Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền bầu cử, quyền ứng cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 75 - 78)

Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền chính trị - pháp lý cơ bản của công dân đã được pháp luật thừa nhận. Để bảo đảm quyền bầu cử, quyền ứng cử của người dân trong điều kiện đổi mới chế độ bầu cử, phát huy dân chủ, cần tập trung vào việc nghiên cứu, sửa đổi 3 vấn đề cơ bản sau đây:

3.2.3.1. Về độ tuổi bầu cử, ứng cử

Nên qui định công dân từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử thay cho qui

định công dân đủ 18 tuổi mới có quyền bầu cử như hiện nay, bởi lẽ: i) Theo Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000, công dân nữ từ 18 tuổi trở lên có thể kết hôn. Không cần căn cứ vào kết quả của y học để chứng minh mối liên hệ giữa độ tuổi và khả năng nhận thức, chỉ cần tư duy theo lối lôgíc thông thường cũng thấy rằng: chẳng lẽ công dân đã trưởng thành (vì đủ tuổi kết hôn), lại chưa “đủ khôn” để thực hiện quyền bầu cử? ii) Sắc lệnh số 51 ngày 17.10.1945 ấn định thể lệ

Tổng tuyển cử quy định công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

Các văn bản pháp luật bầu cử tiếp sau đó đều qui định về độ tuổi như vậy. Từ năm 1983 khi ban hành Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến nay các luật

về bầu cử đều quy định công dân đủ mười tám tuổi trở lên mới có quyền bầu cử

đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân

dân”. Điều này chưa phản ánh đúng thực tế phát triển của xã hội, sự phát triển của người Việt Nam hiện nay có xu hướng trưởng thành sớm hơn so với trước đây. Do vậy, nếu không hạ độ tuổi, nên giữ qui định về độ tuổi như trước đây sẽ hợp lý hơn. iii) Nhiều nước trên thế giới có xu hướng mở rộng quyền bầu cử bằng cách hạ độ tuổi xuống. Độ tuổi có quyền bầu cử phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là từ 18 tuổi (cứ không phải tròn 18 tuổi như pháp luật bầu cử nước ta hiện nay), thậm chí có một số nước qui định từ 15, hoặc 16 tuổi (như hầu hết các bang của Đức, ba bang của Áo, áp dụng trong các cuộc bầu cử tại bang qui định công dân 16 tuổi có quyền bầu cử); iiii) Khi “trẻ hóa” cử tri, đó cũng là một biện pháp để trẻ hóa đại biểu dân cử - một trong những định hướng về công tác cán bộ

ở nước ta trong thời gian qua, vì cử tri trẻ tuổi có xu hướng bầu cho những ứng cử viên trẻ tuổi. Ngoài ra, khi qui định như vậy, phần nào tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các tổ chức trong việc lập danh sách cử tri, vì chỉ cần căn cứ vào năm sinh (tuổi), chứ không cần chú ý về ngày hoặc tháng sinh của cử tri. Tương tự

như vậy, đối với quyền ứng cử (bầu cử thụ động), nên qui định công dân từ 21

tuổi trở lên (thay cho đủ 21 tuổi trở lên như qui định của pháp luật bầu cử hiện

nay) có thể được bầu làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Hội đồng các cấp.

3.2.3.2. Về quyền tự ứng cử

Pháp luật về bầu cử hiện nay có qui định cho công dân tự ứng cử, nhưng dường như chúng ta chưa sẵn sàng cho một sân chơi bình đẳng, công bằng giữa các ứng cử viên tự ứng cử với các ứng cử viên được đề cử, nhất là với các ứng cử viên được Đảng giới thiệu; hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, thậm chí còn manh mún, lộn xộn, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ứng cử viên và cũng chưa có biện pháp đảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm. Cơ cấu cho tự ứng cử còn rất thấp. Có ý kiến cho rằng, về thể chế, chủ trương, tâm lý xã hội và hành lang pháp lý chưa sẵn sàng cho các cá nhân tự ứng cử.

Với câu hỏi “Theo Ông (Bà) nên quy định số ứng cử viên ở mỗi đơn vị bầu

cử nhiều hơn số đại biểu được bầu là bao nhiêu thì hợp lý”, kết quả điều tra nghiên

cứu thu được cho thấy 66% số người được hỏi chiếm đa số lựa chọn phương án “Có

số lượng cụ thể”, chỉ có 26% chọn phương án “Không hạn chế số lượng”; số còn

lại chọn phương án “Khó trả lời” với 8% tỷ lệ người được hỏi. Điều này phản ánh

nhận định chung của đa số người được hỏi là, số lượng người tự ứng cử nên được giới hạn với một con số cụ thể nhất định [44, tr. 23].

Một vấn đề nữa là pháp luật nước ta không quy định cụ thể các điều kiện tự ứng cử. Nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số nước cho thấy pháp luật về bầu cử có quy định rõ các điều kiện để một công dân được quyền nộp hồ sơ tự ứng cử như: thời hạn cư trú, công tác; thu thập chữ ký của cử tri (ở Trung Quốc, ứng cử viên phải thu thập được ít nhất 10 chữ ký của cử tri, ở Ôxtralia là 50 cử tri, ở Bỉ là 200 đến 500 cử tri); nộp tiền đặt cọc và hoàn lại khi đạt được tỷ lệ phiếu nhất định trong cuộc bầu cử (ở Anh là 500 bảng, ở Pháp là 1000 frăng; ở Nhật là 2 triệu yên để ứng cử vào Hạ viện, 4 triệu yên để ứng cử vào Thượng viện); sự giới thiệu của đại biểu khoá trước (Luật bầu cử nghị viện Đan Mạch quy định người ứng cử tự do phải thu thập được ít nhất 150 chữ ký của cử tri và được ít nhất 1 nghị sỹ khoá trước giới thiệu). Theo khảo sát của EPIC, tính đến cuối 2005, có 57 quốc gia (47%) qui định các đảng phái chính trị phải lấy được một lượng chữ ký nhất định của cử tri, có 31 quốc gia (25%) qui định các đảng phái phải “đặt cược” một số tiền nhất định; đối với các ứng cử viên tự do, có 68 nước (56%) qui định phải có tối thiểu một lượng chữ ký, 47 nước (38%) qui định phải đặt tiền cược, 26 nước (21%) qui định các điều kiện khác.

Có thể thấy, việc quy định điều kiện để tự ứng cử về mặt hình thức đã làm hạn chế phần nào quyền tự ứng cử của công dân. Nhưng thực tế cho thấy các quy định này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân khi nộp đơn ứng cử, hạn chế tình trạng ứng cử tuỳ tiện. Nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài áp dụng vào Việt Nam đối với vấn đề này là rất cần thiết để hạn chế những bất cập về tự ứng cử như trong các cuộc bầu cử vừa qua. Nên

chăng, cần quy định các điều kiện về thu thập chữ ký của cử tri, được đại biểu Quốc hội khoá trước giới thiệu… là những yếu tố ban đầu đánh giá sự tín nhiệm của cộng đồng, xã hội đối với ứng cử viên. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi phải có sự xem xét cẩn trọng để bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.

Một số vấn đề khác cũng cần được quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như qui định những người tạm giam có quyền bầu cử, vì hạn chế quyền bầu cử đối tượng này không là giải pháp hợp lý. Trong các trại tạm giam nên thành lập các khu vực bỏ phiếu riêng. Sửa đổi các qui định của hai Luật bầu cử cho thống nhất với Hiến pháp về việc không phân biệt thành phần xã hội, không phân biệt thời hạn cư trú; hoặc nếu coi các qui định của Luật bầu cử là hợp lý, thì cần sửa đổi Hiến pháp cho thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn ths luật 60 38 01 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)