Thực trạng ban hành văn bản áp dụngpháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội qua thực tiễn ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 70 - 77)

sơ thẩm đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội qua thực tiễn ở tỉnh Nghệ An

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì trong mọi trƣờng hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phải xác định khả năng, nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho

xã hội do hành vi phạm tội mà mình gây ra, nguyên nhân và điều kiện khiến NCTN phạm tội để có quyết định ADPL phù hợp dành cho NCTN phạm tội.

Trong giai đoạn xét xử, thơng thƣờng, Tịa án ban hành quyết định ADPL đối với NCTN phạm tội bằng một bản án. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, giải quyết vụ án, nếu xét thấy NCTN phạm tội có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự nếu phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhƣng gây thiệt hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và đƣợc gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Bám sát những quy định của pháp luật hình sự, TTHS, và những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trong những năm qua, tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc Tòa án xem xét ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự là khơng ít. Nhƣng so với số NCTN phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thì con số đƣợc miễn trách nhiệm hình sự đó là khơng đáng kể.

Tịa án nhân dân các cấp tỉnh Nghệ An cũng luôn xác định rõ, việc truy cứu trách nhiệm hình sự NCTN phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ đƣợc thực hiện chỉ trong trƣờng hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phịng ngừa tội phạm. Khi xét xử, nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội, thì tồ án áp dụng một trong các biện pháp tƣ pháp đƣợc quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự (Mục 2 Chƣơng XII của Bộ luật Hình sự 2015) là giáo dục tại xã phƣờng, thị trấn hoặc đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng [36, tr.24-25].

Mặc dù số lƣợng bị cáo chƣa thành niên đƣợc Tòa án ra quyết định áp dụng các biện pháp tƣ pháp thay cho hình phạt trong 5 năm qua là không nhiều, nhƣng kết quả của việc áp dụng các biện pháp này đƣợc thể hiện rõ rệt. Thực tế xét xử NCTN phạm tội đã chứng minh rằng đây là những biện

định áp dụng các biện pháp này đƣợc ban hành và thi hành, các em sẽ khơng bị tách khỏi gia đình, nhà trƣờng, xã hội, đồng thời các em phải chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân thủ các quy định của PL dƣới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phƣờng, thị trấn và tổ chức xã hội đƣợc Tòa án giao trách nhiệm. Hoặc việc Tòa án ban hành quyết định đƣa các em vào trƣờng giáo dƣỡng, là một tổ chức giáo dục chặt chẽ sẽ thực sự hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, để có cơ sở ban hành các quyết định hình phạt dành cho NCTN phạm tội. TAND các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An căn cứ vào các quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự về hình phạt và việc áp dụng hình phạt trong xét xử sơ thẩm cho NCTN phạm tội. Cụ thể, hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Trong đó cảnh cáo là hình phạt ít nghiêm khắc nhất, đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ chƣa đến mức miễn hình phạt theo quy định của pháp luật. Phạt tiền đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự và đƣợc coi là hình phạt chính đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi, nếu ngƣời đó có tài sản hoặc thu nhập riêng, mức phạt tiền đƣợc áp dụng đối với NCTN phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt mang tính nghiêm khắc hơn so với hình phạt tiền, khi áp dụng hình phạt này đối với NCTN phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của họ. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với NCTN phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định [15, tr.2-3].

Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất trong các hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội, hình phạt này buộc ngƣời phạm tội phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian, do vậy luật hình sự quy định chỉ áp dụng hình phạt này với NCTN phạm tội khi thật sự cần thiết. Đối với

ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng khơng q mƣời tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng không quá ba phần tƣ mức hình phạt tù mà điều luật quy định. Đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng khơng q mƣời hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng khơng q một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Nhƣ vậy, Bộ luật Hình sự khơng áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với NCTN phạm tội. Trong trƣờng hợp NCTN phạm nhiều tội, khi tổng hợp hình phạt nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung khơng đƣợc vƣợt q mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất áp dụng đối với NCTN phạm tội, nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng nhƣ đối với ngƣời đã thành niên phạm tội [17]. Với những căn cứ trên, HĐXX quyết định đƣa ra một bản án hình sự thích hợp để xử phạt NCTN phạm tội.

Trong những năm qua, quá trình xét xử đối với NCTN phạm tội, ngành Tòa án tỉnh Nghệ An cũng đã thực sự ban hành các quyết định áp dụng hình phạt nghiêm minh, đảm bảo cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và cịn mang tính giáo dục cảm hóa cao, đồng thời thể hiện đƣợc sự nhân đạo và khoan hồng của pháp luật nƣớc ta. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại TAND các cấp tỉnh Nghệ An cho thấy, số NCTN phạm tội đƣợc áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hay cải tạo khơng giam giữ chiếm số lƣợng ít. Hầu hết, khi ban hành quyết định hình phạt dành cho NCTN phạm tội, nếu xét thấy bị cáo chỉ phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Thẩm phán thƣờng chọn giải pháp là xử phạt tù nhƣng cho bị cáo đƣợc

hƣởng án treo. Đối với NCTN phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. HĐXX căn cứ vào các quy định pháp luật, hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, để quyết định một bản án phù hợp. Thƣ̣c tiễn xƣ̉ lý NCTN pha ̣m tơ ̣i cho thấy , bản án mà Tịa án ban hành đối với NCTN phạm tội chủ yếu là quyết định áp dụng hình phạt tù . Nhƣng, qua nghiên cứu, nhận thấy tỉ lệ tái phạm trong lứa tuổi vị thành niên lại chiếm tỉ lệ khá cao, với những hình thức, thủ đoạn tinh vi, táo báo hơn. Điều này đặt ra yêu cầu cho các cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt ở đây là ngành TAND về việc cần xem xét lại cách thức xử lý NCTN phạm tội ở nƣớc ta để bảo đảm hiệu quả giáo dục và phịng ngừa.

Ví dụ TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử vụ án hình sự thụ lý số 359/2017/HSST ngày 14 tháng 9 năm 2017 đối với các bị của của N.V.H (sn.2000) và đồng phạm bao gồm V.L.C (sn.1997); P.V.V (sn.1999); P.N.Đ (sn.2000); N.V.H (sn.1999)trong đó có các bị cáo N.V.H (sn.2000) và P.N.Đ (sn. 2000); P.V.V(sn.1999) là NCTN. Mặc dù các bị cáo đều là những thanh niên mới lớn, đang trong độ tuổi lao động nhƣng để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài của bản thân các bị cáo đã không chịu làm ăn lƣơng thiện mà nhiều lần thực hiện các hành vi phạm tội một cách liều lĩnh và táo bạo. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản đƣợc pháp luật bảo vệ, gây hoang mang lo sợ cho các chủ sở hữu tài sản, đồng thời xâm phạm đến an tồn cơng cộng, trật tự quản lý hành chính trên địa bàn, gây ảnh hƣởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phƣơng. Vì vậy, đây đƣợc coi là vụ án thuộc loại rất nghiêm trọng.

Trong đó có Bị cáo N. V. H phạm tội “Trộm cắp tài sản” và “Cƣớp giật tài sản”. Bị cáo đã đề xƣớng việc phạm tội, trực tiếp thực hiện 4 hành vi trộm cắp tài sản với tổng giá trị tài sản là 56.500.000 đồng và còn thực hiện 2 hành vi cƣớp giật có tổng giá trị là 4.190.000 đồng thuộc trƣờng hợp phạm tội

nhiều lần nên phải chịu trách nhiệm hình sự cao hơn các bị cáo khác. Bản thân bị cáo lại có nhân thân xấu, vừa bị Công an xã Nghi Liên xử phạt vi phạm hành chính xong thì lại liên tiếp thực hiện các hành vi phạm tội chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, cần thiết phải xét xử thật nghiêm, cách ly bị cáo ra ngoài xã hội một thời gian dài mới đủ để giáo dục cải tạo. Tuy nhiên, HĐXX xét thấy quá trình điều tra cũng nhƣ tại phiên tịa, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải; sau khi hành vi phạm tội bị phát hiện đã tích cực tác động đến gia đình để thực hiện việc bồi thƣờng. Mặt khác khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đang là ngƣời ở độ tuổi chƣa thành niên (mới 16 tuổi 11 tháng 26 ngày). Đây là lứa tuổi chƣa phát triển đầy đủ về thể chất cũng nhƣ về tâm, sinh lý, lại bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng nhƣ về kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập nên chính sách hình sự của nhà nƣớc ta đã quy định việc xử lý đối với bị cáo nhằm mục đích chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ để bị cáo có thể sửa chữa sai lầm, trở thành cơng dân có ích cho xã hội. Vì vậy, HĐXX đã áp dụng các: Điểm e Khoản 2 Điều 138; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Trộm cắp tài sản”; điểm d Khoản 2 Điều 136; điểm g khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Cƣớp giật tài sản”xử phạt N.V.H: 18 (Mƣời tám) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” và 28 (Hai mƣơi tám) tháng tù về tội “Cƣớp giật tài sản”. Áp dụng Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự: tổng hợp hình phạt chung buộc N.V.H phải chấp hành là: 46 (Bốn mƣơi sáu) tháng tù.

Đối với các bị cáo P.V.V và P.N.Đ cũng là những đối tƣợng đã tích cực thực hiện các hành vi phạm tội trong đó V thực hiện một hành vi cƣớp giật, hai hành vi trộm cắp thuộc trƣờng hợp phạm tội nhiều lần quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS. Còn Đ tuy chỉ thực hiện một hành vi cƣớp giật tài sản và một hành vi tiêu thụ tài sản nhƣng sau khi phạm tội đã bỏ trốn, gây khó

khăn cho cơng tác điều tra nên việc cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian nhất định cũng là tƣơng xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo cũng đều đang là ngƣời chƣa thành niên nên HĐXX cũng đã áp dụng Điều 69, Điều 74 BLHS để xem xét khi lƣợng hình đối với các bị cáo. Cụ thể: Bị cáo P.V.V phạm tội “Trộm cắp tài sản” và “Cƣớp giật tài sản”. Nên HĐXX đã áp dụng: Khoản 1 Điều 138; điểm g Khoản 1 Điều 48; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Trộm cắp tài sản”; điểm d Khoản 2 Điều 136; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Cƣớp giật tài sản”; xử phạt P.V.V: 7 (Bảy) tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” và 23 (Hai mƣơi ba) tháng tù về tội “Cƣớp giật tài sản”. Áp dụng Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 1999: Tổng hợp hình phạt chung buộc P.V.V phải chấp hành là: 30 (Ba mƣơi) tháng tù. Bị cáo P.N.Đ phạm tội “Cƣớp giật tài sản” và “Tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có”. Nên HĐXX cũng áp dụng: điểm d Khoản 2 Điều 136; điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Cƣớp giật tài sản”; Khoản 1 Điều 250; điểm p Khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 69, Điều 74 BLHS về tội “Tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có”, xử phạt P. N. Đ: 23 (Hai mƣơi ba) tháng tù về tội “Cƣớp giật tài sản” và 6 (Sáu) tháng tù về tội “Tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có”. Áp dụng Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự: tổng hợp hình phạt chung buộc P.N.Đ phải chấp hành là: 29 (Hai mƣơi chín) tháng tù.

Nhƣ vậy, qua ví dụ trên ta có thể thấy thực trạng ban hành văn bảnQPPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của TAND ở tỉnh Nghệ An rất đƣợc chú trọng và thể hiện đƣợc tính nghiêm minh của PL, đồng thời cũng đảm bảo cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và mang tính giáo dục cao, thể hiện đƣợc sự nhân đạo và khoan hồng của PL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với người chưa thành niên phạm tội – qua thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh nghệ an (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)