với ngƣời chƣa thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân ở tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua công tác ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của TAND tỉnh Nghệ An nhìn chung đạt kết quả cao, có nhiều ƣu điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ƣu điểm đó vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế nhất định do những nguyên nhân khác nhau. Khi chúng ta đánh giá đúng nguyên nhân, phân tích kỹ những hạn chế là cần thiết và có ý nghĩa để đề ra những giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội.
* Những hạn chế:
Thứ nhất, khi đƣợc giao thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án có NCTN phạm tội
- một số Thẩm phán thực hiện chƣa đúng, chƣa đầy đủ các thủ tục tố tụng cần thiết. Chẳng hạn, việc giao quyết định đƣa vụ án ra xét xử cịn chậm, khơng đảm bảo thời hạn, ảnh hƣởng tới quyền bào chữa của bị cáo. Một số vụ án, Tòa án chấp nhận sự thay đổi ngƣời đại diện của gia đình bị cáo khi khơng có ủy quyền hợp lệ. Ví dụ nhƣ: Tịa án triệu tập ngƣời đại diện hợp pháp (Bố, mẹ) của bị cáo, nhƣng tại phiên tòa, anh, chị của bị cáo lại thay thế vai trị này mà khơng có ủy quyền từ ngƣời đại diện hợp pháp. Việc thực hiện quy định đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là NCTN trong một số trƣờng hợp chƣa đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định. Chẳng hạn, bị can, bị cáo khi đƣợc phổ biến quyền và nghĩa vụ, họ và ngƣời đại diện hợp pháp có ý kiến khơng mời ngƣời bào chữa nữa; cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đã lập biên bản về việc này và coi đó là sự từ chối ngƣời bào chữa đồng thời không gửi văn bản u cầu Đồn luật sƣ phân cơng văn phòng luật sƣ cử ngƣời bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ngƣời bào chữa cho thành viên của tổ chức mình theo điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003 (Khoản 1 Điều 62 Bộ luật
Hình sự 2015). Có trƣờng hợp bị can, bị cáo là NCTN khơng mời ngƣời bào chữa thì ngƣời tiến hành tố tụng gợi ý để đại diện hợp pháp của họ nhận bào chữa, thủ tục này vẫn đƣợc Tòa án chấp nhận và đƣa vụ án ra xét xử.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy định về chính sách đối với NCTN phạm
tội cịn chƣa thống nhất, có điều luật cịn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện và chƣa giải thích đầy đủ nên gây lúng túng và nhiều cách hiểu khác nhau. Nhƣ là, Hội thẩm nhân dân là giáo viên đã nghỉ hƣu thì có thể tham gia thành phần HĐXX đối với bị cáo chƣa thành niên theo quy định tại khoản 1 điều 277 Bộ luật TTHS đƣợc hay không? Hoặc tuổi của bị can, bị cáo là NCTN biến đổi theo thời gian và tiến trình tố tụng. Do vậy, việc áp dụng các chế định đối với NCTN sẽ nhƣ thế nào trong trƣờng hợp khi bị bắt, khởi tố, truy tố bị can là NCTN nhƣng khi chuyển sang giai đoạn xét xử và thi hành án bị cáo là ngƣời thành niên?
Thứ ba, mặc dù Bộ luật Hình sự 1999 và Bộ luật TTHS 2003 đã có một
chƣơng riêng để quy định chính sách hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tội, nhƣng về mặt chủ quan, do nhận thức của ngƣời tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn chƣa quan tâm đúng mức để áp dụng đúng những quy định này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đối với NCTN phạm tội.
Thứ tư, về tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chƣa
hình thành một đội ngũ những ngƣời tiến hành tố tụng chuyên giải quyết các vụ án liên quan đến NCTN phạm tội. Điều đó dẫn đến hiệu quả của việc phòng chống tội phạm chƣa thành niên chƣa cao.
Thứ năm, hiệu lực của các chính sách nhằm bảo vệ đối tƣợng là NCTN
trong quá trình giải quyết vụ án cũng bị hạn chế, bởi vì ngay tại cơ quan điều tra chƣa có hệ thống nhà tạm giữ, tạm giam riêng cho NCTN phạm tội; Theo
luật Tổ chức TAND năm 2014 đã quy định thành lập tịa Gia đình và ngƣời chƣa thành niên nhƣng thực tế việc thành lập còn gặp nhiều vƣớng mắc.
* Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hạn chế về ADPL trong việc xét xử NCTT phạm tội của TAND ở tỉnh Nghệ An. Thơng qua q trình phân tích, đánh giá mọi tình tiết và bản chất sự thật khách quan của vụ án, chủ thể ADPL phải nhận thức đầy đủ, chính xác về nội dung tƣ tƣởng của QPPL đƣợc lựa chọn để áp dụng giải quyết trong từng trƣờng hợp thực tế một cách đúng đắn. Do đó có thể nói, ADPL trong xét xử nói chung, ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội nói riêng là q trình hết sức phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Những hạn chế về ADPL trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của TAND nhƣ đã phân tích ở trên, tuy khơng nhiều và mức độ sai sót khơng lớn, nhƣng đã phản ánh đầy đủ tính phức tạp và khó khăn khi ADPL trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Những hạn chế đó là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Nguyên nhân khách quan: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dù
đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động áp dụng pháp luật cũng không tránh khỏi những tác động ảnh hƣởng điều kiện, hoàn cảnh khách quan đƣa lại. Cụ thể, Do HTPL và các QPPL quy định về thủ tục cũng nhƣ việc xử lý đối với NCTN phạm tội cịn chƣa đầy đủ và có những bất cập. Tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 01/01/2002 của Bộ chính trị nêu rõ: “Pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp chƣa hồn thiện, thiếu đồng bộ và cịn nhiều sơ hở”. Bộ luật Hình sự và Bộ luật TTHS chứa đựng những QPPL là đối tƣợng áp dụng trực tiếp và chủ yếu của hoạt động xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội. Cho đến nay các bộ luật trên đã qua nhiều lần pháp điển hóa, các quy định trong Bộ luật tƣơng đối hoàn chỉnh đã phát huy hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên trong
hoạt động xét xử và những địi hỏi khách quan của tình hình mới, địi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và Tịa án nhân dân nói riêng cần phải thơng qua vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân để áp dụng pháp luật một cách khách quan, chính xác. Hoặc tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: “Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng [27]” (Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015). Tuy nhiên, tại điều 303 Bộ luật TTHS 2003 lại quy định: “Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại... Bộ luật này, nhƣng chỉ trong trƣờng hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng[27]”(Điều 419 Bộ luật TTHS 2015). Quy định trên dẫn đến việc hiểu rằng ngoài hai loại tội phạm đƣợc áp dụng biện pháp tạm giam thì cịn loại tội phạm khác mà ngƣời trong độ tuổi này không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nêu trong điều luật. Vì vậy, có thể thấy cụm từ: “nhƣng chỉ trong” là chƣa hợp lý, không khoa học. NCTN từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi không bị coi là tội phạm và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm các tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng do vơ ý. Chính vì lẽ đó đƣơng nhiên trong trƣờng hợp này họ không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, tạm giữ, tạm giam trong TTHS là biện pháp ngăn chặn làm hạn chế quyền tự do của ngƣời thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm. Về nguyên tắc, NCTN phạm tội là đối tƣợng mà pháp luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự giảm nhẹ, đồng thời ghi nhận nhiều quyền trong TTHS để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS không quy định thời hạn tạm giữ, tạm giam riêng cho NCTN mà quy định chung cùng ngƣời đã thành niên. Việc quy định chung về thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra tại Điều 120 Bộ luật TTHS 2003 (Điều 173 Bộ luật TTHS 2015) và trong giai đoạn xét xử tại Điều 177 Bộ luật TTHS năm 2003(Điều 278 Bộ luật TTHS
2015) gây bất lợi cho NCTN phạm tội và mâu thuẫn với chính sách hình sự nói chung trong xử lý đối với NCTN phạm tội.
Ngoài ra, điều 302 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “…Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội phải là ngƣời có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng nhƣ về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên [27]” (Điều 415 Bộ luật TTHS 2015). Quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán trên đây là những tiêu chuẩn định tính rất khó xác định và bảo đảm trên thực tế. Khơng ít các vụ án do NCTN phạm tội trên thực tế do các Thẩm phán không đủ tiêu chuẩn trên tiến hành xét xử. Vì vậy hiệu quả ADPL khơng cao, nhiều bản án sơ thẩm đã phải sửa ở cấp phúc thẩm.
Bên cạnh đó, Điều 307 Bộ luật TTHS 2003 (Khoản 1 Điều 423 Bộ luật TTHS 2015) quy định thành phần HĐXX đối với bị cáo là ngƣời chƣa thành niên phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong khi đó, trên thực tế ở Việt Nam có Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em đƣợc hình thành từ Trung ƣơng đến cơ sở tỉnh, huyện. Một trong những chức năng, nhiệm vụ của nó là bảo vệ chăm sóc trẻ em. Vì vậy, Bộ luật TTHS chỉ quy định thành phần HĐXX bó gọn trong những ngƣời làm nghề nghiệp nhƣ hiện nay là khơng đầy đủ.
Có thể nói Bộ luật Hình sự đã qua nhiều lần pháp điển hóa, nhƣng các quy định về xử lý NCTN phạm tội vẫn chƣa đầy đủ và còn nhiều bất cập là nguyên nhân của những hạn chế về ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội. Trong Bộ luật Hình sự có hình phạt cảnh cáo đƣợc quy định để áp dụng cho NCTN, nhƣng trên thực tế Tòa án ở tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua rất hiếm trƣờng hợp tuyên phạt cảnh cáo. Một mặt cho thấy loại hình phạt này là loại hình phạt nhẹ chủ yếu mang tính nhắc nhở, khiển trách ngƣời chƣa thành niên phạm tội, mặt khác cũng cho thấy quy định của PL về nghĩa
vụ của ngƣời bị phạt cảnh cáo không đƣợc đề cập nên hiệu quả cải tạo, giáo dục, phịng ngừa, răn đe của hình phạt này rất thấp.
Hoặc trong trƣờng hợp NCTN phạm nhiều tội thì việc tổng hợp hình phạt đƣợc quy định tại điều 75 Bộ luật Hình sự: “Nếu tội nặng nhất đƣợc thực hiện khi ngƣời đó chƣa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung khơng đƣợc vƣợt q mức hình phạt cao nhất quy định tại điều 74 của Bộ luật này [26]” (Điều 103 Bộ luật TTHS 2015). Tuy nhiên quy định này chƣa đầy đủ vì chƣa xác định rõ việc tổng hợp hình phạt trong các trƣờng hợp cả hai tội phạm đều thực hiện khi ngƣời đó dƣới 18 tuổi nhƣng ở hai độ tuổi khác nhau, một tội phạm đƣợc thực hiện ở độ tuổi từ 14 đến dƣới 16 tuổi, một tội phạm đƣợc thực hiện ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi. Do vậy, đây là những thiếu sót về tổng hợp hình phạt chƣa đƣợc quy định tại điều 75 Bộ luật Hình sự.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự hạn chế về ADPL trong xét xử NCTN phạm tội của Tòa án là cơng tác giải thích và hƣớng dẫn ADPL chƣa đầy đủ, kịp thời và còn nhiều bất cập. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Cơng tác xây dựng, giải thích hƣớng dẫn và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật về lĩnh vực tƣ pháp còn nhiều bất cập và hạn chế [7]”. Theo quy định tại khoản 2 điều 74 Hiến pháp năm 2013 thì Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh. Điều 20 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định TAND tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất PL trong xét xử. Trên thực tế cơng tác giải thích PL của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội trong lĩnh vực tƣ pháp rất ít đƣợc thực hiện và khơng đầy đủ, kịp thời. Việc hƣớng dẫn ADPL liên quan đến xét xử các vụ án hình sự về mặt thực tế đã khơng chỉ có hiệu lực trong nghành Tịa án mà đó là sự giải thích, hƣớng dẫn pháp luật chính thức địi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ triệt để.
Bên cạnh đó cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc còn thiếu và lạc hậu cũng là nguyên nhân làm cho việc ADPL trong xét xử sơ thẩm án hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù những năm vừa qua sự quan tâm của Nhà nƣớc đã tạo điều kiện để nghành Tòa án cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở vật chất và phƣơng tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, về cơ bản các điều kiện kỹ thuật đảm bảo cung cấp thông tin thƣờng xuyên, cập nhật đầy đủ phục vụ cho hoạt động xét xử chƣa đƣợc đảm bảo. Nhiều Thẩm phán, Hội thẩm trực tiếp ADPL chƣa đƣợc tiếp cận và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, thiết bị hiện đại.
- Nguyên nhân chủ quan: Trƣớc hết là do trình độ và năng lực của chủ
thể ADPL là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những ngƣời khác trong bộ máy Tòa án nhƣ Thẩm tra viên, Thƣ ký… còn hạn chế và chƣa đạt chuẩn.
Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhƣ đã trình bày là hoạt động đòi hỏi năng lực chuyên môn, kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và đặt ra những yêu cầu riêng biệt đòi hỏi chủ thể ADPL phải đáp ứng. Hầu hết lực lƣợng Thẩm phán hiện nay ở cả hai cấp trong tỉnh Nghệ An nhìn chung đều có trình độ chun mơn PL đạt và vƣợt so với tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Tịa án nhân dân là trình độ Đại học Luật và đƣợc đào tạo nghiệp vụ về xét xử. Ngồi trình độ chun mơn và kỹ năng xét xử đƣợc đào tạo theo hệ thống cho đội ngũ Thẩm phán thì những kiến thức cần thiết về tâm lý học (chủ yếu là tâm lý lứa tuổi), khoa học giáo dục cũng nhƣ về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của NCTN chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng một cách chính quy, bài bản. Những yêu cầu riêng biệt đặt ra với ngƣời tiến hành tố tụng trong những vụ án có NCTN phạm tội mới chỉ là những quy định chung chung trong luật, chƣa có cơ chế và nguyên tắc bắt buộc thực hiện cũng nhƣ đảm bảo cho nó đƣợc thực hiện trên thực tế. Một số Thẩm phán còn hạn chế về năng lực
chuyên mơn, thiếu hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, cịn nặng nề về tƣ tƣởng xử lý tội phạm nhằm trừng trị, đấu tranh mà chƣa thấm nhuần quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc khi xử lý tội phạm do NCTN gây ra là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tạo điều kiện để cho họ phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.