Cơ cấu huy động vốn của VPBank 2011-2014

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 46)

Huy động khác 1.017 1,4 1.436 165 2.001 1,88 2.320 1,58 Tổng 71.0 59 100 91.372 ĩõõ 106.57 9 100 149.31 0 100

Đặc biệt trong năm 2012, huy động khách hàng chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng về quy mô và tỷ trọng đóng góp trong nợ phải trả. Tiền gửi của khách hàng tại thời điểm 31/12/2012 tăng 102% so với năm 2011, chủ yếu đến từ tăng trưởng tiền gửi bằng VND. Năm 2013 tiền gửi của khách hàng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 83.844 tỷ đồng, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 40,88%) so với năm 2012, cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành và vượt 3% kế hoạch do Đại hội Cổ đông đề ra. Năm 2014, tiền gửi khách hàng đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương 29,23%) so với năm 2013, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung toàn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động.

Tính chung trong giai đoạn 2010-2014, mức tăng trưởng kép

huy động khách hàng cho thấy định hướng đúng đắn của Ngân hàng về chiến lược huy động vốn cũng như khả năng của VPBank trong việc nâng cao uy tín và mức độ nhận diện thương hiệu trong thời gian

Các nguồn vốn huy động khác mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng nhìn chung đều tăng trưởng ổn định.

Tiền gửi và Vay các TCTD khác: Giảm 49% so với năm 2012 (từ 25.656 tỷ năm 2012 xuống còn 13.134 tỷ đồng năm 2013), đưa tỷ trọng so với nợ phải trả giảm xuống còn 12%. Tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm 31/12/2014 là 12.410 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2013. Trong năm 2014, Ngân hàng phát hành thêm hơn 4.800 tỷ các giấy tờ có giá có kỳ hạn từ 1-5 năm. Đây là nguồn vốn ổn định, dài hạn để tài trợ cho tăng trưởng tài sản trung dài hạn, đảm bảo an toàn trong cấu trúc tài sản. Nhờ vậy, tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá của VPBank khá dồi dào, đạt 120.763 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2014, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở nhận định biến động lãi suất thị trường, VPBank tăng nhận gửi và vay các TCTD khác để kinh doanh chênh lệch lãi suất và đảm bảo thanh khoản trong ngắn hạn. Do vậy, quy mô huy động và vay TCTD khác đạt 26.228 tỷ đồng, tăng hơn 13.000 tỷ đồng so với năm 2013, chiếm tỉ trọng 17% trong cơ cấu tổng nợ phải trả.

Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý dòng tiền, các dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ ngân hàng điện tử của Vpbank và các công ty thành viên đã mang lại cho ngân hàng sự tăng trưởng nguồn vốn huy động ổn định và bền vững. Khả năng huy động vốn tốt và ổn định giúp Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng luôn đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch kinh doanh, hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh qua các năm.

Số ti ền % Số ti ền % Số ti ền %

* Hoạt động tín dụng

Cũng như các ngân hàng thương mại trong nước khác, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho VPBank. Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, Ngân hàng cung cấp một danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng: cho vay ngắn, trung dài hạn, vay tín chấp hoặc vay có tài sản đảm bảo, vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau... VPBank đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế, dân sinh trọng điểm thông qua các hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó VPBank cũng tham gia tài trợ tín dụng cho khách hàng là Tổng công ty, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh tế cá thể cũng như các cá nhân để kinh doanh, phục vụ đời sống xã hội.

Tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm vừa qua: Năm 2012 cho vay khách hàng đạt 36.903 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2011, dư nợ cuối năm 2013 là 52.474 tỷ đồng tăng 42,19% so với 2012, dư nợ cuối năm 2014 là 78.379 tỷ đồng tăng 49,37% so với nảm 2013. Với mức tăng trưởng này, VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất trong hệ thống. Năm 2014 VPBank đã triển khai được nhiều gói tín dụng gối đầu làm nền tảng cho sự tăng trưởng vững chắc cho các năm tiếp theo. Để tăng trưởng tín dụng tốt trong điều kiện kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp, VPBank đã liên tục áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và với nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, thay vì cho vay theo cấu trúc danh mục sản phẩm, Ngân hàng chuyển dịch sang cho vay theo các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ôtô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng bất động sản, các chương trình tài trợ theo ngành.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn trong giai đoạn 2012-2014

6 6 4 Nợ trung hạn 10.21 1 7 27, 18.734 357 0 37.35 47,7 Nợ dài hạn 3.94 6 ĩõy 9.164 17,5 16.11 4 20,5

Bên cạnh đó, VPBank cũng đã dành khối lượng vốn lớn để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các khu vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Cụ thể là so với năm 2013, cho vay nông nghiệp và lâm nghiệp tăng 48%, thương mại sản xuất và chế biến tăng 156%, trong khi cho vay xây dựng (bất động sản) chỉ tăng nhẹ 10%.

Cơ cấu theo kỳ hạn: dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm đều qua các năm, Đặc biệt, dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ. có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu vốn vay trung và dài hạn tăng cao.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, VPBank luôn chú trọng kiểm soát và quản lý chất lượng nợ chặt chẽ, với tiêu chí lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. VPBank đã đưa vào triển khai thành công hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm (scorecard) tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II.

Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn đuợc duy trì ở mức an toàn, chiếm 2,54% trên tổng du nợ vào cuối năm 2014.

* Các hoạt động khác

- Hoạt động đầu tu thận trọng, an toàn đem lại hiệu quả cao

Tính đến cuối năm 2014, danh mục đầu tu chứng khoản đạt giá trị trên 52 nghìn tỷ đồng, tăng truởng 39% so với năm truớc. 2014 tiếp tục là năm kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt của VPBank khi ghi nhận lãi thuần từ hoạt động này đạt 461 tỷ đồng, tăng 157 tỷ đồng so với năm 2013, tuơng ứng tăng 52%. Tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh doanh, chiến luợc đầu tu của VPBank luôn gắn liền mục tiêu lợi nhuận với đảm bảo trạng thái thanh khoản và khẩu vị rủi ro đuợc HĐQT phê duyệt. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh đuợc bền vững, Ngân hàng có thể chấp nhận mức lợi tức vừa phải nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản. Mặt khác, từng danh mục đầu tu đuợc xây dựng các hạn mức rõ ràng đồng thời thực hiện đa dạng hóa các công cụ đầu tu để giảm thiểu rủi ro.

- Hoạt động dịch vụ đa dạng, nâng cao hiệu quả hoạt động

Cơ cấu nguồn thu dịch vụ đuợc chuyển biến tích cực khi tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tổng doanh thu phí dịch vụ của VPBank đến cuối năm 2014 đạt 960 tỷ đồng, trong đó dịch vụ thanh toán chiếm 13%, dịch vụ đại lý bảo hiểm chiếm 45%, dịch vụ tu vấn chiếm 11%.... Thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 607 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013.

- Về các hoạt động tăng thu nhập từ phí, VPBank đã xây dựng và đa dạng hóa các nhóm sản phẩm và tăng cuờng kiểm soát thu phí. Khối KHCN đã cho ra đời 19 loại sản phẩm Hợp tác Bảo hiểm (Bancassurance) mới, đóng góp 70 tỷ doanh thu từ phí trong năm 2014 và mở ra viễn cảnh về lợi nhuận cho năm 2015. Mặt khác, Khối KHCN đã sửa đổi và đua vào áp dụng các

biểu phí mới đơn giản và hệ thống hóa nhằm hỗ trợ kiểm soát công tác thu phí. Không chỉ cung cấp danh mục sản phẩm cạnh tranh, VPBank còn mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều kênh phân phối đa dạng và tiện lợi.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.2. 1. Huy động vốn

Dịch vụ huy động vốn là một trong những dịch vụ chủ yếu và là hình thức tạo vốn hàng đầu không thể thiếu đối với NHTM. Dịch vụ huy động vốn có mối liên hệ chặt chẽ với dịch vụ tín dụng là cơ sở để mở rộng tín dụng. Ngoài ra khi hoạt động huy động vốn phát triển sẽ tạo tiền đề để có thể cung cấp các dịch vụ NH khác. Vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động khối KHBL

ĐVT: Tỷ đồng

^eTổng vốn huy động từ khách hàng

Huy động từ khối NHBL

⅛ Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 VPbank)

Vốn huy động khối dịch vụ NHBL tại VPBank bao gồm vốn huy động

biểu đồ 2.1 có thể thấy tỷ trọng huy động vốn biến động không đều qua các năm nhung luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn huy động từ khách hàng. Chính sách điều hành lãi suất trong năm 2012 có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục đuợc hạ xuống từ 14%/năm trong những tháng đầu năm và kết thúc năm 2012 ở mức 8%/năm. Chính vì vậy, huy động vốn từ khách hàng trong năm này tăng truởng thấp. Huy động khách hàng đạt 59.514 tỷ đồng, tăng 102% so với cuối năm 2011. Tuy vậy, năm 2012, vốn huy động từ khối khách hàng bán lẻ đặt mức là 40.897 tỷ đồng, chiếm 84% tổng vốn huy động toàn chi nhánh. Huy động vốn từ khối bán lẻ trong năm này tăng truởng khá mạnh mẽ, với 25% tuơng ứng với 12.474 tỷ đồng so với năm truớc. Với chiến luợc huớng đến một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng của VPBank có sự đóng góp lớn từ phân khúc các khách hàng cá nhân. Năm 2012, huy động từ khách hàng cá nhân tăng 99% so với năm 2011 (mức tăng truởng này cao hơn so với các năm truớc) và chiếm tới 64% tổng số du tiền gửi của khách hàng tại VPBank, đạt mức 37.897 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động khối KHBL

Huy động từ khối NHBL

■ Tăng trưởng huy động từ khối NHBL

Năm 2013, vốn huy động khối bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ với 37% so với năm trước, đạt mức 68.489 tỷ đồng, tương ứng với 18.592 tỷ đồng. Tuy nhiên, huy động từ khách hàng đạt 83.844 tỷ đồng, tăng 24.330 tỷ đồng (tương đương 41%) so với 2012, vượt kế hoạch đề ra và nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại có tăng trưởng cao về huy động nên tỷ trọng huy động từ khối bán lẻ có giảm nhẹ, chiếm 82% tổng vốn huy động toàn Ngân hàng. Sau khi hoàn tất việc xây dựng chiến lược 5 năm trong năm 2012, VPBank bắt đầu triển khai các trụ cột chính của chiến lược khách hàng cá nhân (KHCN) ngay trong năm 2013. Theo đó, Ngân hàng đã thiết lập một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp cho Khối KHCN, khuyến khích những cá nhân có thành tích hoạt động tốt trong nội bộ tổ chức, thu hút các ứng viên tài năng trên thị trường, kêu gọi sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài nhằm thiết lập một đội ngũ có đầy đủ năng lực dẫn dắt các hoạt động kinh doanh hướng tới phân khúc khách hàng này. Chính vì vậy, trong các nguồn huy động, nguồn đến từ khách hàng cá nhân có mức tăng tuyệt đối lớn nhất (tăng 16.570 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng 44%), duy trì tỷ trọng đóng góp trong tổng huy động khách hàng ở mức cao (65%), năm 2014 nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 8.926 tỷ đồng so với 2013,tương ứng tăng 16,39%, chiếm tỷ trọng 79,6%. Có được kết quả như trên là vì ngay từ đầu năm 2013, Ban Điều hành đã có những biện pháp để tăng trưởng huy động cụ thể như: Thiết kế đa dạng nhiều kênh và sản phẩm huy động với các tính chất đặc thù, và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Tiết kiệm gửi góp linh hoạt Easy Savings phù hợp với khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, tiết kiệm trực tuyến giúp khách hàng gửi tiền mọi lúc mọi nơi mà không phải đến ngân hàng; Linh hoạt trong chính sách điều chuyển vốn nội bộ nhằm khuyến khích và tạo động lực tăng trưởng huy động; Triển khai đồng loạt các dự án, chương trình nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi thanh toán, đa dạng hóa nguồn huy động và giảm chi phí vốn huy động.

Biều đồ 2.3: Cơ cấu huy động khối bán lẻ theo nhóm khách hàng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 tại VPBank)

Tiền gửi của khách hàng đạt 108.354 tỷ đồng, tăng ròng hơn 24.500 tỷ đồng (tương đương tăng 29%) so với 2013, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và thuộc nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng cao về huy động. Không dừng ở đó, năm 2014, vốn huy động khối KHBL tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng 36% tương ứng với 24.833 tỷ đồng, chiếm 86% trong tổng vốn huy động khách hàng của Ngân hàng. Ngoài các sản phẩm huy động thông thường, VPBank đã tích cực triển khai các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt, gia tăng tiện ích cho khách hàng như “tiết kiệm bảo toàn thịnh vượng”, “chứng chỉ tiền gửi ghi danh dài hạn”, “VPBank Kids”.... Bên cạnh đó, VPBank cũng tập trung vào cải thiện cơ sở dữ liệu khách hàng, làm nền tảng đẩy mạnh các hoạt động bán chéo và bán thêm. Do đó, vốnn huy động từ khách hàng cá nhân vẫn có sự tăng trưởng mạnh. Nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng 8.926 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn huy động đã được cơ cấu theo hướng tích cực, bám sát chiến lược 2012-2017 mà Ngân hàng đã đặt ra là đẩy mạnh tăng trưởng trong phân khúc khách hàng cá nhân truyền thống.

Từ kết quả trên cho thấy, thời gian qua, tại VPbank đã phát triển và mở rộng các dịch vụ huy động vốn khối bán lẻ. Có được những kết quả như trên

Số

tiền trọnTỷ g

Số

tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ

Ngân hàng đã áp dụng những biện pháp chính sách cụ thể như: lãi suất linh hoạt, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ... Ngân hàng luôn quán triệt tư tưởng của cán bộ công nhân viên ngân hàng xem trọng công tác huy động vốn, đồng thời đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tăng thêm nguồn vốn huy động để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm Ngân hàng luôn tổ chức Hội nghị khách hàng, lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng thông qua hội nghị hoặc lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 46)