Cơ cấu vốn huy động khối KHBL theo thời hạn tại VPBank

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 58 - 65)

2 4 Tiền gởi kỳ hạn > 12 đến < 24 tháng 109 8 2T 7904 11.54 1955 2 20.94 Tiền gởi có kỳ hạn > 24 tháng ĩĩõ" 0.22 HÔ" 0.16 103" 0.11

Tổng cộng 4989

7

ĩõõ- 68489 ĩõõ- 9337 2

hạn đến cuối năm 2014 đang dần dịch chuyển theo chiều hướng có lợi về tính ổn định. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 8,55% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 7,56%), tăng 2.806 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 54,08%. Theo đó, Ngân hàng đã triển khai nhiều hoạt động, chiến dịch và chính sách sản phẩm nhằm phát triển tiền gửi thanh toán và không kỳ hạn (CASA) trong năm 2014 cả về chất và lượng. Tổng số tài khoản CASA được mở mới trong năm 2014 là gần 300.000, tăng 79% so với năm 2013, đưa tổng số khách hàng cá nhân lên con số xấp xỉ 900.000. Trong đó, 10% số tài khoản CASA được mở trong kỳ này là tài khoản trả lương, so với chỉ 3-5% trong năm 2013. Năm 2014, Ngân hàng còn tích cực, chủ động tham gia thị trường thẻ tín dụng và tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành lên gấp năm lần. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 70,40% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 80,74%), tăng 10436 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 18,87%;

nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm tỷ trọng 20,94% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 11,54%), tăng 11.648 tỷ đồng so cuối năm 2013, tỷ lệ tăng 147%; nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 0,11% (năm 2013 chiếm tỷ trọng 0,16%).

Năm 2014 nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng. Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn theo thứ tự không kỳ hạn - dưới 1 năm - trên 1 năm đến cuối năm 2012 là: 7,72%-89,87%-2,42%; cuối năm 2013 là: 7,56%-80,74%- 11,7% và đến cuối năm 2014 là: 8,55%-70,4%-21,05%. Với cơ cấu nêu trên cho thấy nguồn vốn huy động trong năm 2014 đã có bước tiến khá ổn định.

2.2.2 . Dịch vụ tín dụng

Trong giai đoạn 2012 - 2014, tình hình cấp tín dụng gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng giai đoạn này không cao do hệ thống các ngân hàng sẵn sàng cung cấp tín dụng và doanh nghiệp cũng cần vốn để sản xuất, kinh doanh nhưng doanh nghiệp đã vay hết trên tài sản thế chấp, ngân hàng không thể cho vay tiếp và do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, không có tài sản thế chấp nên ngân hàng cũng không thể cho vay.

Trong những năm qua, Ngân hàng đã thực hiện chính sách mở rộng cho vay bán lẻ, hướng tới đối tượng là các cá nhân riêng lẻ và các hộ gia đình. Để thu hút các đối tượng khách hàng, chi nhánh đã thực hiện việc đa dạng hóa phương thức cho vay (như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng thấu chi, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn...), phương thức trả nợ, thời gian vay linh hoạt, cải tiến quy trình thủ tục cho vay tạo thuận tiện cho khách hàng.

Hiện nay, Ngân hàng cũng đang cung cấp các sản phẩm cho vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn (đầu tư dự án, sản xuất kinh doanh), cho

vay tiêu dùng (mua nhà, ô tô,..), cho vay đối với cán bộ nhân viên, cho vay thấu chi nhằm đáp ứng đuợc nhiều nhu cầu vay vốn khác nhau của khách hàng.

Biểu đồ 2.4. Tình hình dư nợ tín dụng khối khách hàng bán lẻ tại VPBank giai đoạn 2012 - 2014

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 VPBank)

Nhìn vào biểu đồ 2.4 có thể thấy du nợ khối khách hàng bán lẻ có xu huớng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Năm 2012 cho vay khách hàng đạt 36.903 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2011. Với mức tăng truởng này, VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng truởng cho vay khách hàng cao nh ất trong hệ thống. Trong đó du nợ tín dụng khối khách hàng bán lẻ là 33.065 tỷ đồng; chiếm chủ yếu trong hoạt động cho vay với tỷ trọng 89,6% du nợ toàn Ngân hàng.

Năm 2013, cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52.474 tỷ đồng, tăng 15.571 tỷ đồng (tuơng đuơng 42%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng truởng vuợt bậc so với mức bình quân trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng truởng chung toàn ngành. Điều này đã tạo điều kiện cho du

nợ khối bán lẻ tăng trưởng mạnh trong năm này. Dư nợ khối bán lẻ tăng 17.933 tỷ đồng, tương ứng với 54,2%, đạt mức 50.998. Khối bán lẻ tiếp tục gia tăng vị thế là phân khúc mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng khi tỷ trọng đóng gió vào tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên mức 97,2%.

Năm 2014, cho vay khách hàng đạt 78.379 tỷ đồng vượt 8% kế hoạch ĐHCĐ đề ra. Năm 2014 VPBank đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo. Trong đó, dư nợ khối bán lẻ tiếp tăng trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng 49,6%, tương ứng với 25.294 tỷ đồng. Trong năm này dư nợ khối bán lẻ đạt mức dư nợ 76.292 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 97,3%.

Phân tích cụ thể cơ cấu dư nợ khối khách hàng bán lẻ ta thấy như sau:

* Đối với khối khách hàng cá nhân:

Có thể nhận thấy, cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp VVN trong tổng dư nợ khối khách hàng bán lẻ của Ngân hàng khá đồng đều. Tỷ trọng dư nợ KHCN của Ngân hàng chiếm tỷ trọng từ 45% tới 53,7%.

Năm 2012 là năm đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ đối với khối khách hàng Cá nhân của VPBank. Trong xu hướng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế sau một vài năm phát triển mạnh mẽ, Khối Khách hàng Cá nhân đã dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và xây dựng chiến lược 5 năm chi tiết, hướng tới thực hiện tầm nhìn tham vọng của VPBank là trở thành 1 trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Hai phân khúc khách hàng mục tiêu đã được xác định là phân khúc khách hàng thu nhập khá và phân khúc khách hàng thu nhập trung bình khá. Những nghiên cứu chi tiết đã được thực hiện nhằm xác định các phân khúc nhỏ và thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc thí điểm phân khúc khách hàng phụ nữ đã được ra mắt trong tháng 12 năm 2012.

Cho vay hộ kinh doanh, Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo và Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo là ba sản phẩm cho vay mới được triển khai trong năm 2012 để bổ sung vào dòng sản phẩm tiện ích hiện có cho khách hàng cá nhân. Điều này giúp cho dư nợ KHCN của Ngân hàng đạt mức 17.741 tỷ đồng, tăng thêm 4,7% soi với năm trước.

Năm 2013, mức tăng tuyệt đối với cho vay khách hàng cá nhân tăng 29%, dư nợ khối này đạt mức 22.950 tỷ đồng. Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của VPBank đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay từ đầu năm, VPBank đã linh hoạt áp dụng các chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng như: 1.000 tỷ đồng cho Chương trình “Cho vay mua ô tô - Cơn lốc siêu ưu đãi”, “Cho vay VNĐ lãi suất ngoại tệ”... Sau khi hoàn tất việc xây dựng chiến lược 5 năm trong năm 2012, VPBank bắt đầu triển khai các trụ cột chính của chiến lược khách hàng cá nhân (KHCN) ngay trong năm 2013. Theo đó, Ngân hàng đã thiết lập một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp cho Khối KHCN, khuyến khích những cá nhân có thành tích hoạt động tốt trong nội bộ tổ chức, thu hút các ứng viên tài năng trên thị trường, kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài nhằm thiết lập một đội ngũ có đầy đủ năng lực dẫn dắt các hoạt động kinh doanh hướng tới phân khúc khách hàng này. VPBank đã xây dựng và triển khai một chiến lược phân khúc khách hàng phù hợp với nhóm khách hàng thu nhập khá - phân khúc KHCN chính. Một loạt các sản phẩm như cho vay mua nhà, cho vay mua ô-tô, cho vay tiêu dùng đã được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân nhóm khách hàng thuộc phân khúc thu nhập khá. Việc này được tiến hành đồng thời với việc mở rộng kênh bán các sản phẩm này thông qua hoạt động hợp tác với các đại lý bán hàng và các chủ đầu tư.

Trong năm 2014, VPBank tiếp tục triển khai chiến lược 5 năm cho phân khúc khách hàng cá nhân (KHCN) với mục tiêu trở thành một trong ba

STĐ Tỷ trọn g STĐ Tỷ trọng (%) STĐ Tỷ trọng (%)

ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. Không chỉ tiếp tục theo sát các phân khúc để đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, trong năm 2014, VPBank đã thực hiện nhiều thay đổi lớn về sản phẩm và kênh phân phối, qua đó mang lại những kết quả tăng truởng vuợt bậc về số luợng khách hàng và tổng số du huy động, cho vay. Trọng tâm chính của mảng cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2014 là các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, qua đó giúp tăng truởng du nợ khách hàng cá nhân đạt 40% trong năm 2014. Kết quả này có đuợc là nhờ các sáng kiến sản phẩm huớng tới khách hàng và đa dạng hóa các kênh phân phối. Ngân hàng cũng đã ký thỏa thuận với nhiều dự án bất động sản lớn nhất tại Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà. Việc liên kết với các đại lý bán ô tô lớn đã kích thích tăng truởng du nợ cho vay mua ô tô. Trong khi đó, việc thiết lập các kênh bán hàng thay thế đã có tác động không nhỏ tới việc tăng doanh số bán các sản phẩm vay tín chấp, đạt mức 140%. Không chỉ cung cấp danh mục sản phẩm cạnh tranh, VPBank còn mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều kênh phân phối đa dạng và tiện lợi. Các kênh thay thế nhu kênh Phát triển đối tác cho vay có Tài sản đảm bảo (Asset Partnership), Cho vay tiêu dùng (Consumer Lending), Ngân hàng công sở (Work- site Banking) và Phát triển đối tác (Partnership Develop- ment) đảm bảo khách hàng đuợc phục vụ cho dù họ ở bất kỳ nơi đâu. Nhờ vậy, kết quả cho vay KHCN trong năm này tăng khá, mức tăng tuyệt đối với cho vay khách hàng cá nhân tăng 13.689 tỷ đồng, tuơng ứng với 59,7%, đạt mức 36.639 tỷ đồng.

Cho vay mua BĐS: Trong giai đoạn 2012 - 2014, cơ cấu du nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 57% đến 86.1% tổng du nợ TDCN. Phù hợp với quan điểm của nguời dân Việt Nam với xu huớng an cu lạc nghiệp, từ đó VPBank phát triển các sản phẩm cho vay bất động sản bao gồm mua nhà / đất, xây sửa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng. “Cho vay nhà mới” là gói sản phẩm đặc thù đuợc triển khai trong năm 2007, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng tài chính để đáp ứng về nhu cầu nhà ở. Trên khắp cả nuớc thì các thành phố lớn - nơi tập trung đông dân cũng là các địa bàn phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, là địa bàn dẫn đầu về số luợng dự án liên kết với chủ đầu tu và có dư nợ cho vay mua nhà dự án cao nhất cho thấy tiềm lực phát triển sản phẩm này khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh như tại các thành phố Hải Phòng, Đà Nằng, Biên Hòa, Bình Dương...

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 58 - 65)