Thực trạng tổ chức triển khai quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn

Qua khảo sát đánh giá việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng trường CQG mức độ 1 của các trường tiểu học thu được kết quả theo bảng sau:

Bảng 2.12. Tổ chức triển khai xây dựng trƣờng TH đạt CQG mức độ 1 ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc kạn

STT Tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng trƣờng tiểu học đạt CQG

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện CHUNG

CBQL (n=12) GV (n=42) Chung (n=54) CBQL (n=12) GV (n=42) Chung (n=54) ĐTB TB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB 1

Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tới CBQL, GV, NV, PHHS trong nhà trường, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng.

35 2.91 122 2.9 157 2.91 35 2.91 117 2.78 152 2.81 2.86 2

2

Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương; xin ý kiến Hội cha mẹ HS, hội đồng sư phạm nhà trường về sự thống nhất ủng hộ chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

32 2.67 109 2.6 141 2.61 31 2.6 101 2.41 132 2.44 2.53 4

3

Bàn bạc, trao đổi trong Chi ủy, Ban giám hiệu, Hội nghị liên tịch trong nhà trường về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

36 3 126 3 162 3.0 36 3 126 3 162 3 3.0 1

4

Báo cáo với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, HĐND xã (thị trấn), Hội đồng sư phạm nhà trường, Hội cha mẹ HS về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và yêu cầu các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

STT Tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng trƣờng tiểu học đạt CQG

Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện CHUNG

CBQL (n=12) GV (n=42) Chung (n=54) CBQL (n=12) GV (n=42) Chung (n=54) ĐTB TB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB TĐ ĐTB 5

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gồm đầy đủ các thành phần: Đại diện chính quyền địa phương, BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, Ban đại diện hội cha mẹ HS. Thành lập các tiểu ban nhỏ, mỗi ban đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể: Ban xây dựng, ban, ban huy động nguồn lực XHHGD, ban tuyên truyền vận động, ban chuẩn bị hồ sơ, ban tài chính,...

27 2.25 90 2.14 117 2.16 22 1.8 75 1.78 97 1.79 1.97 6

6

Sắp xếp và phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực khác nhau cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, các tiểu ban nhỏ để có thể đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia một cách hiệu quả. Với các tiêu chuẩn khác nhau, Hiệu trưởng phải biết lựa chọn người có năng lực, sở trường phù hợp với mục tiêu và nguồn lực hiện có.

28 2.33 96 2.28 124 2.29 25 2.1 88 2.1 113 2.09 2.19 5

Qua bảng 2.12 cho thấy, công tác tổ chức thực hiện xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 được đánh giá ở mức cao về cả MĐTH và HQTH (MĐTH:2.63; HQTH: 2.49); Xem xét từng nội dung cụ thể chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt khá rõ về mức độ đánh giá như: “Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tới CBQL, GV, NV, PHHS trong nhà trường, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng.” (MĐTH: 2.91, HQTH: 2.81); “Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương; xin ý kiến Hội cha mẹ HS, hội đồng sư phạm nhà trường về sự thống nhất ủng hộ chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.” (MĐTH: 2,61, HQTH: 2,44); “Bàn bạc, trao đổi trong Chi ủy, Ban giám hiệu, Hội nghị liên tịch trong nhà trường về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 1.” (MĐTH: 3 HQTH: 3); “ Báo cáo với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, HĐND xã (thị trấn), Hội đồng sư phạm nhà trường, Hội cha mẹ HS về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và yêu cầu các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ 1.” (MĐTH: 2,83, HQTH: 2,79).

Nội dung “Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gồm đầy đủ các thành phần: Đại diện chính quyền địa phương, BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, Ban đại diện hội cha mẹ HS. Thành lập các tiểu ban nhỏ, mỗi ban đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể: Ban xây dựng, ban huy động nguồn lực XHHGD, ban tuyên truyền vận động, ban chuẩn bị hồ sơ, ban tài chính,...” được đánh giá ở mức trung bình cả về MĐTH và HQTH. Qua trao đổi với thầy N.T.U, hiệu trưởng trường Tiểu học Nông Thượng về việc thưc hiện nội dung này, chúng tôi được biết: Nhà trường có thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tuy nhiên những thành viên này chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn là chính. Họ cho rằng việc tham gia ban chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia chỉ là một nhiệm vụ kiêm nhiệm. Chính nhận thức đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện của nội dung này.

Theo đó, nội dung “Sắp xếp và phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực khác nhau cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, các tiểu ban nhỏ để có thể đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia một cách hiệu quả. Với các tiêu chuẩn khác nhau, Hiệu trưởng phải biết lựa chọn người có năng lực, sở trường phù

hợp với mục tiêu và nguồn lực hiện có” cũng không được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện. Qua ý kiến của cô giáo Đ.T.V.T, hiệu phó trường tiểu học Dương Quang cho biết: “Vì thiếu nhân sự, nên việc sắp xếp thành viên ban chỉ đạo cũng gặp khó khăn nhất định. Đặc biệt, nhà trường không có kinh phí chi trả cho các thành viên tham gia ban chỉ đạo. Điều này cũng ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia của các thành viên trong Ban chỉ đạo cũng như công tác sắp xếp công việc cho các thành viên

trong ban chỉ đạo của cán bộ quản lý.”

Hiện tại, vấn đề phân công nhiệm vụ cho giáo viên đảm nhận những nhiệm vụ kiêm nhiệm đang là bài toán với các nhà quản lý. Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này, trước mắt bản thân mỗi giáo viên, cán bộ quản lý cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại của nhà trường. Chỉ khi mỗi giáo viên và cán bộ quản lý hiểu được xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 là nhiệm vụ quan trọng của mọi thành viên trong nhà trường, khi đó vấn đề kinh phí hỗ trợ trong ban chỉ đạo sẽ không còn là rào cản.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)