Nghệ An
Trong những năm gần đây Nghệ An đang có bƣớc chuyển mình ở nhiều lĩnh vực. Sự chuyển biến đó phù hợp với xu hƣớng phát triển và hội nhập quốc tế, cơng tác giáo dục nâng cao trình độ chun mơn và văn hóa nói chung đối với cán bộ trong tỉnh đƣợc quan tâm, chú trọng ở tất cả các ngành, trong đó có cán bộ ngành Tịa án. Để đảm bảo hoạt động ADPL trong xét xử sơ thẩm nói chung và xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của TAND tỉnh Nghệ An nói riêng đạt chất lƣợng và hiệu quả thì việc kiện tồn tổ chức bộ máy là việc làm có vai trị và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi nói đến cơng tác tổ chức, suy cho cùng là nói đến con ngƣời, đó là những chủ thể trực tiếp của hoạt động ADPL trong phiên tòa xét xử sơ thẩm. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cơng việc có thành cơng hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Về cơ bản Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của Tòa án các cấp đủ năng lực để ADPL trong xét xử hình sự. Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tăng cƣờng khả năng tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ ADPL cho Thẩm phán, công tác bồi dƣỡng kiến thức pháp lý cho Hội thẩm nhân dân đƣợc tăng cƣờng. Vì vậy đây là điều kiện để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tuy vậy, trong đào tạo bồi dƣỡng kiến thức cũng cịn có nhiều khiếm khuyết, thiếu hụt, nhƣ việc đào tạo kiến thức tâm lý, giáo dục là những đòi hỏi đặt ra cho ngƣời Thẩm phán, Hội thẩm khi ADPL để xử lý NCTN phạm tội. Quá trình vận hành của bộ máy vẫn cịn nhiều tồn tại, yếu kém nhƣ: công tác tổ chức ở một số đơn vị cấp huyện vẫn chậm đƣợc kiện toàn và đổi mới; việc
sắp xếp cán bộ có lúc, có nơi chƣa hợp lý, vì vậy chƣa phát huy đƣợc hết năng lực, sở trƣờng của từng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ đã đƣợc đầu tƣ, quan tâm thỏa đáng và thực hiện theo hƣớng đồng bộ nhƣng chƣa chuyên sâu và đạt hiệu quả cao.
Nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại về công tác tổ chức bộ máy cán bộ của ngànhTòa án trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần thực hiện những giải pháp sau:
- TAND Tối cao tiếp tục chỉ đạo toàn ngành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị theo đúng quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 và yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử, đặc biệt là yêu cầu của việc tăng thẩm quyền cho các đơn vị cấp huyện theo quy định Bộ luật TTHS. Trƣớc mắt TAND tỉnh Nghệ An tập trung chỉ đạo TAND các huyện rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy làm việc của các đơn vị đã có quyết định mở rộng thẩm quyền xét xử, đảm bảo đủ về số lƣợng và đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng. Về lâu dài theo chiến lƣợc cải cách tƣ pháp của Bộ chính trị, lãnh đạo tỉnh cần nghiên cứu mơ hình tổ chức ngành Tịa án sao cho tinh gọn mà hiệu quả, giúp cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chủ động trong việc xét xử các vụ án nói chung và xét xử vụ án NCTN phạm tội nói riêng.
- Hiện nay, TAND Tối cao và các cơ quan có thẩm quyền đang xúc tiến thành lập Tịa án gia đình và NCTN, đây là Tòa án chuyên trách trong hệ thống TAND. Tịa án gia đình và NCTN có nghĩa vụ xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là ngƣời ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi. Nếu trong thời gian tới Tịa án gia đình và NCTN đƣợc thành lập thì việc xét xử sẽ quy mơ và chuyên sâu về chuyên môn hơn, đội ngũ cán bộ Thẩm phán mới ra đời đáp ứng việc chuyên mơn hóa hoạt động xét xử của Tòa án; giúp cho việc giải quyết vụ án đảm bảo tính khách quan, kịp thời, chính xác; góp phần củng cố lịng tin của nhân dân vào các cơ quan tiến hành tố tụng.