Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 101 - 134)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý việc xây dựng trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia

STT Các biện pháp Sự cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

48 64.9 26 35,1 0 0 46 62,1 28 37,9 0 0

2 Lập kế hoạch xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường

STT Các biện pháp Sự cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả

thi Khả thi Không

khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3 Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn quy định của trường chuẩn quốc gia

46 62,1 25 33,8 3 4,1 55 74,3 16 21.6 3 4.1

4 Xây dựng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia

63 85,1 11 14.9 0 0 56 75,6 18 24,3 0 0

5 Xây dựng, bảo quản, sử dụng CSVC- TBDH đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia

65 87,8 9 12,2 0 0 60 81,1 10 13,5 4 5,4

6 Thực hiện công tác

XHHGD 54 73 16 21,6 4 5,4 62 83.8 12 16.2 0 7 Kiểm tra, đánh giá,

giám sát việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia

50 67.6 22 29,7 2 2,7 61 82,4 11 14.9 2 2,7

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia

Cùng với sự cần thiết thì tính khả thi của từng biện pháp cũng được diễn giải chi tiết qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các đội ngũ CBQL, GV và PHHS tại thành phố Bắc Kạn về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, với tỷ lệ như trên chúng ta có thể khẳng định hệ thống các biện pháp đã đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, sự cần thiết và tính khả thi cao.

- Về sự cần thiết: Cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết, trong đó có 3 biện pháp được đánh giá cao đạt tỷ lệ từ 70% trở lên, 4 biện pháp còn lại đạt từ 62,1% - 67,6%. Biện pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và Tăng cường xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy- học được đánh giá rất cần thiết cao. Đây là 2 biện pháp rất phù hợp với địa bàn thành phố Bắc Kạn trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn từng trường, từng địa phương cần linh hoạt và sáng tạo, mỗi trường có thể bổ sung hoặc thay thế những biện pháp khác để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả. Các biện pháp đề xuất sau khi đã điều tra thực tế ở địa phương, nhằm đáp ứng đòi hỏi từ thực tế ở các nhà trường. Nhu cầu cấp thiết hiện nay là đòi hỏi các trường TH phải phấn đấu vươn lên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác XHHGD.

- Về tính khả thi: 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao, trong đó có 4 biện pháp được đánh giá cao đạt tỷ lệ từ 81,1% đến 83,8% , 3 biện pháp còn lại đạt từ 62,1% - 75,6%. Các ý kiến đóng góp, đề xuất của đội ngũ CBQL, GV, PHHS cho rằng, để các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao thì chúng ta cần lưu ý tới các vấn đề sau:

+ Công tác tuyên truyền, quán triệt tư tưởng là một khâu quan trọng. Muốn có hành động tích cực thì trước hết phải có nhận thức đúng đắn. Hiệu trưởng cần giúp cho CBQL, GV, PHHS thấy rằng: nếu nhà trường phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ khí thế dạy-học trong trường, thầy-trò có cố gắng dạy-học tốt hơn, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao hơn, PHHS sẽ yên tâm phấn khởi vì con em họ học tập tiến bộ hơn và được học tập trong môi trường nhà trường tốt hơn.

hoạch năm học và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn. Vấn đề lồng ghép kế hoạch xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch chiến lược của nhà trường là đều hoàn toàn có thể thực hiện được, trong đó cần chú ý khâu kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy định tổ chức và hoạt động của từng tiểu ban xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.

+ Nhìn chung các biện pháp đã đề xuất được CBQL, lãnh đạo Đảng và chính quyền, cha mẹ HS, GV và thực tiễn chấp nhận. Nó sẽ được tiếp tục phát huy ở cấp học khác trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Nhưng vấn đề đặt ra là nghiên cứu vận dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trường bạn. Và điều quan trọng nữa là sự năng động của Hiệu trưởng nhà trường trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp nêu trên. Các biện pháp khả thi chỉ phát huy tác dụng thật sự khi Hiệu trưởng linh hoạt, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm thì việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Bắc Kạn sẽ đạt kết quả 100% khi thực hiện được các điều nêu trên.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất. Mặc dù phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Bắc Kạn nhưng chúng tôi tin rằng các biện pháp có thể áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp cho các địa phương khác trong việc xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.

Kết luận chƣơng 3

Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Bắc Kạn như sau:

+ Biện pháp 1: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo

viên, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 2: Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong

kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

+ Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn quy định

+ Biện pháp 4: Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 5: Tăng cường xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH đáp

ứng trường chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 6: Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện xây

dựng trường chuẩn quốc gia

Với yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung để tiến tới đáp ứng được các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, dựa trên đặc thù của từng nhà trường, Hiệu trưởng, Phòng giáo dục và các ban ngành có liên quan cần quan tâm tới các biện pháp đã được nghiên cứu và đề xuất để nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, môi trường sư phạm. Để đạt được như vậy, đòi hỏi từng biện pháp phải được nghiên cứu thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, vận dụng và khai thác tối đa thế mạnh từng yếu tố phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường và từng địa phương.

Sau khi tổ chức khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi thấy các lực lượng khảo sát ủng hộ, tán thành, đánh giá cao. Điều đó chứng tỏ rằng: 7 biện pháp đã đề xuất chấp nhận được, các nhiệm vụ nghiên cứu được giải quyết, mục tiêu nghiên cứu đạt được, luận văn có ý nghĩa.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 5 tiêu chuẩn quy định trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2.

- Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình hình giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng ở thành phố Bắc Kạn. Đồng thời, luận văn đã đánh giá thực trạng việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố, thấy được những khó khăn, thuận lợi và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó.

- Việc quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn thời gian qua, với những kết quả đã đạt được tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng đã khẳng định đây là việc làm đúng, có tác động toàn diện thúc đẩy thúc đẩy việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của cấp TH tại thành phố Bắc Kạn.

- Đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của các cấp lãnh đạo, của đội ngũ CBQL giáo dục, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Tăng cường đổi mới công tác quản lý GD; đội ngũ CBQL và GV ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng nhà trường được nâng cao và đạt hiệu quả cao hơn.

- Phẩm chất đạo đức GV được nâng lên, yêu nghề, mến trẻ và đang tiến ngày càng gần hơn đến phương pháp dạy học hiện đại. Do đó chất lượng GD được củng cố và ngày càng cao hơn, uy tín nhà trường được khẳng định.

Tuy có đạt được những thành tựu nhất định, nhưng sự phát triển trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, chưa quy hoạch phát triển được sâu rộng các trường tiểu học đạt chuẩn trong toàn thành phố. Cơ sở vật chất, tài chính đầu tư cho các trường tiểu học chưa đủ đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia, trong khi huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD chưa thật sự mạnh mẽ, còn nhiều hạn chế.

- Đội ngũ GV cơ cấu chưa hợp lý. Giáo viên dạy Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, tiếng Anh chưa đủ.

- CSVC còn thiếu thốn, nhất là phòng chức năng phục vụ hoạt động học tập, chưa đạt so với tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT đề ra.

Kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận với kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và quản lí việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các trường TH thành phố Bắc Kạn, để khắc phục những khó khăn, bất cập và vượt qua các mặt hạn chế, tác giả luận văn đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia luôn ổn định và bền vững. Đó là các biện pháp:

+ Biện pháp 1: Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo

viên, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 2: Lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong

kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường .

+ Biện pháp 3: Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn quy định

của trường chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 4: Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 5: Tăng cường xây dựng, sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH đáp

ứng trường chuẩn quốc gia.

+ Biện pháp 6: Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

+ Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện xây

dựng trường chuẩn quốc gia

Kết quả khảo nghiệm nhận thức về sự cần thiết và tính khả thi cho thấy các biện pháp quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn do luận văn đề xuất được đánh giá là có sự cần thiết và khả thi. Bên cạnh đó cần có Hiệu trưởng nhà trường linh hoạt, sáng tạo để vận dụng vào thực tiễn.

2. Kiến nghị

Để công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt được hiệu quả, phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, chuẩn hóa, CNH - HĐH đất nước, tác giả luận văn có các khuyến nghị sau:

* Với UBND tỉnh, Sở nội vụ tỉnh Bắc Kạn

- Có cơ chế hỗ trợ cho GD&ĐT để đội ngũ CBQL, GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ.

- Dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho các địa phương cải tạo, nâng cấp, xây mới thêm phòng học và phòng chức năng đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- UBND tỉnh ưu tiên cấp thêm kinh phí, thiết bị nhằm khích lệ các trường đã đạt chuẩn tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2, các trường chưa đạt chuẩn phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sâu sát thực tế các trường tiểu học đặc biệt là các trường nằm trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn; đôn đốc và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng và chỉ đạo khắc phục kịp thời.

* Với Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn

- Đổi mới về công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch CBQL các trường trong lộ trình xây dựng chuẩn quốc gia.

- Định kỳ tổ chức sơ kết việc chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tổ chức cho CBQL trong tỉnh tham quan một số trường chuẩn trong khu vực, tỉnh bạn để CBQL học tập kinh nghiệm.

* Với Phòng GD&ĐT, UBND thành phố Bắc Kạn

- Cần đưa công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển KT-XH của thành phố hàng năm để các ngành, các xã, phường tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường có quyết tâm, cố gắng phấn đấu xây dựng trường chuẩn vì đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục về mọi mặt.

- Chỉ đạo các xã, phường, các đoàn thể chính trị xã hội như: Hội Khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, thường xuyên tổ chức quán triệt trong nội dung về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

-Tham mưu với UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia. - Dành một phần kinh phí xây dựng cơ bản của thành phố và tranh thủ nguồn tài trợ khác để phục vụ công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

* Với các trường tiểu học Với Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Hiệu trưởng phải có năng lực học tập, tự nghiên cứu và áp dụng hệ thống các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 101 - 134)