Trình tự thủ tục xử lý trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế trách nhiệm của chính phủ và các thành viên chính phủ trong nhà nước pháp quyền (Trang 43 - 48)

phạm. Do vậy, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ t-ớng Chính phủ có quyền đề nghị Chủ tịch n-ớc tạm đình chỉ công tác để Quốc hội xem xét, quyết định trong kỳ họp tiếp. Đây khơng phải là hình thức chịu trách nhiệm mà đ-ợc xem là biện pháp xử lý tạm thời để giải quyết những "nhu cầu bức xúc" trong khoảng thời gian Quốc hội khơng họp. Bởi sau khi đ-a ra hình thức tạm đình chỉ cơng tác để xem xét cần đ-a ra quyết định tiếp tục đảm nhiệm chức vụ nếu thấy việc đình chỉ là khơng có căn cứ; hoặc phải đ-a ra hình thức chịu trách nhiệm nh- miễn nhiệm, bãi nhiệm... đối với những tr-ờng hợp có sai phạm.

Nh- vậy, pháp luật quy định ứng với mỗi vị trí và mức độ sai phạm mà có hình thức trách nhiệm cho phù hợp. Việc phân biệt này góp phần đảm bảo tính cơng bằng trong xử lý trách nhiệm đối với cá nhân các thành viên chính phủ.

1.2.3. Trình tự thủ tục xử lý trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên chính phủ thành viên chính phủ

Thủ tục xử lý trách nhiệm đối với các thành viên chính phủ theo hai con đ-ờng: một là, bị đề nghị xử lý trách nhiệm theo quy định chung; hai là, Quốc hội quyết định bỏ phiếu tín nhiệm theo đề nghị của ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội. Nếu khơng đạt đ-ợc tín nhiệm của Quốc hội sẽ xem xét áp dụng các hình thức trách nhiệm theo thủ tục chung.

* Tr-ờng hợp bị đề nghị xử lý trách nhiệm theo quy định chung

- Đối với Thủ t-ớng Chính phủ theo trình tự: Chủ tịch n-ớc đề nghị Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ t-ớng.

- Phó Thủ t-ớng, Bộ tr-ởng và các thành viên khác của Chính phủ do Thủ t-ớng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch n-ớc miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với các chức danh này.

Thủ tục xử lý trách nhiệm đối với các thành viên chính phủ trong tr-ờng hợp thông th-ờng phải trải qua hai quy trình (đề nghị - miễn nhiệm/bãi nhiệm; hoặc đề nghị - phê chuẩn việc miễn nhiệm/ bãi nhiệm/ cách chức). Quy định này nhằm đảm bảo sự thận trọng trong quá trình xử lý trách nhiệm đối với các thành viên chính phủ, đồng thời tăng c-ờng trách nhiệm của ng-ời đứng đầu trong việc giám sát hoạt động của ng-ời d-ới quyền.

* Tr-ờng hợp bị đ-a ra bỏ phiếu tín nhiệm và đã khơng đạt đ-ợc tín nhiệm

Việc đ-a vào điều khoản các đại biểu Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm tại Điều 84 (thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm) là một điểm mới đáng hoan nghênh. Mặc dù là cơ quan quyền lực cao nhất n-ớc có quyền thành lập Chính phủ, nh-ng từ tr-ớc đến nay chủ yếu Quốc hội tiến hành bãi miễn các thành viên chính phủ khi có đề nghị của Thủ t-ớng Chính phủ. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm sẽ cho phép bất kỳ đại biểu Quốc hội nào cũng có thể đặt câu hỏi về t- cách và khả năng làm việc của các thành viên chính phủ, buộc Chính phủ và các thành viên chính phủ phải đề cao trách nhiệm, tránh tr-ờng hợp có những cơ quan của Chính phủ có nhiều bê bối, thể hiện khả năng yếu kém trong lãnh đạo, điều hành mà ng-ời đứng đầu cơ quan đó vẫn cố bám giữ vị trí.

Tr-ờng hợp xử lý trách nhiệm các thành viên chính phủ theo quy định chung, ng-ời đ-ợc quyền đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm là ng-ời giới thiệu (đối với Thủ t-ớng Chính phủ), ng-ời quản lý (đối với các thành viên khác của Chính phủ). Việc đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm là thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Để tăng c-ờng quyền chủ động cho Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện ng-ời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đ-ợc giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà n-ớc, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp

để xem xét, thảo luận, đánh giá về hành vi vi phạm của ng-ời đang đ-ợc xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ng-ời đó. Việc bổ sung quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tạo điều kiện kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các thành viên chính phủ. Quy định này cần thiết nhằm đảm bảo quá trình thực hiện dân chủ ở n-ớc ta hiện nay.

Mặc dù, bỏ phiếu tín nhiệm khơng phải là một biện pháp chế tài, mà là cơ sở để quy trách nhiệm, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài nh-ng nó có ý nghĩa quan trọng. Nó khơng chỉ mở rộng các tr-ờng hợp xem xét áp dụng trách nhiệm mà quan trọng hơn nó tạo áp lực buộc Chính phủ và các thành viên chính phủ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chủ thể có thẩm quyền đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên chính phủ là ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội. ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất hai m-ơi phần trăm (20%) tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ng-ời giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trình tự, thủ tục tiến hành theo các b-ớc sau:

- Đại diện cơ quan, tổ chức đ-ợc mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; ng-ời đang đ-ợc xem xét đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm có thể đ-ợc mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội quan tâm;

- Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội thảo luận;

- Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội biểu quyết. Trong tr-ờng hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tán thành đ-a ra bỏ phiếu tín nhiệm, thì Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội kiến nghị ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với ng-ời đó (Điều 34 Luật số 05/2003 về hoạt động giám sát của Quốc hội).

Trình tự bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên chính phủ đ-ợc tiến hành nh- sau:

- ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc bỏ phiếu tín nhiệm; - Ng-ời đ-ợc đ-a ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình tr-ớc Quốc hội;

- Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm.

Trong tr-ờng hợp khơng đ-ợc quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc ng-ời đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn ng-ời đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức ng-ời không đ-ợc Quốc hội tín nhiệm (Điều 88 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001). ở đây chế định tín nhiệm hay cịn gọi là chế định bất tín nhiệm đã đ-ợc Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội tách thành chế định tín nhiệm và mất tín nhiệm. Trong tr-ờng hợp mất tín nhiệm, tức là khơng cịn tín nhiệm nữa mới đ-ợc tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm.

Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm sẽ kết thúc nếu ng-ời bị bỏ phiếu đạt đ-ợc sự tín nhiệm của Quốc hội, ng-ợc lại tr-ờng hợp khơng đạt tín nhiệm sẽ tiếp tục xem xét quy trách nhiệm. Trong giai đoạn này mới áp dụng hình thức chế tài.

Tr-ờng hợp khơng đạt đ-ợc tín nhiệm (khơng đ-ợc quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc ng-ời đã giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm ng-ời đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức ng-ời khơng đ-ợc Quốc hội tín nhiệm. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức đ-ợc tiến hành theo quy định tại Điều 33 của Nghị quyết số 07/2002/QH11:

- ủy ban Th-ờng vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức;

- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với Tr-ởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan. Tr-ớc khi Quốc hội thảo luận, ng-ời bị đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể;

- Chủ tịch Quốc hội báo cáo tr-ớc Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và tiến hành biểu quyết về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức bằng cách bỏ phiếu kín;

- Quốc hội thảo luận, thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch n-ớc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ t-ớng, Bộ tr-ởng và các thành viên khác của Chính phủ (Điều 103 Hiến pháp năm 1992 đã đ-ợc sửa đổi, bổ sung).

* Tr-ờng hợp cho từ chức

Nếu nh- hai tr-ờng hợp xem xét trên việc áp đặt trách nhiệm hoàn toàn do khách quan: bị đề nghị áp dụng trách nhiệm, hoặc bị bỏ phiếu tín nhiệm thì ở đây lúc đầu chủ thể tự mình quyết định việc từ chức nh-ng bản thân có khuyết điểm nên việc quyết định có đ-ợc từ chức hay khơng lại hồn toàn theo quy định của pháp luật.

Ng-ời xin từ chức gửi đơn đến cơ quan hoặc ng-ời đã giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ đó. Cơ quan hoặc ng-ời đã giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm tại kỳ họp Quốc hội gần nhất (Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001).

Nh- vậy, với tr-ờng hợp xin từ chức để tránh hiện t-ợng lợi dụng việc từ chức nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp luật đòi hỏi việc xem xét phải tiến

hành theo trình tự, thủ tục chung, sau khi xem xét, đánh giá lý do từ chức sẽ quyết định miễn nhiệm, phê chuẩn việc miễn nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế trách nhiệm của chính phủ và các thành viên chính phủ trong nhà nước pháp quyền (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)