Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động môi giới bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở việt nam (Trang 59 - 60)

Thông qua pháp luật về hoạt động môi giới, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết thị trường bất động sản. Nhưng nếu so với những quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể hoạt động môi giới, hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của c ác bên tham gia thì có lẽ những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động này hầu như chưa được hình thành mà còn mang tính “tự phát” như chính hoạt động của nó hiện nay. Có thể nhận xét công tác quản lý đối với hoạt động môi giới trong thị trường bất động sản như sau: không định hướng, không điều kiện kinh doanh và không có cơ quan đầu mối quản lý.

Ở những nước có thị trường bất động sản phát triển những quy định của pháp luật về quản lý hoạt động môi giới bất động sản được chú ý hoàn thiện nhằm tạo ra sự lành mạnh trong hoạt động của thị trường. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không có văn bản cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động môi giới bất động sản. Việc quản lý hoạt động này chỉ dựa trên những nguyên tắc chung của quản lý nhà nước và nguyên tắc tự do kinh doanh đối với ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nghị quyết 06/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản quy định giải pháp chung: “hoàn thiện và tăng cường năng lực hoạt động của c ác tổ chức tư vấn, môi giới, bảo hiểm và thông tin về bất động sản để tạo điều kiện cho thị

trườg bất động sản vẫn động minh bạch, hiệu quả”. Nhưng Nghị quyết này lại không đưa ra bất kỳ một quy định cụ thể nào về chính sách đối với hoạt động môi giới bất động sản.

Do hoạt động môi giới là nghề kinh doanh không cần có điều kiện nên việc thực hiện đăng ký kinh doanh được tiến hành như đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các ngành, nghề thông thường khác. Đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất đồng sản thì việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; đối với cá nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thì việc đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện.

Trong tất cả các văn bản có liên quan đến bất động sản và thị trường bất động sản chúng ta cũng không thể xác định được cơ quan đầu mối quản lý hoạt động môi giới bất động sản. Có rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý bất động sản và những giao dịch về bất động sản như Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở, Bộ Tư pháp quản lý về giao dịch bảo đảm... nhưng vì là ngành nghề kinh doanh không điều kiện nên cho đến nay không có một cơ quan nào ra văn bản điều chỉnh về vấn đề môi giới bất động sản hay cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh hoặc chí ít là cấp chứng chỉ hành nghề. Thực trạng này cũng cho thấy sự hạn chế trong thái độ điều tiết thị trường bất động sản của Nhà nước thông qua hoạt động môi giới. Nó cũng chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng sốt đất trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)