Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 56 - 62)

chức thành hai cấp: Cấp tỉnh và cấp huyện.

Tịa án tỉnh gồm có 5 tịa chun trách (Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa kinh tế, Tịa lao động, Tịa hành chính), phịng Kiểm tra - Thi hành án phạt tù, phòng tổ chức cán bộ và bộ phận văn phịng.

Tịa án cấp huyện gồm có 21 đơn vị, đối với Tòa án cấp huyện cho đến nay vẫn chƣa có đơn vị nào thành lập Tòa chuyên trách.

Từ năm 2012 đến nay, số lƣợng Thẩm phán và trình độ năng lực chun mơn ln đƣợc bổ sung và chuẩn hóa.

Nhiệm vụ xét xử sơ thẩm hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của Tòa án cấp tỉnh chủ yếu do Thẩm phán tịa Hình sự TAND tỉnh thực hiện…Đối với Tòa án cấp huyện, do chƣa thành lập đƣợc các Tòa chuyên trách theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014 nên các Thẩm phán Tòa án cấp huyện đều thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự.

Tóm lại, những đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, xã hội và cơng tác cán bộ Tòa án ở tỉnh Nghệ An tạo những điều kiện về vật chất và con ngƣời có ảnh hƣởng tới hoạt động ADPL trong xét xử về hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng. Ảnh hƣởng đó có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ADPL của Tịa án. Vì vậy, cần đƣợc tìm hiểu nghiên cứu cụ thể để có định hƣớng và kế hoạch hoàn thiện hệ thống cơ quan Tòa án ở địa phƣơng, đồng thời bảo đảm hiệu quả hoạt động ADPL của Tòa án trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội ở tỉnh Nghệ An hiện nay.

2.1.3. Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở tỉnh Nghệ An Nghệ An

Trong những năm gần đây các cấp các ngành của tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp tăng cƣờng cơng tác đấu tranh, phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp

nhằm giữ vững an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn cịn có xu hƣớng gia tăng và diễn biến phức tạp, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hậu quả do tội phạm gây ra để lại cho xã hội đang làm cho quần chúng nhân dân hết sức lo ngại.

Khảo sát thu thập số liệu về tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc đƣa ra xét xử trong những năm gần đây (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thống kê tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2012 - 2016

Năm Thụ lý Giải quyết

Số vụ án Số Bị cáo Số vụ án Số Bị cáo 2012 2363 4840 2226 4493 2013 2386 4625 2238 4320 2014 2472 4887 2306 4495 2015 2528 4826 2379 4503 2016 2747 4815 2552 4492 Tổng cộng 12496 23993 11701 22303

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An[38, tr.12-14]

Qua bảng thống kê tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 5 gần đây chúng ta có thể thấy số vụ án hình sự tăng dần qua các năm gần đây. Cụ thể số vụ án đƣợc thụ lý nhƣ sau: Năm 2012 xảy ra 2363 vụ; năm 2013 xảy ra 2386 vụ (tăng 0,18% so với năm 2012); đến năm 2014 xảy ra 2472 vụ (tăng 1,09%so với năm 2013); đến năm 2015 xảy ra 2528 (tăng 0,25% so với năm 2014); năm 2016 xảy ra 2747 vụ (tăng 1,76% so với năm 2015);

Số bị cáo cũng có chiều hƣớng tăng giảm theo các năm nhƣng không theo quy luật nhƣ sự tăng giảm số vụ án hình sự xảy ra. Năm 2012 có 4840 bị cáo, thì đến năm 2013 có 4625 bị cáo (giảm 0,89% so với năm 2012); Năm

2014 có 4887 bị cáo (tăng 1,09% so với năm 2013); Năm 2015 có 4826 bị cáo (giảm 0,25% so với năm 2014); Năm 2016 có 4815 bị cáo (giảm 0,06% bị cáo so với năm 2015).

Từ phân tích số liệu trên cho thấy số vụ án, số bị cáo tham gia có sự tăng lên rất lớn trong từng năm thống kê. Đồng thời qua xem xét phân tích hồ sơ các vụ án thì tính chất mức độ tội phạm ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có hình thành các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen nhƣ các loại tội phạm về ma tuý, tội phạm về xâm phạm tính mạng sức khỏe, sở hữu, tệ nạn xã hội...đòi hỏi các cơ quan tƣ pháp phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả nhằm tạo đƣợc lòng tin và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nếu có thể hạn chế đƣợc sự gia tăng của tội phạm.

Tình hình tội phạm hình sự do NCTN gây ra càng không tách khỏi diễn biến của tình hình tội phạm nói chung. Theo số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2016 tội phạm do NCTN tăng giảm không theo quy luật (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Thống kê tội phạm ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2012-2016

Năm Tổng số vụ án Tổng số bị cáo 2012 76 127 2013 82 139 2014 72 100 2015 75 105 2016 68 83 Tổng cộng 373 554

Nguồn Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An[38, tr.15-16]

Cụ thể là, trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016 số vụ án có bị cáo là NCTN phạm tội là 373 vụ với 554 bị cáo. Số lƣợng bị cáo là NCTN phạm tội

trong 5 năm tăng cao phản ánh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm do NCTN phạm tội gây ra. Việc xét xử sơ thẩm qua các năm thể hiện: Năm 2012 là 127 bị cáo; đến năm 2013 số lƣợng bị cáo đã tăng lên 139 bị cáo (tăng 2,17% so với năm 2012); đến năm 2014 là100 bị cáo (giảm 7,04% so với năm 2013); năm 2015 là 105 bị cáo (tăng 0,9% so với năm 2014); số lƣợng bị cao năm 2016 là 83 (giảm 3,96% so với năm 2015) [38, tr.16]. Nhìn chung tình hình ngƣời chƣa thành niên phạm tội có xu hƣớng tăng qua các năm.

Đi sâu tìm hiểu động cơ, mục đích, tính chất của các loại tội phạm phổ biến do NCTN gây ra cho thấy:

- Trong số các tội phạm do NCTN thực hiện thì loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản. Tội phạm này thƣờng xảy ra vào ban đêm, thƣờng khơng có sự nghiên cứu kỹ về quy luật đi lại, sinh hoạt của ngƣời bị hại mà khi thấy sơ hở trong bảo vệ tài sản là thực hiện hành vi trộm cắp ngay. Tài sản bị trộm cắp rất đa dạng nhƣng giá trị thƣờng không lớn, thủ đoạn thực hiện tội phạm thƣờng đơn giản, ít tinh vi so với tội phạm do ngƣời thành niên gây ra, tài sản trộm cắp đƣợc mang đi tiêu thụ không xa nơi trộm cắp nên dễ bị phát hiện và thu giữ. Tuy nhiên, có những vụ trộm cắp tài sản giá trị không lớn nhƣng hành vi rất liều lĩnh.

- Tội cố ý gây thƣơng tích: Hành vi phạm tội xuất phát từ các mâu thuẫn nhỏ khơng đƣợc hịa giải hoặc do có sự va chạm khi đi xe đạp, xe máy do trêu đùa nhau quá trớn, hoặc một số trƣờng hợp do uống rƣợu bia say không làm chủ đƣợc bản thân nên dẫn đến xơ xát, đánh nhau và gây thƣơng tích.

- Sau tội cố ý gây thƣơng tích là tội giết ngƣời. Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối tƣợng đƣa ra xét xử về tội phạm này ngày một gia tăng, là loại tội phạm chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong số tội phạm là NCTN, đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà NCTN đã gây ra, tạo

nên dƣ luận xấu trong xã hội. Về động cơ, mục đích phạm tội có khác nhau, có em do mâu thuẫn, thù tức nhau, có em do nghịch ngợm, bị kích động do xem phim ảnh, có em do khơng hiểu biết PL, khơng nhận thức đƣợc đầy đủ về việc làm của mình dẫn đến phạm tội giết ngƣời.

- Tội Hiếp dâm trẻ em, đây là một trong những loại tội nghiêm trọng mà NCTN mắc phải, hầu hết họ phạm vào tội này là do ảnh hƣởng của văn hóa phẩm đồi trụy, ảnh hƣởng từ phim "Khiêu dâm" vẫn đang đƣợc lén lút lƣu hành trên thị trƣờng, trên mạng xã hội. Tội phạm hiếp dâm trẻ em của NCTN cũng đáng làm cho gia đình và xã hội quan ngại. Do sự lan truyền của các luồng văn hóa phẩm độc hại và do sự yếu kém trong việc quản lý của gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội mà NCTN đã có hành vi hiếp dâm trẻ em mà trƣớc đây chỉ do ngƣời lớn thực hiện. Đây còn là vấn đề cho thấy sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình và xã hội đối với các em, dẫn đến việc các em có hành vi phạm tội do thiếu hiểu biết PL hoặc do coi thƣờng PL.

Qua phân tích trên ta thấy ở các yếu tố xã hội, gia đình mơi trƣờng sống phần lớn các em phạm tội là do các em lƣời học tập, rèn luyện, thích hƣởng thụ đua địi ăn chơi, muốn thể hiện cá tính và chƣa có nhận thức đúng đắn về hành vi cũng nhƣ hậu quả của mình gây ra.

* Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội:

Qua khảo sát thực trạng tội phạm hình sự do NCTN gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2016 nổi lên những đặc điểm sau:

- Về giới tính: ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong 5 năm qua trên địa

bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là nam giới, nữ giới chiếm tỉ lệ thấp. Phần lớn các em nữ phạm tội là do hồn cảnh gia đình nhƣ bố mẹ ly dị, bố (mẹ) chết, bố (mẹ) đi lấy vợ (chồng) khác, bố mẹ phạm tội đi cải tạo… nên các em chán nản bi quan trong cuộc sống mà dẫn đến con đƣờng phạm tội. Bên cạnh đó, các em nam ln có cá tính mạnh mẽ, táo bạo, thích phiêu lƣu, mạo hiểm,

hiếu động cùng với sự bng lỏng quản lí, giáo dục của gia đình, khi gặp điều kiện xấu tác động thì dễ có hành vi phạm tội. Ngƣợc lại, các em nữ ở tuổi vị thành niên thƣờng hay e thẹn, kín đáo, điều kiện dẫn tới phạm tội ít hơn nhiều so với nam giới.

- Về độ tuổi: Trong những năm vừa qua tình hình tội phạm trong cả

nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng có xu hƣớng trẻ hóa. Theo thống kê của Cơng an tỉnh Nghệ An có khoảng 70% tội phạm trong độ tuổi từ 14 tuổi đến 30 tuổi gây ra.

* Đặc điểm tư pháp:

Qua khảo sát thực tế ngƣời chƣa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua (2012 - 2016) cho thấy phần lớn các em lần đầu tiên phạm tội chiếm gần 90%. Kết quả nghiên cứu cho thấy số các em đã bị xử lý (đã có tiền án, tiền sự) nay tiếp tục phạm tội thì những hành vi đã bị xử lý trƣớc thƣờng ít nghiêm trọng, mức độ xử lý nhẹ còn đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì mức độ xử lý (hình phạt) cao hơn nên thời gian chấp hành hình phạt xong thì các em đã hết tuổi vị thành niên.

Theo thống kê số liệu của TAND tỉnh Nghệ An, năm 2012, số NCTN đƣợc áp dụng biện pháp tƣ pháp/số ngƣời chƣa thành niên bị xử phạt là 15/127 bị cáo(chiếm 11,8%); Năm 2013 là 23/139 bị cáo(chiếm 16,5%); Năm 2014 là 11/100 bị cáo(chiếm 11%); Năm 2015 là 13/105 bị cáo(chiếm 12,3%); Năm 2016 là 7/83 bị cáo(chiếm 8,4%). Qua số liệu thống kê trên có thể thấy, trong 5 năm qua, số NCTN phạm tội đƣợc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phƣờng thị trấn và đƣa và trƣờng giáo dƣỡng là không nhiều so với số NCTN phạm tội bị đƣa ra xét xử xử phạt [38].

Nghiên cứu NCTN phạm tội ở tỉnh Nghệ An còn nhận thấy một số đặc điểm nổi bật đó là: Các em phạm tội hầu hết đều rơi vào hồn cảnh éo le, có

nhiều em đã bỏ học nửa chừng, tỉ lệ các em bỏ nhà đi lang thang chiếm phần đông. Đây là môi trƣờng dễ phát sinh tiêu cực.

Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm nhân thân NCTN phạm tội chúng ta phần nào hình dung khái quát đƣợc đây là nhóm đối tƣợng có đặc điểm tâm, sinh lý đang hình thành và phát triển, ít có khả năng vƣợt qua những hồn cảnh khó khăn, mơi trƣờng phức tạp, dễ bị lơi kéo, xúi giục. Trên thực tế thƣờng lúc đầu các em có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, gây hậu quả không lớn cho xã hội. Tuy nhiên, nếu khơng đƣợc ngăn chặn kịp thời thì tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, hậu quả xảy ra nặng hơn. Do vậy, việc tạo cho các em một môi trƣờng sống, học tập lành mạnh là trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và tồn xã hội.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu 5 năm qua (2012 - 2016) cho thấy tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hƣớng gia tăng, tội phạm xảy ra ở nhiều địa bàn, nhƣng tập trung ở khu vực thành phố, thị xã và nơi nào đông dân cƣ sinh sống. Nguyên nhân phạm tội cũng xuất phát từ việc các em không chịu học tập, rèn luyện lại bị tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập quốc tế. Mặt khác, cũng do thiếu sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Chính vì vậy, lãnh đạo các cấp các ngành của tỉnh Nghệ An phải đề ra đƣợc các giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có TAND các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)