Huy động vốn

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 54 - 61)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

2.2.1. Huy động vốn

Dịch vụ huy động vốn là một trong những dịch vụ chủ yếu và là hình thức tạo vốn hàng đầu không thể thiếu đối với NHTM. Dịch vụ huy động vốn có mối liên hệ chặt chẽ với dịch vụ tín dụng là cơ sở để mở rộng tín dụng. Ngoài ra khi hoạt động huy động vốn phát triển sẽ tạo tiền đề để có thể cung cấp các dịch vụ NH khác. Vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động khối KHBL

ĐVT: Tỷ đồng

^eTổng vốn huy động từ khách hàng

Huy động từ khối NHBL

⅛ Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 VPbank)

Vốn huy động khối dịch vụ NHBL tại VPBank bao gồm vốn huy động

biểu đồ 2.1 có thể thấy tỷ trọng huy động vốn biến động không đều qua các năm nhung luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục đuợc hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở mức 8%/năm. Chính vì vậy, huy động vốn từ khách hàng trong năm này tăng truởng thấp. Huy động khách hàng đạt 59.514 tỷ đồng, tăng 102% so với cuối năm 2011. Tuy vậy, năm 2012, vốn huy động từ khối khách hàng bán lẻ đặt mức là 40.897 tỷ đồng, chiếm 84% tổng vốn huy động toàn chi nhánh. Huy động vốn từ khối bán lẻ trong năm này tăng truởng khá mạnh mẽ, với 25% tuơng ứng với 12.474 tỷ đồng so với năm truớc. Với chiến luợc huớng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng của VPBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc các khách hàng cá nhân. Năm 2012, huy động từ khách hàng cá nhân tăng 99% so với năm 2011 (mức tăng truởng này cao hơn so với các năm truớc) và chiếm tới 64% tổng số du tiền gửi của khách hàng tại VPBank, đạt mức 37.897 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động khối KHBL

Huy động từ khối NHBL

■ Tăng trưởng huy động từ khối NHBL

Năm 2013, vốn huy động khối bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ với 37% so với năm trước, đạt mức 68.489 tỷ đồng, tương ứng với 18.592 tỷ đồng. Tuy nhiên, huy động từ khách hàng đạt 83.844 tỷ đồng, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 41%) so với 2012, vượt kế hoạch đề ra và nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động nên tỷ trọng huy động từ khối bán lẻ có giảm nhẹ, chiếm 82% tổng vốn huy động toàn Ngân hàng. Sau khi hoàn tất việc xây dựng chiến lược 5 năm trong năm 2012, VPBank bắt đầu triển khai các trụ cột chính của chiến lược khách hàng cá nhân (KHCN) ngay trong năm 2013. Theo đó, Ngân hàng đã thiết lập một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp cho Khối KHCN, khuyến khích những cá nhân có thành tích hoạt động tốt trong nội bộ tổ chức, thu hút các ứng viên tài năng trên thị trường, kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài nhằm thiết lập một đội ngũ có đầy đủ năng lực dẫn dắt các hoạt động kinh doanh hướng tới phân khúc khách hàng này. Chính vì vậy, trong các nguồn huy động, nguồn đến từ khách hàng cá nhân có mức tăng tuyệt đối lớn nhất (tăng 16.570 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng 44%), duy trì tỷ trọng đóng góp trong tổng huy động khách hàng ở mức cao (65%), năm 2014 nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 8.926 tỷ đồng so với 2013,tương ứng tăng 16,39%, chiếm tỷ trọng 79,6%. Có được kết quả như trên là vì ngay từ đầu năm 2013, Ban Điều hành đã có những biện pháp để tăng trưởng huy động cụ thể như: Thiết kế đa dạng nhiều kênh và sản phẩm huy động với các tính chất đặc thù, và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Tiết kiệm gửi góp linh hoạt Easy Savings phù hợp với khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, tiết kiệm trực tuyến giúp khách hàng gửi tiền mọi lúc mọi nơi mà không phải đến ngân hàng; Linh hoạt trong chính sách điều chuyển vốn nội bộ nhằm khuyến khích và tạo động lực tăng trưởng huy động; Triển khai đồng loạt các dự án, chương trình nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi thanh toán, đa dạng hóa nguồn huy động và giảm chi phí vốn huy động.

Biều đồ 2.3: Cơ cấu huy động khối bán lẻ theo nhóm khách hàng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 tại VPBank)

Tiền gửi của khách hàng đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương tăng 29%) so với 2013, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Không dừng ở đó, năm 2014, vốn huy động khối KHBL tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng 36% tương ứng với 24.833 tỷ đồng, chiếm 86% trong tổng vốn huy động khách hàng của Ngân hàng. Ngoài các sản phẩm huy động thông thường, VPBank đã tích cực triển khai các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt, gia tăng tiện ích cho khách hàng như “tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng”, “chứng chỉ tiền gửi ghi danh dài hạn”, “VPBank Kids”.... Bên cạnh đó, VPBank cũng tập trung vào cải thiện cơ sở dữ liệu khách hàng, làm nền tảng đẩy mạnh các hoạt động bán chéo và bán thêm. Do đó, vốnn huy động từ khách hàng cá nhân vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 8.926 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn huy động đã được cơ cấu theo hướng tích cực, bám sát chiến lược 2012-2017 mà Ngân hàng đã đặt ra là đẩy mạnh tăng trưởng trong phân khúc khách hàng cá nhân truyền thống.

Từ kết quả trên cho thấy, thời gian qua, tại VPbank đã phát triển và mở rộng các dịch vụ huy động vốn khối bán lẻ. Có được những kết quả như trên

Số

tiền trọnTỷ g

Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

Ngân hàng đã áp dụng những biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất linh hoạt, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ... Ngân hàng luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ công nhân viên ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng luôn tổ chức Hội nghị khách hàng, lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng thông qua hội nghị hoặc lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình kinh doanh làm cho khách hàng gắn bó với chi nhánh hơn. Trong những năm qua hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh như Tài khoản VP Super, Tiết kiệm trực tuyến, sản phẩm Tiết kiệm ngoại tệ Lộc Thịnh Vượng, Tiết kiệm thả nổi Thịnh Vượng, tiết kiệm Tích Lộc... đã giúp cho hoạt động huy động vốn từ khách hàng của VPBank luôn giữ được ổn định và tăng trưởng khá.

Xét về cơ cấu, cơ cấu vốn huy động khối bán lẻ theo thời hạn được thể hiện trong bảng sau:

Nhìn chung, năm 2012 nguồn vốn huy động khối KHBL đang ở trạng thái nguy hiểm cho thanh khoản cũng như cân đối vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn theo thứ tự không kỳ hạn - dưới 1 năm - trên 1 năm đến cuối năm 2012 là: 7,72%-89,87%-2,42%; trong khi đó cơ cấu ổn định cần xoay quanh trong mức tỷ trọng tương ứng 10-15%; 40-35%; 50%. Với cơ cấu nêu trên, chứng tỏ nguồn vốn huy động trong năm 2012 không ổn định so với yêu cầu đặt ra, sự nguy hiểm trong thanh khoản ngày càng gia tăng; đồng thời Ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn để tăng trưởng dư nợ. Đây cũng là tình hình chung của toàn hệ thống ngân hàng do tâm lý bất an của người dân đối với những biến động lớn về tình hình kinh tế trên thế

giới cũng như trong nước nên họ thường lựa chọn những kỳ hạn ngắn hơn là những kỳ hạn mang tính chất ổn định, lâu dài.

Bảng 2.3 . Cơ cấu vốn huy động khối KHBL theo thời hạn tại VPBank

2 4 Tiền gởi kỳ hạn > 12 đến < 24 tháng 109 8 2T 7904 11.54 1955 2 20.94 Tiền gởi có kỳ hạn > 24 tháng ĩĩõ" 0.22 HÔ" 0.16 103" 0.11

Tổng cộng 4989

7

ĩõõ- 68489 ĩõõ- 9337 2

hạn đến cuối năm 2014 đang dần dịch chuyển theo chiều hướng có lợi về tính ổn định. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 8,55% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 7,56%), tăng 2.806 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 54,08%. Theo đó, Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động, chiến dịch và chính sách sản phẩm nhằm phát triển tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn (CASA) trong năm 2014 cả về chất và lượng. Tổng số tài khoản CASA được mở mới trong năm 2014 là gần 300.000, tăng 79% so với năm 2013, đưa tổng số khách hàng cá nhân lên con số xấp xỉ 900.000. Trong đó, 10% số tài khoản CASA được mở trong kỳ này là tài khoản trả lương, so với chỉ 3-5% trong năm 2013. Năm 2014, Ngân hàng còn tích cực, chủ động tham gia thị trường thẻ tín dụng và tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành lên gấp năm lần. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 70,40% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 80,74%), tăng 10436 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 18,87%;

nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm tỷ trọng 20,94% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 11,54%), tăng 11.648 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 147%; nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 0,11% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 0,16%).

Năm 2014 nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn theo thứ tự không kỳ hạn - dưới 1 năm - trên 1 năm đến cuối năm 2012 là: 7,72%-89,87%-2,42%; cuối năm 2013 là: 7,56%-80,74%- 11,7% và đến cuối năm 2014 là: 8,55%-70,4%-21,05%. Với cơ cấu nêu trên cho thấy nguồn vốn huy động trong năm 2014 đã có bước tiến khá ổn định.

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 54 - 61)