Về ngày bầu cử và trình tự bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 55 - 56)

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật. Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu tiến hành liên tục từ bảy giờ đến mười chín giờ, tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định bỏ phiếu sớm hơn và muộn hơn nhưng không được bắt đầu trước năm giờ và kết thúc quá hai mươi hai giờ cùng ngày. Những trường hợp vì lý do đặc biệt thì có thể quyết định tổ chức bầu cử sớm hoặc muộn hơn so với ngày đã được ấn định.

Theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp, cử tri phải trực tiếp đi bầu, trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu trừ trường hợp không thể tự viết, không thể tự bỏ phiếu thì nhờ người khác viết hộ, bỏ phiếu hộ. Đối với các trường hợp cử tri bị ốm đau, già yếu, tàn tật không đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.

Về cơ bản, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có các quy định tương đối chặt chẽ, cụ thể về ngày bầu cử và trình tự các bước thực hiện bầu cử, tạo điều kiện thuận lợi cho đa số cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình. Tuy vậy, so sánh các quy định trong hai luật cũng như thực tiễn áp dụng cho thấy vẫn còn có các bất cập nhất định như: thời gian ấn định ngày bầu cử; thẩm quyền quyết định bầu cử sớm hơn so với ngày bầu cử đã được ấn định; việc kết thúc cuộc bỏ phiếu khi đã có 100% cử tri đi bầu cử; về cách thức bỏ phiếu; bảo đảm quyền bầu cử cho cử tri vãng lai…

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)