Khái niệm, đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 25 - 34)

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2003 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong bộ luật hình sự do ngƣời có năng

lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phịng, an ninh trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp kháccủa cơng dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [26]”. Bộ luật Hình sự 2015 đã đƣa ra một khái niệm “tội phạm” đã có sự thay đổi theo đó có thêm quy định đối với pháp nhân thƣơng mại, đồng thời bổ sung trƣờng hợp xâm phạm quyền con ngƣời đƣợc quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015.

Với quy định trên thì có thể khái qt về phạm tội là gì. Phạm tội là việc chủ thể của luật hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự coi đó là tội phạm, xâm hại đến quan hệ đƣợc PL hình sự bảo vệ. Ngƣời phạm tội là một thể nhân hoặc pháp nhân đã phạm vào một hoặc một số tội cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự. Chủ thể phạm tội là thể nhân có thể là ngƣời đã thành niên, hoặc là NCTN theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm NCTN đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng nhƣ chƣa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân" [23,tr.224]. Theo quy định tại Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 thì: "Trẻ em có nghĩa là ngƣời dƣới 18 tuổi trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn [18]". Bên cạnh Công ƣớc về quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc ADPL đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1992 cũng là một văn bản PL quốc tế quan trọng đề cập đến khái niệm "Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi" nhƣ là

một sự kế thừa của Công ƣớc về Quyền trẻ em. Quy tắc Riát về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN đƣợc Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990 mặc dù không đƣa ra khái niệm cụ thể về NCTN, song thông qua các quy định cũng giúp chúng ta hiểu NCTN là ngƣời dƣới 18 tuổi. Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm NCTN ở các quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đƣa ra khái niệm này thì Cơng ƣớc về Quyền trẻ em vẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các nƣớc quy định về độ tuổi cho NCTN, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản PL cũng quy định không thống nhất về vấn đề này.

Theo PL Việt Nam, từ những kinh nghiệm đƣợc thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng nhƣ tiếp thu các văn bản PL quốc tế mà các nhà làm luật đã đƣa ra khái niệm về NCTN, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật, nhƣ sau: Khoản 1 - Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Ngƣời chƣa đủ mƣời tám tuổi là ngƣời chƣa thành niên [31]" và Bộ luật Lao động cũng quy định ngƣời lao động chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi. Nhƣ vậy, có thể thống nhất một quan điểm là NCTN là ngƣời dƣới 18 tuổi. Quan điểm này cũng hồn tồn phù hợp với Cơng ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ngày 20/2/1990 mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự 1999 thì ngƣời chƣa thành niên là những ngƣời chƣa đủ 18 tuổi, nhƣng chỉ những ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội, cịn ngƣời chƣa thành niên dƣới 14 tuổi thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhƣng chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm [26]. Nhận thấy bất cập ở quy định

này Bộ luật Hình sự 2015 đã thêm điều khoản loại trừ đối với ngƣời phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên tại Khoản 1 Điều 12; Bổ sung thêm tội và quy định cụ thể các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng mà ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Vấn đề đặt ra là tại sao PL hình sự lại quy định ngƣời chƣa đủ 14 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự và ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm nhất định? Quy định này của Bộ luật Hình sự về mặt lý luận có thể hiểu, ngƣời chƣa đủ 14 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra vì ngƣời chƣa đủ 14 tuổi, trí tuệ chƣa phát triển đầy đủ nên chƣa nhận thức đƣợc tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chƣa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. Một hành vi đƣợc coi là khơng có lỗi cũng tức là khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi đƣợc coi là ngƣời chƣa có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm chứ khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. Quy định này cũng thể hiện chính sách nhân đạo trong PL hình sự của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Theo Điều 50 Bộ luật TTHS 2003 (Khoản 1 Điều 61 Bộ luật TTHS 2015) quy định: “Bị cáo là ngƣời đã bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử” nhƣ vậy, căn cứ vào quy định này và quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu trên, thì có thể hiểu bị cáo là NCTN là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi ở thời điểm đã bị Tòa án quyết định đƣa ra xét xử [27].

sau:NCTN phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm và bị Tịa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực PL.

Ngƣời ở giai đoạn tuổi chƣa thành niên có các đặc điểm tâm sinh lý rất đặc trƣng thể hiện qua một số mặt sau [20, tr.17-25]:

Về trạng thái cảm xúc: NCTN là ngƣời đang trong quá trình phát triển

cả về sinh lí, tâm lí và ý thức. Sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc, nên đây đƣợc coi là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt của NCTN. Chính vì vậy những trạng thái thần kinh, cảm xúc khơng cân bằng này có thể là yếu tố gây nên các hành vi sai trái. Điều này thể hiện qua nhiều các trƣờng hợp, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, và sự thiếu kiềm chế mà nhiều NCTN đã có nhũng hành động khơng đúng, thâm chí là hành vi phạm tội.

Về nhận thức PL: Sự thiếu cân đối về mặt trí tuệ do sự phát triển nhanh phát triển nhanh về mặt sinh học. Cùng với những kinh nghiệm sống ít ỏi, khả năng nhận thức về PL cịn nhiều hạn chế. Một bộ phận khơng nhỏ NCTN chỉ vì muốn thỏa mãn nhu cầu, hứng thú của bản thân mà đã khơng nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi phạm tội của mình gây ra.

Về nhu cầu độc lập: Đây đƣợc hiểu là việc một ngƣời tự ra quyết định và hành động theo ý chí của mình khơng phụ thuộc vào ngƣời khác. Nếu nhu cầu này mà phát triển ở mức độ thái q thì nó sẽ dẫn đến những mặt tiêu cực, điều này thƣờng thể hiện ở những hành vi nhƣ: Ở lứa tuổi chƣa thành niên, nhu cầu độc lập thái quá thƣờng biểu hiện ra bên ngoài dƣới dạng các hành vi nhƣ ngang bƣớng, cố chấp, dễ tự ái,... Đây đều là những hành vi, dễ dẫn tới các hành vi phạm tội.

Về nhu cầu khám phá cái mới: Đây là nhu cầu của các em ở lứa tuổi chƣa thành niên. Lúc này NCTN thƣờng muốn thể hiện mình, chứng minh

mình là ngƣời lớn thơng qua các hoạt động nhƣ: Giao tiếp, tiếp xúc với nhiều bạn bè, những ngƣời hơn tuổi mình. Nhƣng đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em, nếu các em khơng đƣợc sự quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội quan tâm đúng mức.

Đối với NCTN phạm tội, là chủ thể của tội phạm thì phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt một độ tuổi theo luật định. Một ngƣời đƣợc coi là có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải đạt tới một độ tuổi nhất định, có khả năng nhận thức đầy đủ về tính chất pháp lý của hành vi của mình và có đầy đủ khả năng điều khiển đƣợc hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Mặt khác họ không mắc những bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Đối với NCTN phạm tội, là chủ thể đặc biệt. Độ tuổi từ 14 đến 16 là độ tuổi tâm sinh lý rất nhạy cảm, ngay cả khi đã đủ 18 tuổi thì cũng chƣa thể nói là khả năng nhận thức của họ đầy đủ đƣợc. Do đó, từ 14 đến dƣới 16 tuổi, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Không chỉ vậy, mặc dù quy định từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nhƣng việc xem xét áp dụng mọi biện pháp điều tra, truy tố hay xét xử đều đƣợc Nhà nƣớc hết sức quan tâm, chỉ cho phép sử dụng những biện pháp riêng do luật định để áp dụng đối với NCTN phạm tội. Ngay cả khi Tịa án ra phán quyết cuối cùng thì cũng ln cân nhắc về tình tiết độ tuổi, nhận thức của các em, xem đó nhƣ một tình tiết giảm nhẹ để cân nhắc khi đƣa ra hình phạt. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn giảiquyết vụ án, việc xác định độ tuổi của ngƣời phạm tội ln có ý nghĩa nhất định. Trong giai đoạn xét xử cũng vậy, việc xác định tuổi của bị cáo là NCTN rất quan trọng vì đây là căn cứ áp dụng các biện phápđể ngăn chặn, áp dụng các thủ tục đặc biệt, và đƣa ra phán quyết cuối cùng hợp tình, hợp lý, đúng luật đối với bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NCTN.

Pháp luật nói chung và PL hình sự nói riêng ln ln coi NCTN là đối tƣợng đặc biệt cần đƣợc bảo vệ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả khi quyền trẻ em bị xâm phạm cần đƣợc bảo vệ hoặc khi đối tƣợng này vi phạm PL. Luật hình sự bảo vệ NCTN bị coi là ngƣời phạm tội và cũng quy định một chế tài riêng để xử lý, thủ tục tố tụng cũng phải phù hợp với lứa tuổi chƣa thành niên nhằm thể hiện tính nhân đạo trong chính sách PL của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Vì vậy, Bộ luật TTHS năm 2003 đã có một chƣơng riêng (Chƣơng XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là NCTN. Tuy nhiên, trong Điều 301 (Hiện nay đƣợc quy định tại Điều 413 Bộ luật TTHS 2015) quy định về phạm vi áp dụng "Thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên", nhà làm luật Việt Nam đã không ghi nhận khái niệm pháp lý "Thủ tục tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên" là gì? Qua nghiên cứu các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN trong chƣơng này, chúng ta có thể hiểu: Các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN có những đặc trƣng riêng so với thủ tục tố tụng áp dụng đối với ngƣời thành niên. Những đặc trƣng này thể hiện ở các quy định về tiêu chuẩn của ngƣời tiến hành tố tụng, về đối tƣợng phải chứng minh, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, việc bào chữa, việc tham gia của gia đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội vào tố tụng cũng nhƣ công tác xét xử và thi hành án. Bộ luật TTHS cũng quy định các quyền tố tụng và bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án đƣợc khách quan, toàn diện, đúng PL đối với đối tƣợng này.

Hoạt động xác định sự thật khách quan về tội phạm và ngƣời thực hiện tội phạm trong xét xử NCTN phạm tội cũng nhƣ việc xác định tổng hợp các yếu tố cấu thành tội phạm là: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm thì phải chú trọng đến: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của NCTN; điều kiện sinh hoạt và giáo dục; có hay khơng có ngƣời thành niên xúi giục; nguyên

nhân và điều kiện phạm tội. Các quy định trên thể hiện quan điểm coi trọng việc xử lý NCTN phạm tội trong hoạt động xét xử của Tịa án, nó địi hỏi phải xem xét đầy đủ các khía cạnh liên quan đến NCTN để từ đó áp dụng biện pháp xử lý đúng đắn, có hiệu quả trong giáo dục cải tạo NCTN phạm tội, đồng thời có ý nghĩa trong phịng ngừa tội phạm.

ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội là một dạng của ADPL nói chung. Nhà nƣớc thơng qua Tịa án bằng hoạt động xét xử quyết định về trách nhiệm hình sự và những chế tài hình sự đối với NCTN phạm tội trong phiên tòa sơ thẩm. Nghiên cứu về ADPL trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng chủ yếu là nghiên cứu việc ADPL thơng qua hoạt động của Tịa án, HĐXX (thẩm phán, hội thẩm) bằng các quyết định, bản án kể từ khi Tòa án thụ lý giải quyết vụ án đến khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân là một hoạt động mang tính tổ chức, tính quyền lực Nhà nƣớc. Trong đó lần đầu tiên Tịa án nhân danh Nhà nƣớc, căn cứ vào các quy định của PL hình sự và các quy định khác của PL để đƣa vụ án ra xét xử và ban hành một bản án, một quyết định, quyết định ngƣời đó có tội hay khơng có tội, quyết định trách nhiệm hình sự nếu họ có tội và trách nhiệm dân sự nếu có.

Trên cơ sở những đặc điểm của ADPL nói chung và xuất phát từ khái niệm ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội, kết hợp với thực tiễn của hoạt động xét xử có thể thấy ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân có một số đặc điểm cơ bản sau

Thứ nhất, ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội là hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)