Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử sơ thẩm đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội qua thực tiễn ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 67 - 70)

với ngƣời chƣa thành niên phạm tội qua thực tiễn ở tỉnh Nghệ An

Tranh tụng tại phiên tòa là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, đây khơng chỉ là u cầu của việc bảo đảm tính dân chủ, cơng bằng giữa những ngƣời tham gia tố tụng với Viện kiểm sát, mà kết qủa tranh tụng tại phiên tòa là căn cứ để HĐXX, Kiểm sát viên, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự xác định sự thật vụ án. Trong những năm qua thực trạng thực hiện tranh tụng tại tòa trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của TAND tỉnh Nghệ An nhìn chung đạt kết quả cao, có nhiều ƣu điểm. Nhằm thực hiện nhiệm vụ cải cách tƣ pháp do Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” của Bộ chính trị. Với nhiệm vụ xét xử vụ án, TAND đóng vai trị rất quan trọng trong q trình giải quyết vụ án. Có thể nói, một nửa kết quả của việc giải quyết vụ án nằm ở giai đoạn xét xử. TAND tỉnh Nghệ An đã thực hiện đổi mới một bƣớc thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở quy định của Bộ luật TTHS và theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Tòa án đã tạo điều kiện, bảo đảm cho những ngƣời tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ,

nhất là đối với bị cáo là NCTN. Việc phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa và các chứng cứ trong hồ sơ.

Theo thống kê sơ bộ của Đoàn luật sƣ tỉnh Nghệ An trƣờng hợp bị cáo là NCTN nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình (bào chữa chỉ định), nhƣ sau: Trong năm 2014 có 126 trƣờng hợp; năm 2015 có 306 trƣờng hợp; năm 2016 có 337 trƣờng hợp; năm 2011 có 140 trƣờng hợp. Những số liệu thống kê trên tuy chƣa phải là một con số đầy đủ, chính xác nhƣng kết quả thống kê cho chúng ta thấy đƣợc các Đoàn luật sƣ tỉnh Nghệ An đã phối hợp tốt, đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng về việc cử ngƣời bào chữa chỉ định; khơng có trƣờng hợp nào bị từ chối, gây cản trở cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc ngƣời bào chữa tham gia tranh tụng đặc biệt đối với những vụ án mà bị cáo là NCTN phạm tội đã giúp cho hoạt động xét xử sơ thẩm tại tịa đảm bảo tính dân chủ hơn và tình trạng oan sai từng bƣớc đƣợc khắc phục, nhờ sự tham gia tranh tụng của luật sƣ. Cũng qua số liệu trên, cho chúng ta thấy đƣợc các cơ quan tiến hành tố tụng đã bảo đảm chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo là NCTN trong những trƣờng hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có Ngƣời bào chữa. Nhìn chung, các cơ quan và ngƣời tiến hành tố tụng đã nhận thức đúng đắn và toàn diện về những đặc điểm đặc thù của tội phạm là NCTN, vì vậy, khi tiến hành xét xử, họ đã thận trọng, vận dụng đúng quy định của pháp luật trong việc tranh tụng tại tòa đối với từng trƣờng hợp cụ thể.Trong quá trình xét xử tại tịa, HĐXX ln tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ngƣời bào chữa, gia đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN.

Thứ nhất, đối với hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên

Trong những năm qua nhìn chung hoạt động tranh tụng tại tòa của Kiểm sát viên đã có những chuyển biến tích cực nhƣ: Đa số nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa đƣợc HĐXX chấp nhận và những ngƣời

tham gia phiên tịa đồng tình. Chất lƣợng thực hành quyền cơng tố tại phiên tòa xét xử NCTN phạm tội ngày càng tăng, Kiểm sát viên đã chủ động tham gia xét hỏi và thẩm tra tài liệu, chứng cứ để buộc tội và bảo vệ cáo trạng, tham gia tranh luận và đối đáp với Luật sƣ, với các thành phần tham gia tố tụng khác nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án đã tăng rõ rệt. Tuy nhiên, một số Kiểm sát viên khi trành bày luận tội và đối đáp trong tranh luận chƣa chặt chẽ và thiếu bình tĩnh, tự tin, xử lý tình huống phát sinh tại phiên tịa cịn lúng túng, một số Kiểm sát viên cịn có tâm lý ngại tranh luận với Luật sƣ, thái độ hoặc né tránh các vấn đề,nóng nảy, thiếu kiềm chế thể hiện sự phê phán, cơng kích nhau làm khơng khí phiên tịa thiếu nghiêm trang, căng thẳng, khơng phù hợp với văn hóa ứng xử tại phiên tịa. Tình trạng Kiểm sát viên không tập trung theo dõi quá trình xét hỏi tại phiên tịa, khơng ghi chép các quan điểm khác nhau về từng vấn đề cần tranh luận, đối đáp với ngƣời bào chữa, bị cáo và những ngƣời tham gia tố tụng khác nên không đối đáp hoặc đáp lại khơng hết (thậm chí né tránh) các vấn đề về vụ án mà quan điểm của họ khác với quan điểm của Kiểm sát viên.

Thứ hai, đối với hoạt động tranh tụng của ngƣời bào chữa

Có thể thấy, chất lƣợng bào chữa choa NCTN phạm tội tại phiên tịa nhìn chung chƣa cao, rất ít Luật sƣ đƣa ra những tài liệu, chứng cứ có tính thuyết phục để bảo vệ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Hầu hết các Luật sƣ mới chỉ dựa vào hồ sơ vụ án và tìm ra trong đó những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Cịn khơng ít trƣờng hợp Luật sƣ khơng nhất quán trong quan điểm bào chữa, viện dẫn những điều luật đã lạc hậu, những văn bản đã bị bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi. Có trƣờng hợp Luật sƣ tranh luận gay gắt, tạo ra khơng khí căng thẳng, thiếu văn hóa pháp lý tại phiên tịa. Luật sƣ thƣờng tập trung vào việc phê phán các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập các tài liệu, chứng cứ nhƣ: Chỉ ra những mâu thuẫn không đáng

kể trong hồ sơ, những vi phạm thủ tục nhỏ… Một số Luật sƣ chƣa thực hiện đúng nghĩa vụ của ngƣời bào chữa theo quy định của Bộ luật TTHS, chỉ tập trung vào chứng cứ chứng minh theo hƣớng nhẹ tội cho bị cáo, thậm chí theo hƣớng bị cáo khơng có tội, nên việc đƣa ra các chứng cứ, lập luận khơng khách quan, khơng có căn cứ pháp luật, cách đặt câu hỏi thƣờng mớm cho bị cáo khai.

Thứ ba, đối với hoạt động tranh tụng của bị cáo

Trong thực tiễn xét xử vụ án hình sự đối với NCTN phạm tồi thì đa phần các bị cáo không tranh luận trực tiếp với Kiểm sát viên mà chủ yếu thông qua ngƣời bào chữa, bởi hầu hết NCTN phạm tội là những ngƣời thiếu kiến thức pháp lý, khả năng lý luận và hiểu biết chƣa đƣợc cao. Trong một số trƣờng hợp NCTN có những lý lẽ (có thể là chƣa phù hợp với thực tế khách quan) nhằm bào chữa cho hành vi phạm tội của mình đối đáp lại quan điểm của Kiểm sát viên thì thƣờng bị coi là có thái độ khơng thành khẩn nhận tội và nhiều trƣờng hợp đã đƣợc nhận định trong bản án để đánh giá nhân thân của bị cáo…

Thực trạng trên do những nguyên nhân khác nhau, khi chúng ta đánh giá đúng nguyên nhân, phân tích kỹ những hạn chế là cần thiết và có ý nghĩa để đề ra những giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)