Giải pháp về tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 102 - 104)

niên phạm tội

Thơng qua thực tiễn tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án NCTN phạm tội của Tịa án có thể thấy hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PL cho NCTN là vô cùng quan trọng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PL về đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện và tội phạm xâm hại trẻ em là hoạt động truyền thơng, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cƣ, mọi lứa tuổi để mọi ngƣời hiểu biết các quy định của PL về lĩnh vực này, nhằm nâng cao trách nhiệm của trẻ em nói chung, NCTN nói riêng và của tồn xã hội đối với việc giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn NCTN phạm tội và tội phạm xâm hại trẻ em. Văn kiện Đại hội VI nhấn mạnh: “Coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật” và “cần sử dụng nhiều hình thức, biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức PL cho nhân dân” [6]. Do vậy, phải coi đây là biện pháp cơ bản, thƣờng xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp bảo đảm quyền trẻ em. Giáo dục PL là hoạt động định hƣớng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tƣợng giáo dục nhằm mục đích hình thành sâu sắc và mở rộng ở họ tri thức PL, hình thành tình cảm và lịng tin đối với PL, hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự phù hợp với các yêu cầu của HTPL. Vậy đối tƣợng đƣợc giáo dục PL đó là: Trẻ em và NCTN trong nhà trƣờng, cộng đồng dân cƣ, tập thể lao động, trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trƣờng giáo dƣỡng, cán bộ các cơ quan bảo vệ PL, các cơ quan hữu quan có liên quan đến công tác quản lý, giáo dục trẻ em và NCTN; các tầng lớp nhân dân trong đó có thành viên gia đình của họ.

Nội dung giáo dục PL cho các đối tƣợng trên phải có phạm vi tƣơng đối rộng và tƣơng đối đặc thù nhƣ:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Công ƣớc quốc tế và văn bản PL quốc tế về quyền trẻ em; các văn bản PL của Nhà nƣớc về quyền trẻ em, về đấu tranh phòng chống tội phạm NCTN và tội phạm xâm hại trẻ em, cho trẻ em vị thành niên.

- Tình hình NCTN vi phạm PL và tội phạm xâm hại trẻ em cũng nhƣ những vi phạm PL trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự có ngƣời làm chứng là trẻ em tham gia.

Để công tác giáo dục PL đạt hiệu quả thì việc tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung trên là chƣa đủ, cịn phụ thuộc vào hình thức giáo dục PL. Theo tác giả cần phải thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến PL sau:

- Tổ chức giáo dục PL cho NCTN phạm tội trong các nhà trƣờng từ bậc tiểu học trở lên, trên cơ sở kết hợp môn giáo dục công dân với các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Nhà trƣờng phải tạo điều kiện để các ngành chức năng phổ biến kiến thức về lĩnh vực này nhằm hình thành ở các em ý thức tơn trọng PL nhƣ: không đánh nhau, đua xe, gây rối trật tự công cộng, đánh bạc, khơng xem các loại sách báo, băng hình trang web có nội dung khơng lành mạnh…

- Tổ chức các câu lạc bộ PL, các cuộc thi tìm hiểu PL về trẻ em và NCTN, đƣa các văn bản PL quy định về quyền trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm NCTN, tội phạm xâm hại trẻ em vào tủ sách PL theo chƣơng trình của Bộ tƣ pháp.

- Tuyên truyền, phổ biến PL thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ: Báo hình, báo viết, báo nói, tờ rơi, tranh, sách bỏ túi, các loại hình nghệ thuật… tăng cƣờng các chuyên mục PL về lĩnh vực này, có nhiều phóng sự điều tra sâu sắc, tồn diện, có hệ thống và đặc biệt lƣu ý phổ biến các phƣơng thức, thủ đoạn xúi giục lôi kéo NCTN vào con đƣờng phạm tội, hậu quả và các hình thức xử lý nhƣ thế nào… phổ biến các biện pháp tự bảo vệ đối với trẻ em để tránh các hành vi xâm hại, tấn công của ngƣời khác…

- Tuyên truyền, phổ biến PL thông qua đội ngũ tuyên truyền viên (do Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội xây dựng). Đó chính là các em đã tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn ngày, tham gia các diễn đàn trong nƣớc và trên khu vực. Bởi chính các em trong đội ngũ này là những ngƣời hơn ai hết hiểu đƣợc những tâm tƣ, nguyện vọng của trẻ em.

Để nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục PL phịng chống tội phạm do NCTN gây ra thì Đảng và Nhà nƣớc cần phải đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục PL thuộc Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, giáo viên giảng dạy PL trong các nhà trƣờng, phóng viên, biên tập viên các chuyên mục của báo PL, các tổ chức nghề nghiệp khác… trên qui mơ tồn quốc.

3.3.5. Giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với người chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)