Về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động môi giới bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở việt nam (Trang 91 - 93)

Trước hết Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược về phát triển thị trường bất động sản. Trong đó có định hướng phát triển hệ thống các tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản nhằm từng bước tạo ra những tổ chức, cá nhân môi giới có trình độ, uy tín đáp ứng nhu cầu của thị trường; có biện pháp hạn chế sự phát triển, tiến tới từng bước giảm và loại bỏ những tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản thiếu chuyên nghiệp, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước.

Căn cứ vào các giải pháp đã nêu trên, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động môi giới bất động sản cũng cần phải được hoàn thiện cho phù hợp. Theo đó, cần phải xác định

thống nhất một cơ quan làm đầu mối quản lý đối với hoạt động môi giới bất động sản. Một chế độ quản lý bất động sản với nhiều cơ quan khác nhau sẽ gây ra hậu quả là việc quản lý đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản cũng sẽ do nhiều cơ quan quản lý. Điều đó sẽ tạo ra sự không thống nhất, trong khi bản thân bất động sản là thống nhất không thể chia cắt. Do đó cần phải giao cho một cơ quan cụ thể làm đầu mối quản lý hoạt động môi giới bất động sản.

Khi Quy chế hoạt động môi giới bất động sản quy định tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này phải có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, thì chúng ta hoàn to àn có thể nghĩ đến việc giao cho một cơ quan quản lý nhà nước về bất động sản thực hiện việc cấp giấy đăng ký kinh doanh đối với hoạt động này mà không quy định thực hiện việc đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện theo Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ khai sinh mà không thể kiểm soát được hoạt động của các tổ chức, cá nhân này.

Trong các cơ quan có liên quan đến việc quản lý bất động sản và thị trường bất động sản hiện nay ở nước ta là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp... theo ý kiến của chúng tôi nên chọn Bộ Xây dựng để giao nhiệm vụ quản lý hoạt động môi giới bất động sản. Khi đó, Bộ Xây dựng có quyền cấp giấy phép hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân môi giới nước ngoài tại Việt Nam; ở địa phương, Sở Xây dựng thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh môi giới của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi địa phương mình theo quy định.

Cơ sở của kiến nghị này trước hết đó là hiện nay Luật Thương mại 2005 đã có quy định mở rộng về hàng hoá, theo đó hàng hoá bao gồm tất cả những vật gắn liền với đất đai. Vật gắn liền với đất đai ở đây chủ yếu là nhà ở và các công trình xây dựng gắn liền với đất hiện nay đang do Bộ Xây dựng quản lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý đất đai với tư cách là một tài nguyên quan trọng của quốc gia, khi đất đai (quyền sử dụng đất) trở thành hàng hoá và đưa vào lưu thông trên thị trương thì cần có một cơ quan đủ sức để quản lý và vận hành thị trường này. Hơn nữa, hiện nay Luật Thương mại 2005 chưa có quy định thừa nhận đất đai (quyền sử dụng đất) là hàng hoá và mặc dù đất đai là cơ sở quan trọng đầu tiên của nhà ở và công trình xây dựng song nhà ở và công trình xây dự ng là hàng hoá bất động sản có thể được tăng lên không như đất đai. Thứ hai, thị trường bất

động sản chủ yếu hoạt động ở thị trường thứ cấp, trong đó môi giới bất động sản chủ yếu hoạt động với nhà ở và công trình xây dựng, còn môi giới chuyển quyền sử dụng đất thì rất hạn chế do xu hướng phát triển của thị trường bất động sản và chủ yếu giao dịch này được thực hiện ở thị trường sơ cấp. Thứ ba, Bộ Xây dựng là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý về đơn giá xây dựng công trình, định giá bất động sản là nhà ở, công trình xây dựng, hạ tầng (bao gồm cả đất đã được đầu tư xây dựng). Thứ tư, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam do Bộ Xây dựng đứng ra chủ trì thành lập và nắm các chức danh quản lý chủ yếu.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới cũng phải được xác định rõ ràng và quản lý chặt chẽ. Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 03/2000/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Chính phủ trao quyền cho một số cơ quan nhà nước như trung tâm đào tạo thuộc các Sở Xây dựng, cơ sở đào tạo như một số trường đại học, tổ chức nghề nghiệp Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản đối với những cá nhân có nhu cầu, đạt được trình độ và kinh nghiệm nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới bất động sản ở việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)