Hình thức trách nhiệm ch-a quy định cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế trách nhiệm của chính phủ và các thành viên chính phủ trong nhà nước pháp quyền (Trang 76 - 80)

Hiến pháp quy định các hình thức trách nhiệm đối với các thành viên chính phủ, Luật Tổ chức Chính phủ thuộc loại Hiến pháp về tổ chức Chính phủ phải quy định rõ các hình thức trách nhiệm đối với từng chức danh nh- đối với các chức danh do bầu (Thủ t-ớng Chính phủ) khi nào thì bị miễn nhiệm, khi nào bị bãi nhiệm và đối với các chức danh do bổ nhiệm (Phó Thủ t-ớng, Bộ tr-ởng và các thành viên khác của Chính phủ) khi nào bị miễn nhiệm, khi nào bị cách chức, từ chức, tạm đình chỉ cơng tác, nh-ng Luật Tổ chức Chính phủ vẫn quy định chung chung dẫn đến tình trạng nhiều bộ, ngành mắc sai phạm lớn nh-ng ng-ời đứng đầu vẫn lãnh đạo, điều hành. Thực tế có tr-ờng hợp khi đ-a ra xem xét trách nhiệm đối với thành viên chính phủ, Quốc hội khơng biết phải áp dụng hình thức nào hoặc có áp dụng vẫn có sự khơng thống nhất, không thỏa mãn ngay cả với các đại biểu Quốc hội.

Do không phân biệt các dấu hiệu để quy trách nhiệm đối với từng hình thức mà khơng có cơ sở để quy trách nhiệm. Ngay nh- hình thức miễn nhiệm và bãi nhiệm, bản chất giữa chúng hoàn toàn khác nhau nh-ng khi áp dụng vẫn có v-ớng mắc, nhiều khi khơng đảm bảo cơng bằng lấy số đông áp đảo số ít, hay có sự cào bằng giữa miễn nhiệm những ng-ời vì lý do sức khỏe với những ng-ời thực sự có khuyết điểm. Nếu chỉ áp dụng miễn nhiệm với những ng-ời thực sự có khuyết điểm thì cũng giống nh- các ông từ số 01 đến số 07 là miễn nhiệm, nh- vậy là không hợp lý, khơng hay. Bởi vậy, đã có ý kiến cho rằng nếu bãi nhiệm, cách chức thì hết chuyện, ng-ời ta dùng từ "miễn nhiệm" là có cái ý của ng-ời ta, nó vừa nhẹ nhàng lại lịch thiệp.

Tóm lại, nhìn lại những năm gần đây, hoạt động của Chính phủ nổi lên hai vấn đề rất đáng quan tâm. Đó là tính chịu trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên chính phủ; hai là cơ chế xử lý trách nhiệm đối với Chính phủ và các thành viên chính phủ. Hiến pháp và tiếp đó là hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định h-ớng dẫn về vấn đề này nh-ng q trình kiểm sốt

và xử lý trách nhiệm đối với tập thể chính phủ và các thành viên chính phủ vẫn cịn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xử lý trách nhiệm khó khăn. Tr-ớc hết đó là khung pháp lý về vấn đề này ch-a hoàn chỉnh. Hiến pháp năm 1992 đ-ợc ban hành trong thời kỳ đầu đổi mới, mặc dù đã đ-ợc sửa đổi, bổ sung năm 2001 nh-ng cũng chỉ mang tính chắp vá, cịn những quy định khơng phù hợp. Pháp luật về cơ chế trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên chính phủ cịn nhiều khoảng trống, có những quy định chỉ mang tính hình thức. Tiếp đến, Luật Tổ chức Chính phủ đ-ợc soạn thảo trong khuôn khổ Hiến pháp năm 1992. Ngay trong Hiến pháp, vấn đề trách nhiệm Chính phủ cũng ch-a đ-ợc quy định một cách thực sự khoa học. Đây là một thách thức bởi Luật Tổ chức Chính phủ không thể sinh ra một cơ chế trách nhiệm đối với Chính phủ mà Hiến pháp khơng quy định, chỉ có thể cụ thể hóa quy trình để thực hiện cơ chế hiện có. Có thể dẫn ra một vài ví dụ nh-: Hiến pháp quy định Chính phủ chịu trách nhiệm tr-ớc Quốc hội nh-ng không quy định cơ chế để quy trách nhiệm của tập thể chính phủ; Hay quy định Bộ tr-ởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tr-ớc Thủ t-ớng, nh-ng lại không quy định một chế tài Hiến pháp mà Thủ t-ớng đ-ợc sử dụng để quy kết trách nhiệm của Bộ tr-ởng cũng nh- các thành viên khác của Chính phủ. Trong q trình xây dựng Nhà n-ớc pháp quyền đòi hỏi phải quy định lại những vấn đề này cho phù hợp.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ còn cồng kềnh nhiều tầng nấc trung gian, tạo cơ sở cho việc trốn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và tình trạng chia cắt thiếu sự phối hợp trong công việc dẫn đến một việc do nhiều cơ quan, nhiều ng-ời phụ trách phải chờ đợi xin ý kiến, thỏa thuận làm chậm trễ công việc và không ai chịu trách nhiệm theo kiểu "lắm sãi khơng ai đóng cửa chùa", "cha chung khơng ai khóc"...

Mặt khác, ở n-ớc ta hầu hết các cơ quan nhà n-ớc th-ờng làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số, nên rất khó xác định trách

nhiệm pháp lý thuộc về ai. Vì thế nói tới trách nhiệm của Chính phủ nói riêng và trách nhiệm của chính quyền nói chung chủ yếu nói tới "trách nhiệm tập thể", một loại trách nhiệm không của riêng ai, hay nói cách khác là "khơng ai có trách nhiệm" nên th-ờng hịa cả làng. Thêm vào đó là những lý do tế nhị nh- để giữ uy tín cho cán bộ hay tạo điều kiện cho cán bộ làm việc, tình trạng cả nể trong công tác nên ng-ời ta có tâm lý ngại xác định trách nhiệm cá nhân. Và nếu có xác định đ-ợc trách nhiệm thuộc về ai thì cũng rất ít khi ng-ời làm sai phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhất là đối với những ng-ời có quyền hạn chức vụ quan trọng. Do vậy, mỗi khi có việc làm sai trái họ th-ờng bao che hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Cịn nếu có truy cứu trách nhiệm thì biện pháp trừng phạt cũng rất nhẹ hoặc mang tính hình thức. Thơng th-ờng ng-ời ta u cầu cơ quan nhà n-ớc cấp d-ới hay những ng-ời có hành vi sai trái phải "tự kiểm điểm nghiêm túc" và bị phê bình nghiêm khắc hoặc phải "thành khẩn tự xử, rút kinh nghiệm...".

Trong nhiều phiên trả lời chất vấn, các thành viên chính phủ hầu nh- muốn đổ lỗi cho cơ chế mà không nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc thay đổi cơ chế cũng nh- con ng-ời. Ch-a thấy đ-ợc con ng-ời với cơ chế là một. Văn hóa từ chức ch-a đ-ợc nhận thức rõ trong hàng ngũ các vị Bộ tr-ởng và chính khách ở Việt Nam. Họ chỉ đ-ợc muốn làm quan để đ-ợc h-ởng mọi thứ từ bổng lộc đến cả những vinh hoa mà không muốn thay đổi một thực tại, tạo nên sự kém cỏi và đang có nguy cơ hủy hoại cả một quốc gia.

Các thành viên chính phủ ch-a thấy đ-ợc tính chất thống nhất trong hoạt động của Chính phủ nh- là một tổ chức chặt chẽ, giữa các bộ cịn có rất nhiều quyết định mâu thuẫn chồng chéo lên nhau, ba thứ giấy cho một ngơi nhà là một ví dụ rất đậm nét. Sở dĩ có hiện t-ợng này là bởi vì các phiên họp của Chính phủ quá là th-a thớt. Một tháng họp một lần, trong khi đó ở các n-ớc khác, trung bình cứ một tuần Chính phủ họp một lần. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử phiên họp Chính phủ chính là phiên thiết triều của các triều đại

phong kiến. Thiết triều hàng ngày, mà không phải hàng tháng một lần nh- chúng ta hiện nay. Pháp luật n-ớc ta quy định về vấn đề này mang nhiều âm h-ởng của cách thức làm việc của cơ quan lập pháp, với đặc tính là bàn bạc, mà khơng phải mang tính hành pháp của một cơ quan điều hành. Phiên họp bất th-ờng của Chính phủ chỉ đ-ợc tổ chức khi có ý kiến đồng ý của trên một phần ba (1/3) các thành viên.

Có lẽ trong quy định và nhất là cung cách làm việc của Chính phủ chúng ta còn rất nặng về cơ chế tập thể lãnh đạo, làm cho chúng ta bị bỏ lỡ bao nhiêu vận hội. Và cộng với việc không quy kết đ-ợc sự chịu trách nhiệm cá nhân, đáng lý ra phải có trong một cơ chế vận hành của mọi chế độ chính trị. Trong khi đó cơ quan hành pháp của thế giới ngày càng đi vào cơ chế thủ tr-ởng. Trong chế độ chính trị phong kiến, mọi thứ chúng ta đều có thể quy kết cho nhà vua, trong chế độ tổng thống Mỹ hiện nay, họ có thể quy kết cho Tổng thống và ngay cả chế độ Nội các của Anh quốc ngày nay cũng có xu h-ớng quy về cho Thủ t-ớng Chính phủ [22].

Những nguyên nhân chính kể trên khiến việc xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm khó khăn, nhiều khi khơng đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân, làm giảm lịng tin vào hoạt động của Chính phủ, của Nhà n-ớc.

Ch-ơng 3

một số giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên chính phủ trong

Nhà n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế trách nhiệm của chính phủ và các thành viên chính phủ trong nhà nước pháp quyền (Trang 76 - 80)