Xây dựng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 90)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia

3.2.4. Xây dựng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu

của trường chuẩn quốc gia

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

- Nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh, của cha mẹ học sinh và xã hội.

- Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

- Nhằm tạo niềm tin trong nhân dân, xây dựng thương hiệu cho trường.

- Góp phần đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Đổi mới phương pháp dạy-học theo hướng phát triển toàn diện HS.

- Đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy-học.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng, tạo hứng thú và rèn kỹ năng sống cho HS; lôi cuốn PHHS và các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Duy trì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, hoạt động thu nhận thông tin đa chiều và ứng dụng công nghệ thông tin cho nhà trường.

3.2.4.3.Cách thức thực hiện biện pháp

- Trước hết cần tiến hành xây dựng và củng cố tổ chức hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng trong nhà trường. Nhà trường cần chọn những giáo viên, học sinh có đủ phẩm chất và năng lực đảm nhận các hoạt động này. Mặt khác cần đa dạng hóa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua tổ chức Đội trong nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ… củng cố các “Đội sao đỏ” để tăng cường hoạt động tự quản trong học sinh. Thông qua hoạt động Độ, Sao Nhi đồng mà tổ chức nội dung học tập các bộ môn văn hóa dưới nhiều hình thức đa dạng như thi tìm hiểu kiến thức văn hóa - xã hội, câu lạc bộ giải toán, Tiếng Anh,…

- Đổi mới quản lý chuyên môn trong nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người dạy, người học bằng các hoạt động cụ thể:

+ Phát huy trí tuệ của tập thể giáo viên trong việc xây dựng hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống; thiết kế bài dạy theo hướng phát huy tính sáng tạo của học sinh, tổ chức cho HS tự khám phá, trải nghiệm rút ra kiến thức mới; xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

+ Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các tổ chuyên môn cần xây dựng hệ thống đề kiểm tra định kỳ theo các mức độ quy định. Quản lý tốt hệ thống đề kiểm tra và kết quả kiểm cuối học kỳ I và cuối năm. Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, các giáo viên bộ môn thống kê được những hạn chế của học sinh để kịp thời có biện pháp khắc phục điều chỉnh trong hoạt động chuyên môn.

+ Chú trọng khâu thảo luận rút kinh nghiệm sau dự giờ. Các tổ, nhóm chuyên môn cần lựa chọn một số vấn đề khó để thảo luận dạy thể nghiệm và rút kinh nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Xây dựng thói quen tự học trong học sinh. Rèn luyện nền nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Tăng cường việc tổ chức quản lý việc dạy 2 buổi/ngày.

+ Thực hiện xã hội hóa trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trước hết đổi mới nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ HS. Qua các cuộc họp PHHS cần phân tích rõ kết quả học tập, ưu điểm, nhược điểm của từng học sinh cũng như quá trình tiến bộ hay chậm tiến bộ của các em. Đầu năm học các nhà trường cần tổ chức cho phụ huynh học tập, tìm hiểu nhiệm vụ năm học, giới thiệu khái quát về nội dung, phương pháp giáo dục và kế hoạch trọng tâm của nhà trường để PHHS tham gia, cùng thảo luận và đóng góp ý kiến.

+ Ban Giám hiệu các nhà trường cần phân công giáo viên theo dõi ở từng xóm đội, tổ dân phố để phối hợp với xóm trưởng, đội trưởng, PHHS trong việc giáo dục học sinh và nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh. Việc làm này cũng thuận tiện cho công tác PCGD đúng độ tuổi ở TH.

+ Cuối mỗi năm học, nhà trường cần tổ chức bàn giao học sinh về sinh sinh hoạt ở địa phương thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên trong kỳ nghỉ hè. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội khác.

+ Phối hợp với Hội khuyến học và các tổ chức xã hội ở địa phương có kế hoạch tổ chức tuyên dương khen thưởng, động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó theo địa bàn dân cư.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình với nghề nghiệp, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung môn học.

- HS tự học, tự tin, tự phục vụ, tự giác, sáng tạo trong học tập.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá HS định kỳ và cuối năm nghiêm túc.

- Kết hợp học với hành, phong trào học tập phải được gắn kết với các phong trào thi đua.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 88 - 90)