Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát

2. 2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu, phân tích số liệu và đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với những trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học một cách toàn diện.

2.2.2. Tiến trình nghiên cứu

Đề tài “Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc

Kạn, tỉnh Bắc Kạn” được tiến hành khảo sát trong năm học 2020-2021, theo 4 giai

đoạn như sau: * Giai đoạn 1:

Tiến hành xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài. * Giai đoạn 2:

- Nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm chỗ dựa lý thuyết cho đề tài.

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra.

- Hoàn thiện mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra thực trạng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

* Giai đoạn 3:

Xử lý số liệu thu được về kết quả nghiên cứu của đề tài * Giai đoạn 4:

Sửa chữa và hoàn thiện đề tài.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới vấn đề quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá thực trạng xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia và quản lý, xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất các biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

- Cán bộ quản lý: 12 (cán bộ Sở, phòng GD&ĐT; hiệu trưởng, hiệu phó Trường TH Dương Quang, Trường TH Xuất Hóa,Trường TH Nông Thượng).

- Lãnh đạo đảng, chính quyền và các đoàn thể các xã, phường trên địa bàn thành phố (01 phường, 02 xã): 10 người;

- Cha mẹ học sinh: 10 người

2.2.5. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

2.2.5.1. Phương pháp khảo sát

Để triển khai các nội dung nghiên cứu nêu trên, chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,...

2.2.5.2. Phương thức xử lí số liệu

Để có những nhận xét khách quan về kết quả nghiên cứu, sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Cụ thể: - Tính số trung bình cộng: X = 1 n i xi n   Trong đó: + X: Số trung bình cộng + 1 n i xi  

: Tổng điểm đạt được của khách thể nghiên cứu + n: số khách thể được nghiên cứu

- Tính số phần trăm: % = m 100 n  Trong đó: + m: Số lượng khách thể trả lời + n: Số lượng khách thể nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

Chúng tôi quy ước điểm như sau: Không thường xuyên, Không hiệu quả, Không ảnh hưởng, Không khả thi, Không cấp thiết: 1 điểm.

Đôi khi; Thỉnh thoảng; Ít hiệu quả, Ảnh hưởng một phần, Ít khả thi, Ít cấp thiết: 2 điểm.

Rất thường xuyên, Rất hiệu quả, Ảnh hưởng nhiều; Rất khả thi, rất cấp thiết: 3 điểm. Áp dụng công thức: (max- min)/n để tính khoảng phân biệt giữa các mức độ ta có: (3-1)/3= 0.67. Khoảng điểm cụ thể như sau:

Mức thấp: Không thường xuyên, Không hiệu quả, Không ảnh hưởng, Không khả thi, Không cấp thiết: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.67

Mức trung bình: Đôi khi; Thỉnh thoảng; Ít hiệu quả, Ảnh hưởng một phần, Ít khả thi, Ít cấp thiết: 1.68 ≤ ĐTB ≤ 2.35

Mức cao: Rất thường xuyên, Rất hiệu quả, Ảnh hưởng nhiều; Rất khả thi, rất cấp thiết: 2.36 ≤ ĐTB ≤ 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)