Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bán lẻ

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 110 - 113)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG

3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bán lẻ

* Hoàn thiện các sản phẩm hiện có

Trên cơ sở rà soát và đánh giá vị thế của sản phẩm, có biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm có khả năng phát triển thông qua việc cải tiến quy chế, quy trình, thủ tục, thái độ phục vụ..và đề xuất loại bỏ các sản phẩm không có tiềm năng phát triển.

- Phát triển tín dụng tiêu dùng

Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng các sản phẩm cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay sửa chữa nhà cửa, cho vay du học, vay vốn linh hoạt sản xuất kinh doanh, thấu chi tài khoản... Tuy nhiên để dang dạng hoá và phát triển tín dụng tiêu dung, chi nhánh nên thiết lập thêm các sản phẩm phục

vụ nhu cầu hiện đại nhu cho vay du lịch trong và ngoài nước, cho vay khám chữa bệnh. Các sản phẩm này hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao và ổn định, rủi ro tín dụng thấp hơn.

Sau khi đã xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn tham chiếu đối với từng sản phẩm tín dụng, để sản phẩm có tính cạnh tranh đồng thời quản lý và kiểm soát được rủi ro tín dụng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng phải lên kế hoạch thường xuyên đánh giá và cải tiến các sản phẩm hiện có bằng cách sửa đổi các chỉ tiêu tham chiếu cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng cạnh tranh trên thị trường để tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm tín dụng của ngân hàng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Định kỳ 3 tháng một lần nên lập các báo cáo tổng hợp tình hình vị thế sản phẩm của ngân hàng trên thị trường để có mục tiêu phát triển cụ thể.

Để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường của Ngân hàng thì công cụ quan trọng nhất là sản phẩm cho vay cá nhân. Để đạt được điều đó, Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường. Cụ thể như:

+ Bán sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại: đối với những sản phẩm cũ đang triển khai, để thu hút khách hàng, Ngân hàng cần cải tiến và làm mới sản phẩm bằng cách sáng tạo dịch vụ mới cho các đoạn khách hàng cũ (du lịch, trị chữa bệnh ở nước ngoài...)

Gói sản phẩm, sản phẩm tích hợp: cho vay tiêu dùng bằng nhiều hình thức qua điện thoại (SMS), hay qua Internet (các dịch vụ homebanking...)... , qua thẻ tín dụng, hay hưởng các dịch vụ ưu đãi khác.

+ Bán sản phẩm hiện tại trên thị trường mới như phát triển địa lý liên minh: mở rộng các phòng giao dịch trên địa bàn, liên kết các đại lý bán lẻ, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, các tổ chức tài chính khác... để tăng thị phần cho vay tiêu dùng.

Cải tiến và hoàn thiện hệ thống các dịch vụTDCN truyền thống thông qua việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch, phong cách phục vụ và chính sách tìm hiểu thị trường. Tập trung vào các khu vực thị trường mục tiêu: Khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thương mại. Các khách hàng mục tiêu là cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình.

- Dịch vụ chuyển tiền kiều hối: KH có thể lựa chọn hình thức nhận tiền tại quầy, chi trả tại nhà cho từng khách hàng hoặc qua tài khoản và thẻ ATM của chính ngân hàng. Áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt đối với các khoản tiền kiều hối gửi tiết kiệm và phí chuyển tiền phù hợp nhằm thu đổi được lượng ngoại tệ rất lớn từ DV này.

- Dịch vụ thanh toán: Hoàn thiện, nâng cấp các tiện ích ứng dụng hỗ trợ người sử dụng, tăng khả năng xử lý tự động,... sử dụng các SP thanh toán chuyển tiền như thanh toán song phương, thanh toán IBPS để KH có thể nhận tiền một cách an toàn, nhanh chóng.

* Phát triển các sản phẩm mới

DVBL phải không ngừng thay đổi về hình thức, có thêm nhiều tiện ích, tính năng linh hoạt phù hợp với thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của KH thì mới tồn tại và phát triển.

- Tăng cường chức năng và vai trò của phòng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, trên nền tảng của những sản phẩm dịch vụ bán lẻ hiện có và những lợi thế của Vpbank, có thể phát triển những loại sản phẩm mới khác nhau theo phân khúc thị trường, theo lứa tuổi, nghề nghiệp.

- Xây dựng một danh mục sản phẩm dịch vụ bán lẻ đa dạng, đa tiện ích và có những đặc điểm hấp dẫn so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh.

- Lựa chọn một số sản phẩm chiến lược mũi nhọn có khả năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an toàn để tập trung phát triển như dịch vụ tiền gửi,

dịch vụ thẻ, e-banking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

Đầu tu nghiên cứu và phát triển dịch vụTDCN mới có hàm luợng ứng dụng công nghệ cao (thẻ thanh toán, thẻ thông minh, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, internet banking, home banking, e_banking).

Phát triển những sản phẩm phụ trợ, có nhiều tiềm năng, nhất là khu vực dịch vụngân hàng bán lẻ, tài trợ dự án, tài trợ thuơng mại, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền.

Nhanh chóng nghiên cứu và triển khai áp dụng DV bao thanh toán, xây dựng bộ SP tài trợ thuơng mại phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng nhóm KH và đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nhu triển khai các gói SP tài trợ xuất khẩu với các cơ chế và chính sách trọn gói nhằm thu hút ngoại tệ từ KH xuất khẩu, nổ lực thu hút KH tốt, KH có doanh số thanh toán xuất khẩu lớn đang sử dụng các DV ngân hàng. Giải pháp tốt nhất cho DV này là bán kèm, bán chéo các SP tín dụng, thanh toán quốc tế và mua ngoại tệ nhằm nâng cao hoạt động tài trợ thuơng mại, huớng tới đáp ứng trọn gói nhu cầu của KH.

Xu huớng tiêu dùng của nguời dân hiện nay là thuận tiện, sử dụng nhiều DV cùng một lúc ở cùng một nơi, vì vậy SPDV phải đa dạng để KH đuợc lựa chọn, vì vậy đóng gói SP là một chiến luợc thông minh cho NH, có nghĩa là NH cung cấp nhiều SPDV trong một gói chung. Đóng gói SP thuờng đuợc xem là phuơng tiện thích hợp để cạnh tranh, thu hút KH mới, bán chéo SP và giữ chân những KH hiện có. Đóng gói SP giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng khả năng bán chéo và là một phuơng pháp tốt để tăng doanh số của các SP có ít KH.

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 110 - 113)