Kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Trong quá trình tổ chức xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt tới mục tiêu xác định. Hiệu trưởng trường tiểu học cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 của từng tiểu ban để theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1 thể hiện qua các công việc như:

- Xác định nôi dung kiểm tra hoạt động của từng tiểu ban về thực hiện yêu cầu của từng chuẩn như: Xây dựng lộ trình cần thực hiện xong từng chuẩn; Đánh giá việc thực hiện các chuẩn của từng tiểu ban trên cơ sở so sánh với lộ trình và yêu cầu đáp ứng từng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; Điều chỉnh hoạt động, hiệu quả thực hiện của từng tiểu ban khi có sự chênh lệch so với lộ trình, mục tiêu đặt ra; Trường hợp cần thiết có thể phải điều chỉnh lộ trình, mục tiêu đã đặt ra.

- Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra. - Ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

- Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ, sổ sách, giáo án, dự giờ giáo viên, dự buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề của các tổ chuyên môn.

- Kiểm tra qua báo cáo của các đoàn thể nhà trường.

- Tổ chức họp, đánh giá rút kinh nghiệm và đưa các biện pháp khắc phục, những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện kể hoạch.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

1.5.1. Các cơ chế chính sách nhà nước

Muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1, cần tạo cơ chế chính sách thỏa đáng, phù hợp với thực tiễn giáo dục từng vùng miền. Bên cạnh đó rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham mưu của cơ quan QLGD từ Trung ương đến địa phương vì đây là nhân tố mang tính quyết định. Công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan và năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của cơ quan QLGD ở địa phương.

Các cơ chế chính sách nhà nước tác động đến công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 thường liên quan đến các vấn đề sau:

Chính sách phát triển giáo dục tiểu học: Với phương châm phát triển GD&ĐT của Đảng và nhà nước trong thời kỳ đổi mới đó là nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, cùng với nhiều chính sách GD&ĐT nói chung và chính sách phát triển giáo dục TH nói riêng đã tạo điều kiện cho địa phương trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1.

- Chính sách phân cấp QLGD đang diễn ra theo phương thức tăng cường tự chủ và sự chịu trách nhiệm tạo cho các địa phương và các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong công tác quản lý hoạt động của nhà trường.

- Chính sách phát triển đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo: Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư TW Đảng, Nghị quyết số 90 của Thủ tướng Chính phủ có tác dụng yêu cầu các cấp QLGD và từng CBQL, giáo viên phải phấn đấu theo hướng chuẩn hóa để nâng cao chất lượng công tác [11].

- Chính sách luân chuyển CBQL và GV: Chính sách này nhằm mục tiêu tăng cường CBQL và GV có kinh nghiệm cho những vùng còn khó khăn, tạo ra chất lượng

đồng đều trong giáo dục. Mặt khác chính sách này còn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tố chất năng động của đội ngũ CBQL và GV giỏi thông qua các hoạt động thực tiễn.

1.5.2. Những yếu tố về kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hội tâm lý xã hội

Trên diện toàn cầu nhà trường luôn có mối quan hệ với cộng đồng xã hội nhằm phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH. Các yếu tố về KT-XH có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục bao gồm: Điều kiện kinh tế, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí... Mặt khác truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến công tác xây dựng trường TH đạt CQG. Hiệu trưởng của trường TH phải là người am hiểu tình hình KT- XH, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của địa phương, có mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội, mới có thể làm tốt được công tác giáo dục. Đây là yếu tố khách quan, cần được quan tâm khai thác trong công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

1.5.3. Các yếu tố thuộc về nhà trường

- Năng lực của cán bộ quản lý:

Để xây dựng và phát triển nhà trường đáp ứng 5 tiêu chuẩn của trường TH đạt CQG mức độ 1 Hiệu trưởng nhà trường cần:

- Nhận thức được xu thế chung về đổi mới QLGD, cần nâng cao trình độ QLGD, có tư duy lí luận, nắm chắc các trụ cột của hoạt động QLGD để điều hành và phát triển nhà trường. Hiệu trưởng cần xác định các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, rèn luyện kĩ năng, phương pháp quản lý, xác định được nguyên tắc và động lực biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả QLGD nhà trường.

- Nhận thức rõ vai trò lãnh đạo, quản lý, Hiệu trưởng phải thể hiểu rõ vai trò trong quá trình vận hành nhà trường, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn của trường TH đạt CQG 1 và mục tiêu đổi mới giáo dục [5].

Thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ Hiệu trưởng của trường TH chưa đồng bộ, tinh thần phấn đấu rèn luyện của cán bộ QLGD nói chung ảnh hưởng rất lớn đến công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1.

Sự phân công quản lý Nhà nước về công tác giáo dục còn bất cập, các nhân tố trong hệ thống giáo dục như: quy mô, mạng lưới trường lớp, HS, số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung, công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 nói riêng.

- Nhận thức của giáo viên, phụ huynh: Để các trường đạt chuẩn quốc gia khẳng định được chất lượng giáo dục, tạo được uy tín và niềm tin đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các bậc phụ huynh học sinh cũng như toàn xã hội, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức cao về nhiệm vụ và trách nhiệm; nhiệt tình, tâm huyết, không quản khó khăn để huy động, duy trì số lượng học sinh và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được đẩy mạnh. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các nguồn lực huy động hỗ trợ cho giáo dục được sử dụng có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống hoá các quan điểm của các tác giả trong nước và ngoài nước về các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề tài: QL, khái niệm chuẩn, xây dựng, lý luận về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Luận văn tập trung đi sâu vào làm rõ nội dung quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức triển khai xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Chỉ đạo thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bao gồm 4 yếu tố: Những yếu tố về quản lý nhà nước;

Những yếu tố về kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hội; Các yếu tố về quản lý nhà trường;

Nội dung chương 1 của luận văn đã đưa ra những vấn đề về lí luận chủ yếu làm cơ sở khoa học cho công tác xây dựng trường TH đạt CQG mức độ 1 ở thành phố Bắc kạn, tỉnh Bắc Kạn sẽ được đề cập trong chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở THÀNH PHỐ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN 2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1 Tình hình kinh tế - văn hóa, giáo dục - đào tạo của thành phố Bắc Kạn

Thành phố Bắc Kạn nguyên là thị xã Bắc Kạn được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Kạn vào năm 2015, là trung tâm tỉnh lị của tỉnh Bắc Kạn. Với những lợi thế phát triển kinh tế, văn hóa thì giáo dục - đào tạo của thành phố Bắc Kạn trong những năm qua cũng có những thay đổi đáng kể. Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm học 2020 - 2021 của phòng GD & ĐT của Thành phố Bắc Kạn tính đến tháng 4 năm 2021 toàn thành phố có 22 trường công lập, 304 lớp với 9.863 học sinh. Trong đó: Bậc giáo dục Mầm non: 08 trường, 89 lớp mẫu giáo với 2.370 trẻ ; Bậc Giáo dục Tiểu học: 08 trường, 142 lớp với 4.527 học sinh; Bậc Giáo dục THCS: 06 trường, 74 lớp với 3.001 học sinh. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 1 trường Mầm non tư thục với 11 nhóm lớp có 270 trẻ.

Trong nhiều năm gần đây chất lượng giáo dục luôn được giữ vững, nâng cao, đảm bảo được thực chất, vững chắc, tập trung vào việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tỉ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt 100%, tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt từ 98% trở lên .

Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhiều năm qua, với sự đầu tư của các ngành, các cấp, sự đóng góp của các ban ngành đoàn thể; hội khuyến học, các doanh nghiệp; các mạnh thường quân, nhiều trường thuộc đơn vị phòng GD &ĐT thành phố Bắc Kạn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Nhiều cá nhân và tập thể đơn vị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, nhận Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

2.1.2. Khái quát tình hình xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phốBắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn thành phốBắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

2.1.2.1. Mạng lưới các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thành phố Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 2 xã. Các xã phường đều có trường lớp riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong độ tuổi đến trường được đi học. Hệ thống mạng lưới trường lớp được duy trì và phát triển ở tất cả các cấp học. Dưới đây là bảng số liệu thu thập được do phòng GD & ĐT thành phố cung cấp cũng như khảo sát tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn Bảng 2.1. Tổng số trƣờng, lớp năm học 2020 - 2021 STT Trƣờng Số lớp Số HS Tỷ lệ HS/lớp 1 Tiểu học Đức Xuân 31 1146 37 2 Tiểu học Phùng Chí Kiên 23 771 33,5 3 Tiểu học Sông Cầu 25 833 33,3 4 Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 19 673 35,4 5 Tiểu học Dương Quang 10 198 19,8 6 Tiểu học Xuất Hóa 10 255 25,5 7 Tiểu học Huyền Tụng 14 383 27,3 8 Tiểu học Nông Thượng 10 228 22,8

Tổng cộng 142 4527 31,9

(Nguồn số liệu từ phòng GD & ĐT thành phố Bắc Kạn)

Bảng 2.1. cho thấy mạng lưới trường, lớp ở bậc TH đã được phân bố hợp lý, mỗi xã phường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đều có trường đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân toàn thành phố. 100% các trường có đủ các khối lớp học, tỉ lệ bình quân số học sinh trên lớp toàn thành phố là 31,9 học sinh/lớp. Trong đó trường có tỉ lệ học sinh/lớp đông nhất là trường tiểu học Đức Xuân: 37 học sinh; trường có tỉ lệ học sinh trung bình trên lớp thấp nhất là trường tiểu học Dương Quang: 19,8 học sinh.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất ở các trường tiểu họcthành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Cơ sở vật chất, phòng học đã được đầu tư về cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân tại thành phố Bắc Kạn. Số liệu dưới đây là thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 2.2. Xây dựng CSVC ở các trƣờng tiểu học năm học 2020 - 2021

Trƣờng Số lớp Phòng học Tỉ lệ phòng

/lớp

Tổng số Kiên cố

Tiểu học Đức Xuân 31 31 31 1 Tiểu học Phùng Chí Kiên 23 23 23 1 Tiểu học Sông Cầu 25 25 25 1 Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai 19 19 19 1 Tiểu học Dương Quang 10 10 10 1 Tiểu học Xuất Hóa 10 10 10 1 Tiểu học Huyền Tụng 14 14 14 1 Tiểu học Nông Thượng 10 10 10 1

Tổng 142 142 142 1

(Nguồn số liệu từ phòng GD & ĐT thành phố Bắc Kạn)

Số liệu bảng 2.2. cho thấy trong năm học 2020 - 2021 bậc tiểu học toàn thành phố có 142 phòng học. Các trường cơ bản đảm bảo đủ số phòng học theo quy định, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%.

Theo thống kê từ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển GD & ĐT của thành phố Bắc Kạn năm học 2020 - 2021, hiện nay trên toàn thành phố chỉ có 09 phòng học chức năng và phòng chuyên môn, trong đó: Phòng học Âm nhạc: 04, Phòng học Tin học: 03, Phòng học Ngoại ngữ: 01, Phòng đa chức năng: 01. Như vậy, theo quy định hiện hành của Điều lệ trường điều lệ trường Tiểu học, đối chiếu với chuẩn quốc gia thì hầu hết các trường đang thiếu phòng học chức năng và phòng học chuyên môn.

2.1.2.3 Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên

Hàng năm ngành giáo dục thường xuyên rà soát, tham mưu xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ CBQL đến năm 2022 và định hướng đến năm 2030, thực hiện sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong ngành đảm bảo đồng bộ về cơ cấu.

Bảng 2.3.Chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2020 - 2021 Cấp học Tổng số CB,GV CBQL, GV, NV có trình độ chuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)