Xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH đáp ứng tiêu chuẩn của trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 90 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia

3.2.5. Xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH đáp ứng tiêu chuẩn của trường

chuẩn quốc gia

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục đạt chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị dạy học đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Quản lý, bảo quản và sử dụng tốt, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập.

- Khuyến khích giáo viên có sự chủ động, sáng tạo trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, tự làm đồ dùng dạy học.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Cần quan tâm tới điều kiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, kể cả tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo là một trong những thành tố của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

- Hàng năm nhà trường cần kiểm kê để nắm được tình hình thực tế để có sự bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị trong dạy học.

- Cần đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Tổ chức các cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm ở cấp huyện, cấp tỉnh. Từ đó chọn các mẫu tốt có tính khoa học, tiện ích, hiệu quả trong sử dụng để giới thiệu và nhân rộng.

- Nhà trường thường xuyên đề nghị chính quyền địa phương căn cứ vào yêu cầu kinh phí xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia mà ra huy động mức đóng góp của hộ gia đình trong địa phương. Nhà trường và địa phương phải phát huy hết khả năng của các hoạt động XHHGD. Ngoài việc huy động sự đóng góp của nhân dân địa phương, có thể kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của cán bộ, giáo viên, công chức địa phương, các nhà doanh nghiệp, con em địa phương công tác ở các vùng miền trong và ngoài nước, các hội đồng hương…. Đồng thời cũng cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động được phải thật sự rõ ràng, công khai, hiệu quả và tiết kiệm để nhân dân ủng hộ. Nhà trường cần phải làm cho nhân dân và tất cả mọi người thấy rõ lợi ích mà con em họ được hưởng khi học ở trường TH đạt chuẩn quốc gia.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý CSVC: Đánh giá thực trạng về các quy định quản lý CSVC đã có của nhà trường và mức độ hiệu lực của chúng thi hành chế định về quản lý CSVC trường Tiểu học của CBQL, giáo viên và nhân viên trong

nhà trường. Làm cho nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS hiểu về vai trò của CSVC nhà trường với yêu cầu phát triển đổi mới GD. Nâng cao hiệu quả QL CSVC nhà trường, đặc biệt là quản lý, sử dụng đồ dùng, TBDH được cung cấp. Xác định rõ kết quả kiểm kê, kinh phí mua sắm CSVC nhà trường và công khai trước tập thể.

- Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL CSVC: Trên cơ sở đánh giá thực trạng QL CSVC, thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của CB, GV, NV nhà trường nhằm phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường, dự kiến nguồn nhân lực, tài lực, phục vụ nâng cao chất lượng QL CSVC nhà trường.

- Hiệu trưởng quyết định và bố trí phân công nhiệm vụ cho CB, GV và NV theo nhu cầu công việc của QL CSVC một cách hợp lý, có tính khả thi cao và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Chỉ đạo CBQL và người phụ trách CSVC thực hiện quyền hạn và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ được giao.

- Hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy định của nhà trường về QL CSVC tới từng đơn vị và cá nhân trong trường. Thường xuyên cập nhật, kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi quy định QL CSVC của trường.

- Tổ chức giám sát, động viên, kích thích các lực lượng tham gia QL CSVC và tăng cường hiệu lực quy định trong QL CSVC trường chuẩn Quốc gia.

- Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch QL CSVC: Tổ chức họp Hội nghị liên tịch để đánh giá về hiệu quả của kế hoạch QL CSVC, về việc tuyên truyền kế hoạch và sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, CB, GV và NV phụ trách CSVC nhà trường. Đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn với hiệu quả công việc của tập thể và cá nhân để định ra mức độ tuyên dương, khen thưởng. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sai lệch so với kế hoạch đề ra, từ đó ra các quyết định hoặc có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tận dụng tối đa CSVC hiện có để từng bước hoàn thiện các tiêu chí về CSVC của trường chuẩn Quốc gia. Từ đó nâng cao hiệu quả việc sử dụng TBDH hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.

- Đối với CSVC hiện có: Nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC hiện có theo hướng bố trí xắp sếp lại toàn bộ CSVC hiện có theo cơ cấu các khối công trình của trường

chuẩn Quốc gia. Trên cơ sở đó, tiến hành cải tạo một số công trình đáp ứng được yêu cầu chuẩn Quốc gia.

- Đối với TBDH hiện có: Nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH hiện có trước hết là tổ chức tiếp nhận, bảo quản TBDH được cung cấp cùng một lúc với số lượng lớn và nhiều chủng loại tương ứng với chương trình và SGK: tranh, ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu chữ, bộ đồ dùng học tập...

- QL chặt chẽ việc GV sử dụng có hiệu quả TBDH trong các giờ lên lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD

- Hiệu trưởng phải là tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, UBND xã (phường), UBND thành phố, Phòng GD&ĐT thành phố cung ứng các điều kiện vật chất, tài chính để các trường tiểu học khắc phục khó khăn. Trước hết cần có sự thống nhất cao trong lãnh đạo địa phương đầu tư có trong tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều. Không đầu tư dàn trải mà tập trung kinh phí đầu tư xây dựng có trọng điểm theo quy hoạch, theo đăng ký xây dựng chuẩn quốc gia của các trường thuốc các cấp học ở địa phương. Trường nào đăng ký đạt chuẩn trước thì được đầu tư trước, các trường còn lại vẫn được phân bổ kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên và đảm bảo hoạt động GD theo yêu cầu. Ngoài ra tranh thủ các chương trình mục tiêu của tỉnh, khai thác các chương trình viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, chương trình 135 của Chính phủ. Bên cạnh đó vận dụng sự đóng góp kinh phí của nhân dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Với các cách làm đó tạo ra nguồn kinh phí ổn định để hàng năm thực hiện các hạng mục về CSVC và TBDH cho trường chuẩn quốc gia.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường phải có sổ theo dõi CSVC-TBDH ghi đầy đủ thống kê về số lượng, chất lượng làm căn cứ lập kế hoạch xây dựng, bổ sung, nâng cấp, cải tạo.

- Có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, của chính quyền và nhân dân địa phương, của các đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn.

- CB, GV, NV phải nắm được cách sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH mình được phân công bảo quản, sử dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 90 - 94)