Thực trạng lựa chọn quy phạm pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)

đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Nghệ An

Quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách PL của Nhà nƣớc, thực hiện tập trung thống nhất sự chỉ đạo của TAND Tối cao, TAND ở tỉnh

Nghệ An đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong Tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ, mở nhiều hòm thƣ tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, đặc biệt tội phạm đối với NCTN trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ PL trong việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm nhằm hạn chế bỏ lọt tội phạm; qua đó nắm đƣợc tƣơng đối đầy đủ tình hình vi phạm PL và tội phạm để tìm ra biện pháp tối ƣu đẩy lùi hiện tƣợng đó ra khỏi đời sống xã hội.

Tịa án nhân dân hai cấp trong tỉnh ln quán triệt và xác định NCTN tội là đối tƣợng đặc biệt, khi ADPL cả về hình thức và nội dung, ngoài những nguyên tắc chung thì cần chú trọng và đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc, các quy định riêng. Việc ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội phải đảm bảo đƣờng lối nhân đạo, khoan hồng trong chính sách hình sự của Nhà nƣớc ta. Kết quả đạt đƣợc trong hoạt động ADPL đối với NCTN phạm tội của TAND ở tỉnh Nghệ An những năm vừa qua thể hiện cụ thể ở các mặt sau:

Trong 5 năm qua, án sơ thẩm đối với ngƣời chƣa thành niên ở cả hai cấp xét xử của Tòa án không để xảy ra oan sai, việc hủy án sơ thẩm đƣợc hạn chế tối đa. Nhìn chung, việc ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội đã tuân thủ theo đúng quy định về trình tự, thủ tục cũng nhƣ các nguyên tắc khi xét xử, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội. Để đạt đƣợc kết quả trên, trƣớc hết trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, các Thẩm phán đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ cả về tính hợp pháp của thủ tục tố tụng và các chứng cứ chứng minh tội phạm. Qua nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán đã phát hiện những thiếu sót cả về tố tụng và nhiều chứng cứ quan trọng để quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân theo hƣớng dẫn tại Điều 4 Thông tƣ liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/08/2010 của

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, TANDTối cao hƣớng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật TTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Thực tế, trong thời gian qua, số lƣợng các vụ án có NCTN phạm tội phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên địa bàn tỉnh Nghệ An khơng nhiều. Trong q trình nghiên cứu hồ sơ vụ án nhiều Thẩm phán đã phát hiện trao đổi kịp thời với Viện kiểm sát khắc phục các thiếu sót về thủ tục tố tụng và chứng cứ mà không cần thiết phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhất là các thiếu sót liên quan tới thủ tục yêu cầu hoặc từ chối ngƣời bào chữa cho NCTN; chứng cứ xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Thông qua việc nghiên cứu kĩ độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần, khả năng nhận thức về hành vi phạm tội; có ngƣời xúi giục khơng; nguyên nhân, điều kiện phạm tội; hồn cảnh, động cơ, mục đích của ngƣời phạm tội; tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết quan trọng khác có ảnh hƣởng đến quyết định hình phạt nhƣ nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; có hay khơng có ngƣời bảo lãnh…, Thẩm phán đƣợc phân cơng giải quyết vụ án đã có đề xuất đúng đắn và phù hợp trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với NCTN phạm tội theo đúng quy định tại Điều 303 Bộ luật TTHS. Hoặc nếu xét thấy khơng cần thiết thì giao bị cáo cho ngƣời đại diện hợp pháp hoặc ngƣời đỡ đầu giám sát. Cũng trong giai đoạn này, các Thẩm phán đƣợc phân công đã luôn chú trọng tới việc thu thập các tài liệu, chứng cứ mới, phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi nội dung của vụ án để có hƣớng giải quyết đúng đắn, khách quan.

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, Tịa án cấp sơ thẩm ln tn thủ các quy định của pháp luật TTHS, đồng thời ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử đúng quy định tại khoản 1 Điều 307 Bộ luật TTHS năm 2003 (Bộ luật TTHS 2015 vẫn duy trì quy định này tại Điều khoản 1 Điều 423). Đảm bảo yêu cầu

có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Do làm tốt công tác chuẩn bị trên, nên khi mở phiên tịa xét xử sơ thẩm rất ít trƣờng hợp hỗn phiên tịa vì lý do thành phần HĐXX khơng đảm bảo hoặc ngƣời tham gia tố tụng không đúng quy định.

Trong quá trình diễn ra của phiên tòa, HĐXX đã thực hiện đúng các quy định về trình tự thủ tục, xác định đúng độ tuổi của bị cáo tại phiên tòa và độ tuổi của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội để ADPL về hình thức và nội dung đƣợc chính xác hơn. Các bị cáo là NCTN khi xét xử đều đƣợc đảm bảo quyền bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS và sự có mặt của đại diện gia đình, nhà trƣờng, tổ chức (Bộ luật TTHS 2015 quy định chi tiết nội dung này trong Điều 76). Vì vậy mà hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đƣợc phát huy hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Hầu hết các phiên tịa diễn ra cơng khai, để thấy đƣợc sự khách quan, công tâm của những ngƣời tiến hành tố tụng.

Mặt khác, để có thể lựa chọn QPPL phù hợp áp dụng đối với NCTN phạm tội, trong quá trình nghị án, HĐXX luôn tuân thủ đúng quy định tại Điều 222 Bộ luật TTHS. Đặc biệt chú trọng xem xét các vấn đề: Bị cáo phạm tội khi bao nhiêu tuổi và theo quy định của PL về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì bị cáo có phải chịu trách nhiệm hình sự khơng? Bị cáo có tội khơng? Tội phạm quy định tại điểm, khoản, Điều nào của Bộ luật Hình sự? Bị cáo có đủ điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự khơng? Có cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo khơng? Có điều kiện để áp dụng các biện pháp tƣ pháp theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự khơng?

Nếu phải áp dụng hình phạt tù thì chú ý đến quy định về mức phạt tù tối đa đối với NCTN quy định tại Điều 74 Bộ luật Hình sự và cách tính mức hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên theo hƣớng dẫn tại Điều 11 Nghị

quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự. Ln chú ý cân nhắc để có thể áp dụng việc miễn hình phạt, áp dụng hình phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo đối với những trƣờng hợp có thể áp dụng [48]. Hiện nay hình phạt tù có thời hạn đối với ngƣời dƣới 18 tuổi đƣợc quy định tại Điều 101 BLHS 2015.

Có thể nói, trong suốt q trình giải quyết vụ án đối với NCTN phạm tội, TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chú trọng nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, các căn cứ quy định của PL và vận dụng những kinh nghiệm chuyên mơn nghiệp vụ để có thể xác định đúng, lựa chọn đúng các QPPL áp dụng với NCTN phạm tội trong quá trình xét xử.

Kết quả là, TAND các cấp đã xác định đúng tội danh, quyết định đúng trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định đúng trách nhiệm hình sự của NCTN phạm tội trong vụ án. Việc để xảy ra án oan sai đối với NCTN phạm tội đã bị đẩy lùi. Đó là tín hiệu đáng mừng trong cơng tác ADPL của cán bộ Tịa án nói chung và Thẩm phán trực tiếp xét xử các vụ án đối với bị cáo là NCTN phạm tội nói riêng.

Theo báo cáo của ngành Kiểm sát và ngành Tịa án thì nhóm ngun nhân thuộc về sự quản lý, giáo dục của gia đình dẫn đến việc phạm tội chiếm 60% số vụ NCTN gây ra. Số còn lại do nguyên nhân từ sự thiếu quan tâm của nhà trƣờng, chính quyền cơ sở trong việc quản lý giáo dục thanh thiếu niên; từ sự ảnh hƣởng của mơi trƣờng bên ngồi nhƣ: Văn hóa khơng lành mạnh, phim ảnh bạo lực, đồi trụy khơng kiểm sốt đƣợc trên mạng và các phƣơng tiện thông tin đại chúng… Nắm đƣợc điều này, trong những năm qua, TAND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định mở nhiều phiên tịa xét xử cơng khai NCTN phạm tội nhằm cảnh tỉnh, báo động cũng nhƣ tuyên truyền, phổ biến giáo dục

thức hơn và biết cách tu dƣỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số vụ án, Tịa án quyết định “xử kín”, đƣợc ghi rõ trong quyết định đƣa vụ án ra xét xử, nhằm tránh những ảnh hƣởng tiêu cực của dƣ luận xã hội đối với NCTN là bị cáo hoặc là ngƣời bị hại, đồng thời để tạo điều kiện cho NCTN bình tĩnh, khai báo khách quan, trung thực tại phiên tịa. Góp phần, tạo điều kiện cho HĐXX có thêm căn cứ trong việc lựa chọn QPPL để ra một quyết định ADPL phù hợp, đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)