Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

2.3.1.1 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Để tìm hiểu thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn tổ chức và quản lý nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1, phụ lục 1. Kết quả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo tiêu chuẩn “Tổ chức và quản lý nhà trƣờng” STT

Tiêu chí

Đạt Không đạt

SL % SL %

1 Phương hướng, chiến lược xây dựng và

phát triển nhà trường 54 100 0 0 2 Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối

với trường tư thục) và các hội đồng khác 54 100 0 0 3 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các

đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường 54 100 0 0 4 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên

STT

Tiêu chí

Đạt Không đạt

SL % SL %

5 Khối lớp và tổ chức lớp học 54 100 0 0 6 Quản lý hành chính, tài chính và tài sản 54 100 0 0 7 Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên 37 68.5 17 31.5 8 Quản lý các hoạt động giáo dục 30 55.5 24 45.5 9 Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở 54 100 0 0 10 Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học 54 100 00 0

Tổng 92.4 7.6

Kết quả bảng 2.5 cho thấy đối với tiêu chuẩn 1, trong 3 trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 2 tiêu chí “Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên” và “Quản lý các hoạt động giáo dục” vẫn còn một bộ phận CBQL, GV đánh giá ở mức chưa đạt (7.6%).

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô. T. U, hiệu trưởng trường tiểu học Nông Thượng - là một trong 3 trường hiện chưa đạt chuẩn với câu hỏi “ Đồng chí có thể cho biết nguyên nhân tại sao ở hai tiêu chí 1.7 và 1.8 vẫn còn có ý kiến đánh giá chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1”? Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Đây là hai tiêu chí vẫn có những điểm chưa đạt. Cụ thể là điểm b của tiêu chí 1.7 (Phân công sử dụng cán bộ quản lý giáo viên nhân viên rõ ràng, hiệu quả) và điểm c của tiêu chí 1.8 (Kế hoạch giáo dục được rà soát đánh giá kịp thời). Với tiêu chí 1.7 do các trường hiện nay thiếu giáo viên nên việc phân công giáo viên dạy các môn như Tiếng Anh, nhạc, họa…khá khó khăn. Giải pháp hiện tại các trường đang phải sử dụng chung giáo viên dạy các môn này. Còn với tiêu chí 1.8, do nhiều giáo viên cao tuổi, sức ì lớn nên việc xây dựng kế hoạch giáo dục đôi khi không kịp thời, thiếu cập nhật. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý.”

Như vậy, có thể thấy rằng, để đạt được tiêu chuẩn 1, các trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn cần có giải pháp về công tác nhân sự để đảm bảo đủ cơ cấu, số lượng giáo viên đảm nhận tốt việc giảng dạy tất cả các môn học theo quy định.

2.3.1.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

Một trong các tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì tiêu chuẩn về Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh là tiêu chuẩn quan trọng. Khảo sát về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

STT Tiêu chí Đạt Không đạt

SL % SL %

1 Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 54 100 0 0 2 Đối với giáo viên 37 68.5 17 31.5 3 Đối với nhân viên 54 100 0 0 4 Đối với học sinh 54 100 0 0

Tổng 92.1 7.9

Kết quả bảng 2.6 cho thấy trong các tiêu chuẩn về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, đa số các tiêu chí đều được đánh giá ở mức đạt với 100% số ý kiến; Duy nhất tiêu chí 2.2 vẫn còn 31.5% số ý kiến đánh giá ở mức chưa đạt. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với thầy giáo M.Đ.T, Hiệu trưởng trường tiểu học Xuất Hoá về lí do tiêu chí 2.2 vẫn còn có những ý kiến đánh giá chưa đạt, câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Trong tiêu chí 2.2, có một số nội dung. Tuy nhiên, nội dung không đạt là “Số lượng giáo viên đảm bảo để dạy các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học”. Cụ thể là các trường tiểu học hiện nay thiếu giáo viên dạy các môn tiếng Anh, Nhạc, Họa. Chúng tôi đang cố gắng điều tiết thời khóa biểu sao cho có thể liên kết với trường bạn để sử dụng chung giáo viên cho những môn này. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Một số giáo viên còn chưa đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định mới”.

Như vậy, có thể thấy rằng cơ cấu, đội ngũ giáo viên hiện nay ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn là một trong những vấn đề cần quan tâm. Đa số các trường đều đủ về số lượng theo định biên, song với các môn chuyên biệt, số giáo viên phụ trách hiện tại chưa đáp ứng. Đây lại là những môn không phải giáo viên nào cũng có

thể dạy được. Do đó, giải pháp chung nhiều trường hiện nay đang vận dụng là các trường sử dụng chung giáo viên của những môn này. Tuy nhiên, về lâu dài, giải pháp này không phải là tối ưu. Bài toán đặt ra cho các nhà quản lý trong việc cần tìm ra một giải pháp khả thi trong khâu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để có thể đạt được tiêu chí 2.2 với tuyệt đối số ý kiến.

2.3.1.3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Tìm hiểu thực trạng tiêu chuẩn này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện tiêu chuẩn 3 cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

STT Tiêu chí Đạt Không đạt

SL % SL %

1 Khuôn viên, sân chơi, sân tập 40 74.1 14 25.9 2 Phòng học 54 100 0 0 3 Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành

chính - quản trị 0 0 54 100 4 Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước 0 0 54 100 5 Thiết bị 42 77.8 12 22.2 6 Thư viện 45 83.3 19 6.7

Tổng 55.9 42.5

Kết quả bảng 2.7 cho thấy đối với 6 tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3, chỉ có 1/6 tiêu chí được 100% số ý kiến đánh giá là đạt: Phòng học (100%); 2/6 tiêu chí được 100% ý kiến đánh giá là không đạt “Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính - quản trị” và “Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước”; Những tiêu chí còn lại có đa số ý kiến đánh giá ở mức đạt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận ý kiến đánh giá những tiêu chí này ở mức không đạt: “Khuôn viên, sân chơi, sân tập” (Đạt: 74,1%; Không đạt: 25,9%).

Trao đổi với cô giáo N.T.H.X, giáo viên trường tiểu học Dương Quang với câu hỏi: “Cô đánh giá như thế nào về tiêu chí Khối phòng phục vụ học tập và khối phòng

hành chính - quản trị và tiêu chí Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước của nhà

trường?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Những bộ môn cần có phòng học

chuyên biệt như Âm nhạc, tin học, giáo dục nghệ thuật, thiết bị giáo dục theo quy định thì hiện tại chưa có; Về khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước thì chưa đảm bảo sử dụng thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Hiện tại, trường tiểu học Dương Quang có một số học sinh khuyết tật theo học hòa nhập. Tuy nhiên, khu vệ sinh chưa đảm bảo thuận lợi cho các em này”.

Với tiêu chí Thiết bị và thư viện, qua kiểm tra sổ sách quản lý thư viện, chúng tôi được biết: Các thiết bị hiện nay chưa có phòng riêng để bảo quản nên hỏng hóc nhiều, hàng năm chưa được kiểm kê, sửa chữa; Thư viện mặc dù được trang bị đủ số sách báo tối thiểu cho học sinh song hàng năm không được bổ sung, cập nhật nên chưa thu hút được nhiều học sinh đến thư viện. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa đọc của học sinh nhà trường. Đây cũng là 1/5 tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí không đạt nhất.

2.3.1.4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng xây dựng tiêu chuẩn 4: quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở các trƣờng tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

STT Tiêu chí

Đạt Chƣa đạt

SL % SL %

1 Ban đại diện cha mẹ học sinh 54 100 0 0 2 Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và

phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

47 87 7 13

Kết quả bảng 2.8 cho thấy 100% các trường đều đạt các tiêu chí 4.1 “Ban đại diện cha mẹ học sinh”. Qua trao đổi với bác Nguyễn Văn N, phụ huynh em Nguyễn Văn M, trường tiểu học Xuất Hoá về vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường, chúng tôi được biết: “Hàng tháng nhà trường đều gửi kết quả học tập và rèn luyện của con về cho gia đình. Khi có sự cố hay tình huống nào đó xảy ra, cô giáo chủ nhiệm sẽ liên lạc ngay với phụ huynh để thông báo và cùng bàn cách giải quyết. Tôi

nhận thấy yên tâm khi cho con học ở đây”.

Quan sát một buổi họp phụ huynh cuối năm tại trường tiểu học Dương Quang chúng tôi nhận thấy việc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh rất cởi mở, dân chủ. Giáo viên lắng nghe và ghi lại tất cả mọi ý kiến của phụ huynh. Đây là lí do tiêu chuẩn này được đánh giá cao về mức độ đạt được.

Tuy nhiên đối với tiêu chí 4.2 “Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền

và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường?” vẫn còn 13% số ý kiến đánh

giá ở mức chưa đạt. Qua phỏng vấn thấy N.T.U, hiệu trưởng Trường tiểu học Nông Thượng về tiêu chí này, chúng tôi được biết: “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên; Chủ yếu ban giám hiệu nhà trường chỉ trao đổi với cán bộ xã; Việc tuyên truyền chưa đến được tới từng người dân trong thôn, xã.”

Do đó, có thể thấy rằng, để cải thiện tiêu chí này, các trường tiểu học cần quan tâm tới công tác tuyên truyền đến người dân nhiều hơn, cụ thể là thay đổi hình thức tuyên truyền.

2.3.1.5 Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng tiêu chuẩn về Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục ở các trƣờng tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Tiêu

chí Nội dung tiêu chuẩn 5 Đạt Không đạt

SL % SL %

1 Kế hoạch giáo dục của nhà trường 54 100 0 0 2 Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

cấp tiểu học 50 92.6 4 7.4 3 Thực hiện các hoạt động giáo dục khác 54 100 0 0 4 Công tác phổ cập giáo dục tiểu học 54 100 0 0 5 Kết quả giáo dục 54 100 0 0

Tổng 98.52 1.48

Có thể thấy rằng, cả 3 trường tiểu học ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đánh giá cao tiêu chuẩn 5, đặc biệt là tiêu chí 5.1, 5.3, 5.4 và 5.5 với 100% số ý kiến đánh giá ở mức đạt. Tuy nhiên, tiêu chí 5.2, vẫn còn 7.4% số ý kiến đánh giá ở mức không đạt.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí T. T. K, Giáo viên trường tiểu học Dương Quang - là một trong 3 trường hiện chưa đạt chuẩn với câu hỏi nguyên nhân vẫn còn một số ý kiến đánh giá tiêu chí 5.2 không đạt chuẩn. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Phần lớn học sinh là con em nông thôn, khi tham

gia các hoạt động ngoài giờ lên lớpmà nội dung chưa gắn liền với cuộc sống của các

em nên không thể vận dụng vào cuộc sống của các em.”

Có thể thấy rằng để cải thiện tiêu chí này, các trường tiểu học cần xem lại cách thức tổ chức hoạt động, lựa chọn nội dung sao cho thu hút được sự tham gia của đông đảo học sinh. Muốn vậy, khi thiết kế hoạt động giáo dục, giáo viên cần dựa trên căn cứ đặc trưng lứa tuổi, yếu tố vùng miền để lựa chọn những nội dung gắn với cuộc sống của các em, có sức thu hút sự tham gia của học sinh.

2.3.1.6. Kết quả thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn theo 5 tiêu chuẩn

Để đánh giá việc thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 dựa trên 5 tiêu chuẩn đã được quy định, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6, phụ lục 1;

đồng thời, căn cứ trên số liệu phân tích và các báo cáo của các trường, phòng GD & ĐT thành phố, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả thực hiện xây dựng trƣờng tiểu học ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn theo các tiêu chí của 5 tiêu chuẩn

STT Tiêu chuẩn Trƣờng TH Dƣơng Quang Trƣờng TH Xuất Hóa Trƣờng TH Nông Thƣợng Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt 1 Tổ chức và quản lý nhà trường 8/10 (80%) 2/10 (10%) 10/10 (100%) 0/10 (0%) 8/10 (80%) 2/10 (20%) 2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 3/6 (50%) 3/6 (50%) 3/6 (50%) 3/6 (50%) 3/6 (50%) 3/6 (50%) 4 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 1/2 (50%) 5 Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục 3/4 (75%) 3/4 (75%) 3/4 (75%) 3/4 (75%) 3/4 (75%) 3/4 (75%)

Phân tích kết quả tổng hợp bảng 2.10 cho thấy: Cả 5 tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ở 03 trường tiểu học thuộc thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đều có các tiêu chí không đạt. Trong đó chỉ duy nhất tiêu chuẩn 1, có trường tiểu học Xuất Hóa được 100% số ý kiến đánh giá đạt; tiêu chuẩn có nhiều tiêu

chí không đạt là “Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học” có 3/6 tiêu chí không đạt; “Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội” có ½ tiêu chí không đạt; “Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh” có 1/2 tiêu chí không đạt, chiếm 50%.

Trao đổi với đồng chí C.T.H, trưởng phòng GD&ĐT thành phố về nguyên nhân một số tiêu chí thuộc các tiêu chuẩn không đạt. Chúng tôi được biết: Theo đánh giá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)