8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm
3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm
Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL, PHHS, GV, CB xã phường về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.
Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thông qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát.
Xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
3.2.1.2. Lực lượng tham gia khảo nghiệm
Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 12 CBQL, 10 CB xã phường, 10 PHHS và 42 giáo viên thuộc 3 xã, phường trên toàn thành phố Bắc Kạn.
3.2.1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành và cách xử lý số liệu khảo nghiệm
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp sau:
1. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2. Lập kế hoạch xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.
3. Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn quy định của trường chuẩn quốc gia.
4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
5. Tăng cường xây dựng, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
6. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác XHHGD.
7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia.