8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1 Tình hình kinh tế văn hóa, giáo dục đào tạo của thành phố Bắc Kạn
Thành phố Bắc Kạn nguyên là thị xã Bắc Kạn được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Kạn vào năm 2015, là trung tâm tỉnh lị của tỉnh Bắc Kạn. Với những lợi thế phát triển kinh tế, văn hóa thì giáo dục - đào tạo của thành phố Bắc Kạn trong những năm qua cũng có những thay đổi đáng kể. Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo năm học 2020 - 2021 của phòng GD & ĐT của Thành phố Bắc Kạn tính đến tháng 4 năm 2021 toàn thành phố có 22 trường công lập, 304 lớp với 9.863 học sinh. Trong đó: Bậc giáo dục Mầm non: 08 trường, 89 lớp mẫu giáo với 2.370 trẻ ; Bậc Giáo dục Tiểu học: 08 trường, 142 lớp với 4.527 học sinh; Bậc Giáo dục THCS: 06 trường, 74 lớp với 3.001 học sinh. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 1 trường Mầm non tư thục với 11 nhóm lớp có 270 trẻ.
Trong nhiều năm gần đây chất lượng giáo dục luôn được giữ vững, nâng cao, đảm bảo được thực chất, vững chắc, tập trung vào việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tỉ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt 100%, tốt nghiệp Trung học cơ sở đạt từ 98% trở lên .
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhiều năm qua, với sự đầu tư của các ngành, các cấp, sự đóng góp của các ban ngành đoàn thể; hội khuyến học, các doanh nghiệp; các mạnh thường quân, nhiều trường thuộc đơn vị phòng GD &ĐT thành phố Bắc Kạn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Nhiều cá nhân và tập thể đơn vị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, nhận Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Khái quát tình hình xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phốBắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn