0 0 Cho vay mua BĐS 1011
2 57 16272 70. 9 31546 86. 1 Tiêu dùng thế chấp TSBĐ 108 6 6.12 1712 6 7.4 2 216 59 Cầm cố GTCG 187 3 10.56 1985 8.6 5 366 4 10" Cho vay mua Ô tô 183
6 10.35 675 2.9 4 175 9 48 Tiêu dùng trả góp 124 2 7 213 3 0.9 4" 37 21.0 Cho vay hộ sản xuất kinh doanh 46
7 2.63 278 1 1.2 4" 96 32.6 Siêu linh hoạt 19
2 1.08 241 5 1.0 3" 18 Õ5 Hạn mức tín dụng 38 3 2.16 682 2.9 7 29 3 08 Cho vay du học 18 1" 1.02 326" 1.4 2 37 4" 1.0 2 Cho vay tiêu dùng không TSBĐ 3^ 2.08 567 2.4
chứng minh được khả năng tài chính của mình để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do những năm gần đây, tiền mặt hiếm, tín dụng bị thắt chặt, kinh tế khó khăn nên tỷ trọng có xu hướng giảm, tuy nhiên VPBank vẫn duy trì tích cực ở lĩnh vực cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Một trong những điểm sáng của VPBank trong năm vừa qua là sự tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược giữa VPBank với một trong những nhà kinh doanh bất động sản hàng đầu Việt Nam. Một số lượng đáng kể các căn hộ trong các dự án lớn của Tập đoàn này đã được phân phối thông qua sản phẩm vay mua bất động sản của VPBank.
Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá mà VPBank nhận cầm cố là các giấy toiừ có giá có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của VPBank hoặc các TCTD lớn. Với mức cho vay hợp lý (95% giá trị của giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, 90% giá trị của giấy tờ có giá bằng ngoại tệ) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ tại VPBank. Tuy nhiên, dư nợ đối với sản phầm này còn hạn chế và có sự tăng giảm không đều qua các năm.
Cho vay ô tô: Dư nợ cho vay mua ô tô từ 2012- 2014 có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt năm 2012 tỷ trọng vay mua ô tô tăng lên đến 10,35%, đến tháng 9 2013 là hơn 9%, con số này tiếp tục tăng cho đến hết năm 2014. Nguyên nhân do hiện nay với xu thế phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp cần tăng hình ảnh, tính cạnh tranh và nâng cao thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, nhiều công ty đã đầu tư mua ô tô để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình, một số cá nhân mua để phục vụ cho nhu cầu cá nhân và gia đình, hơn nữa năm 2012, giá xe ô tô có mức giảm nhẹ ở một số dòng xe trung lưu nên phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tuy nhiên, mức tăng trưởng
này chưa tương xứng với lợi thế của VPbank về lãi suất và phí (lãi suất cạnh tranh, không thu phí trả nợ trước hạn) trong khi các tiêu chí của sản phẩm cũng tương tự như các ngân hàng khác (cho vay tối đa 80% nhu cầu vốn, thời hạn vay tối đa 60 tháng). Đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do đã có tài sản đảm bảo là chính chiếc xe mua nhưng tài sản này lại giao cho người vay khai thác sử dụng. Vì vậy không sai khi nói sản phẩm cho vay mua ô tô cũng có một phần cho vay tín chấp. Do đó để hạn chế rủi ro tối thiểu, cán bộ tín dụng phải thẩm định kĩ càng về nhân thân cũng như uy tín của người đi vay với những tiêu chí như: thu nhập tối thiểu 6 triệu đồng/tháng, có hộ khẩu/đăng ký tạm trú dài hạn tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. Ngân hàng đã liên tục đẩy mạnh việc hợp tác với các đối tác trong ngành. Năm 2014 đánh dấu quan hệ hợp tác của VPBank với các đối tác chính, trong đó có HTC, THACO và Mitsubishi, phát triển lên tầm cao mới thông qua việc tạo ra nhiều chương trình liên kết đặc biệt dành cho khách hàng, qua đó tăng cường sức hút của các sản phẩm hiện có của VPBank. Tuy nhiên, dư nợ cho vay khách hàng mua ô tô vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng.
Có hai nguyên nhân quan trọng dẫn đến mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô chưa tương xứng với lợi thế của VPBank đó là: (i) Do quy trình xét duyệt hồ sơ vay rất chặt chẽ với chủ trương chọn lọc khách hàng (do đây là một sản phẩm cho vay khá nhạy cảm như đã phân tích), đồng thời VPBank cũng không có chính sách hoa hồng cho nhân viên bán xe (trong khi các ngân hàng khác đã áp dụng); (ii) Các nhà cung cấp xe ô tô (vốn là cầu nối giữa khách hàng mua xe và ngân hàng) sẽ ưu tiên giới thiệu hồ sơ vay cho Ngân hàng nào có “phần thưởng xứng đáng” cho họ.
Tuy nhiên, trên thực tế sản phẩm cho vay mua ô tô của VPBank vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng vì hiện tại ngân hàng chưa có sản phẩm cho vay mua ô tô cũ.
Cho vay du học: Nhu cầu vay vốn này có du nợ và tỷ trọng dư nợ rất nhỏ so với tổng dư nợ TDCN, cho thấy chưa được VPBank chú trọng phát triển. Mặc dù nhu cầu thị trường ngày càng tăng do kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa tăng nhanh thì nhu cầu mở rộng kiến thức ngày càng cao. Do đó để tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tiếp cận nền văn minh hiện đại của thế giới, nhiều gia đình có xu hướng cho con em đi du học ở nước ngoài buộc phải trang trải chi phí khá lớn (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình học tập. Nhưng VPBank quan tâm chưa đúng mực đến xu hướng này, chính vì vậy tỷ trọng cho vay du học rất thấp, và đa số là người thân của nhân viên tại VPbank vay, rất ít khách hàng vay.
Sản phẩm vay tiêu dùng không cần TSĐB: Khách hàng có thể vay thấu chi tài khoản với tổng số tiền tương ứng với 9 tháng thu nhập mà không cần có tài sản thế chấp. Do ưu đãi như vậy cho vay thấu chi dư nợ tăng trưởng ổn định.
Các sản phẩm TDCN khác: Như vay trả góp, vay hộ sản xuất kinh doanh, vay theo hạn mức tín dụng, vay tiêu dùng trả góp.. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ TD, thông thường không quá 4-5%, tuy nhiên vẫn có sự duy trì và ổn định nhất định. Tuy nhiên điều này cho thấy các sản phẩm TDCN này chưa được VPBank đẩy mạnh, và vai trò của các sản phẩm này là không đóng góp làm tăng thu nhập cho VPBank, mà để đa dạng hóa sản phẩm TDCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của VPbank trên thị trường. Hoạt động liên kết với các cửa hàng, nhà sản xuất, siêu thị để cho vay tại VPBank cũng được đẩy mạnh. Tại khu vực Hà Nội, trên một trăm cửa hàng, siêu thị đã ký các hợp đồng liên kết với VPBank để giới thiệu khách hàng mua sắm trả góp với VPBank, đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy, máy tính, đồ dùng điện tử... với thêm gần 40 nghìn khoản cho vay tiền mặt mỗi tháng thông qua một loạt các kênh, từ ki-ốt bán hàng, đại lý bán xe máy đến các mạng lưới đại lý nội bộ và bên ngoài. Kể từ năm 2012, FE Credit
đã và đang dẫn đầu thị trường này với hơn 40% thị phần cho vay tại POS đối với sản phẩm xe mô tô. Trong năm 2014, FE Credit đã tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường này thông qua việc duy trì và đổi mới phương thức cung cấp sản phẩm cũng như củng cố mối quan hệ với các hãng bán xe mô-tô lớn. Trong năm 2014, VPBank chuyển đổi mô hình hoạt động từ Khối Tín dụng Tiêu dùng sang một công ty con của Ngân hàng là Công ty Tài chính VPBank (gọi tắt là VPB FC). Động thái này giúp VPB FC (với thương hiệu FE Credit) có thể tập trung hoàn toàn vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nổi trội cho thị trường tài chính tiêu dùng đại chúng tại Việt Nam, qua đó vươn lên tầm cao mới và đạt những mục tiêu đầy tham vọng trong những năm tiếp theo. Ngân hàng tập trung vào lĩnh vực cho vay tiền mặt, cho vay thông qua điểm bán hàng (POS) và thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, với cơ sở khách hàng gồm hơn 4 triệu đầu mục thì hoạt động bán chéo cũng như bán thêm trở thành một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của FE Credit.
Nhìn chung, các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân có thời hạn rất đa dạng, thông thường các khoản vay tiêu dùng có thời hạn ngắn. Do đó phù hợp với nguồn vốn huy động kỳ hạn 3 - 6 tháng. Đối với các sản phẩm cho vay trung - dài hạn, có thể đảm bảo nguồn vốn bằng huy động dân cư do tính chất gửi tiết kiệm một khoản tiền được gửi gốc nhiều kỳ hạn liên tiếp, phần lãi rút định kỳ không đáng kể.
Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Có thể nhận thấy cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng (từ 80% tới 97%). Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Ngân hàng trong thời gian qua.
Năm 2012, trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% và là động lực chính làm tăng cho
vay. Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế. Trong năm này, Ngân hàng triển khai gói gói sản phẩm SME Success cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhằm đẩy mạnh phục vụ các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - phân khúc đang chiếm tới 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, tháng 10 năm 2012, VPBank đã thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp SME (trên cơ sở tách từ Khối Khách hàng Cá nhân và SME). Với chiến lược định vị khách hàng rõ ràng cùng việc thiết kế các sản phẩm dành riêng cho phân khúc khách hàng SME, Khối đã bước đầu hoàn thành mục tiêu chinh phục các khách hàng của mình. Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Khối tại Hội sở chính cũng thực hiện tốt vai trò là đầu mối hỗ trợ tư vấn chuyên môn cho các chi nhánh và đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống. Kết thúc năm 2012, VPBank đã hoàn thành xây dựng 5 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp SME với thiết kế hiện đại và chuyên nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tiếp nhận lại từ Ngân hàng hơn 22.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối đã triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch tín dụng và dư nợ năm của toàn ngân hàng. Với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế, VPBank đã lựa chọn một số nhóm ngành nghề kinh doanh mũi nhọn để tập trung hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp như: Bán buôn, Bán lẻ; Vận tải, Kho bãi; Cung cấp điện, Năng lượng; Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Y tế và Dịch vụ Xã hội... Bên cạnh đó, Khối cũng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nhằm gia tăng quyền lợi khách hàng qua những chương trình tài trợ các sự kiện lớn như Hội nghị Khách hàng Thường niên Vietnam Airlines tại Hà Nội, giải Golf Tam Đảo Club Open Championship 2012. Nhờ các biện pháp này, dư nợ cho vay DNVVN của
Ngân hàng đạt mức tăng mạnh với 72,8%. Dư nơ cho vay khách hàng DNVVN trong năm này của Ngân hàng đạt 15.234 tỷ đồng.
Năm 2013, VPBank đã khởi động quá trình chuyển đổi mảng kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) từ cuối năm 2012. Khắc phục những khó khăn, thách thức trong năm 2013, mảng kinh doanh SME của VPBank đạt kết quả tích cực với mức tăng trưởng tín dụng đạt 83% và số lượng khách hàng tăng 20% so với năm 2012.
Biểu đồ 2.5. Tình hình cho vay DNVVN tại VPBank
ĐVT: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay DNVVN
■ Tăng trưởng dư nợ DNVVN
(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 VPBank)
Đặc biệt, trong năm 2013, VPBank đã thành lập 8 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp SME chuyên biệt ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Năm 2013 được coi là năm bản lề của VPBank trong việc xây dựng các sản phẩm chủ đạo hướng tới khách hàng SME, tạo đà thúc đẩy kinh doanh mạnh mẽ trong các năm sau. Đến cuối năm, Ngân hàng đã triển khai thí điểm 05 sản phẩm chủ đạo để nâng cao năng lực phục vụ nhu cầu về sản phẩm của kháchhàng. Với mục tiêu trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp SME, VPBank đã hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp
Dư nợ của khối NHBL 3306 5 5099 8 7629 2
Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức những hội thảo chuyên đề cho các doanh nghiệp thành viên. Mặt khác, Ngân hàng cũng đã chủ động xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt trong việc giải bài toán nguồn vốn, dòng tiền và chi phí vay vốn. Cụ thể, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, VPBank đã có giải pháp cho vay ngoại tệ (USD) để giúp khách hàng tận dụng lãi suất thấp. Ngoài ra, chương trình SME và các chương trình ưu đãi lãi suất khác cũng đã hỗ trợ khách hàng giảm thiểu gánh nặng về dòng tiền và chi phí vay vốn. Chính vì vậy, tính đến cuối năm 2013, dư nợ tín dụng DNVVN đã đạt mức 28.048 tỷ đồng.
Năm 2014 đánh dấu năm thứ hai trên chặng đường chuyển đổi của VPBank đối với mảng kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cụ thể, dư nợ cho vay tăng 41,4% so với năm ngoái, trong khi số lượng khách hàng tăng thêm 14%, dư nợ khối DNVVN đạt mức 39.653 tỷ đồng. VPBank đã mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn quốc lên con số 63 trung tâm SME có năng suất cao và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn hóa về kĩ năng nghiệp vụ. Tốc độ tăng trưởng thông qua số trung tâm SME của VPBank cũng tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa nhờ vào các kênh bán hàng phi truyền thống do Phòng Dịch vụ và Chăm sóc khách hàng qua điện thoại (24/7) đảm nhiệm. VPBank tiếp tục đẩy mạnh các chương trình sản phẩm chủ lực đã được triển khai thí điểm vào cuối năm 2013, bao gồm sản phẩm Cho vay có tài sản đảm bảo, Cho vay mua ô tô và Chương trình tín dụng. Các chương trình sản phẩm được cải tiến đã giúp VPBank nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường với các quy trình đơn giản hơn, thời gian xử lý nhanh hơn và quy định đột phá hơn trong khi vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng danh mục sản phẩm. Trong nỗ lực đẩy mạnh cho vay phân khúc SME, các sản phẩm chuẩn hóa đã được đưa vào triển khai; từ chương trình tài trợ
nhà phân phối hợp tác với các khách hàng doanh nghiệp lớn cho tới các chương trình đặc thù tài trợ ngành nhằm hỗ trợ cho các ngành kinh tế chủ đạo trong nước. Ngoài ra, để củng cố vị thế trong năm 2014, VPBank đã triển khai dòng sản phẩm cho vay tín chấp với sự ra đời của sản phẩm Cho vay trả góp dành cho doanh nghiệp (BIL) và sản phẩm Thẻ tín dụng dành cho doanh nghiệp. Việc cung cấp các sản phẩm cho vay tín chấp chính là một phần trong các giải pháp chiến lược của VPBank nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nỗ lực này cũng phù hợp với chính sách của Chính phủ về khuyến khích các tổ chức tài chính nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho