao gồm những nội dung cụ thể như: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu trên cơ sở người được bầu của cơ quan tổ chức, đơn vị mình; Cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ số lượng người ứng cử tiến hành giới thiệu người của cơ quan, đơn vị mình ra ứng cử; Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử; Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú của những người ứng cử đại biểu và quy định trách nhiệm xác minh và trả lời những ý kiến của cử tri nêu ra hoặc đơn tố cáo đối với người trong danh sách ứng cử; Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức người ứng cử. Nếu quy định trong luật những nội dung nêu trên về công tác hiệp thương giới thiệu người ứng cử có tính chất nguyên tắc “Luật khung” thì nhất thiết phải xây dựng và ban hành một quy trình hiệp thương riêng nhằm cụ thể hoá các quy định về hiệp thương bầu cử trong luật thì Uỷ ban MTTQ các cấp mới tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bởi lẽ công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử theo quy định của pháp luật là thuộc quyền và trách nhiệm của ủy ban MTTQ các cấp. Tuy nhiên, để thực hiện được thì rất cần những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan như: sự phối hợp của chính quyền các cấp trong việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi những người ứng cử đại biểu cư trú; các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức mình giới thiệu người ứng cử; trách nhiệm xác minh và trả lời về những

việc do cử tri nêu hoặc có đơn tố cáo đối với người ứng cử… Để tránh tình trạng phải có nhiều văn bản hướng dẫn mới tổ chức được luật hoặc pháp lệnh khi có hiệu lực thi hành, nhất là đối với Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND. Do vậy, cần nghiên cứu để đưa quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử vào luật về bầu cử thành một chương và khi luật được ban hành, có hiệu lực thi hành thì quy trình hiệp thương được thực hiện theo luật mà không cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành, như vậy sẽ góp phần bảo đảm tính thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử. Mặt khác cũng góp phần đổi mới công tác lập pháp của Quốc hội và đảm bảo tính ổn định của pháp luật về bầu cử, tránh tình trạng mỗi kỳ bầu cử là một lần sửa luật, xây dựng và ban hành quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử, vừa tốn kém tiền của, thời gian, công sức vừa khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện bầu cử. Một vấn đề quan trọng khác, đó là qua thực tiễn nhiều cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thời gian qua, mỗi lần bầu cử, ngoài việc xây dựng và ban hành quy trình hiệp thương, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam còn phải cùng với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú của những người ứng cử. Vì vậy, khi xây dựng một luật về bầu cử rất cần thiết phải thiết kế một chương về quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử và tại chương này cần phải quy định thật cụ thể việc tổ chức hội nghị nơi cư trú, nơi công tác của những người ứng cử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện công tác hiệp thương bầu cử. Để tránh việc tổ chức nhiều hội nghị cử tri nơi cư trú của những người ứng cử, trong luật cần quy định rõ: trường hợp có nhiều người ứng cử thuộc nhiều cấp khác nhau mà cư trú ở cùng một xã, phường, thôn, bản, tổ dân phố thì chỉ tổ chức một hội nghị để lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm đối với tất cả những người ứng cử ở nơi đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)