Tình hình cho vay DNVVN tại VPBank

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 73)

ĐVT: Tỷ đồng

Dư nợ cho vay DNVVN

■ Tăng trưởng dư nợ DNVVN

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 VPBank)

Đặc biệt, trong năm 2013, VPBank đã thành lập 8 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp SME chuyên biệt ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Năm 2013 được coi là năm bản lề của VPBank trong việc xây dựng các sản phẩm chủ đạo hướng tới khách hàng SME, tạo đà thúc đẩy kinh doanh mạnh mẽ trong các năm sau. Đến cuối năm, Ngân hàng đã triển khai thí điểm 05 sản phẩm chủ đạo để nâng cao năng lực phục vụ nhu cầu về sản phẩm của kháchhàng. Với mục tiêu trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp SME, VPBank đã hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp

Dư nợ của khối NHBL 3306 5 5099 8 7629 2

Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội doanh nghiệp để tổ chức những hội thảo chuyên đề cho các doanh nghiệp thành viên. Mặt khác, Ngân hàng cũng đã chủ động xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt trong việc giải bài toán nguồn vốn, dòng tiền và chi phí vay vốn. Cụ thể, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, VPBank đã có giải pháp cho vay ngoại tệ (USD) để giúp khách hàng tận dụng lãi suất thấp. Ngoài ra, chương trình SME và các chương trình ưu đãi lãi suất khác cũng đã hỗ trợ khách hàng giảm thiểu gánh nặng về dòng tiền và chi phí vay vốn. Chính vì vậy, tính đến cuối năm 2013, dư nợ tín dụng DNVVN đã đạt mức 28.048 tỷ đồng.

Năm 2014 đánh dấu năm thứ hai trên chặng đường chuyển đổi của VPBank đối với mảng kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Cụ thể, dư nợ cho vay tăng 41,4% so với năm ngoái, trong khi số lượng khách hàng tăng thêm 14%, dư nợ khối DNVVN đạt mức 39.653 tỷ đồng. VPBank đã mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn quốc lên con số 63 trung tâm SME có năng suất cao và đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn hóa về kĩ năng nghiệp vụ. Tốc độ tăng trưởng thông qua số trung tâm SME của VPBank cũng tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa nhờ vào các kênh bán hàng phi truyền thống do Phòng Dịch vụ và Chăm sóc khách hàng qua điện thoại (24/7) đảm nhiệm. VPBank tiếp tục đẩy mạnh các chương trình sản phẩm chủ lực đã được triển khai thí điểm vào cuối năm 2013, bao gồm sản phẩm Cho vay có tài sản đảm bảo, Cho vay mua ô tô và Chương trình tín dụng. Các chương trình sản phẩm được cải tiến đã giúp VPBank nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường với các quy trình đơn giản hơn, thời gian xử lý nhanh hơn và quy định đột phá hơn trong khi vẫn đảm bảo kiểm soát chất lượng danh mục sản phẩm. Trong nỗ lực đẩy mạnh cho vay phân khúc SME, các sản phẩm chuẩn hóa đã được đưa vào triển khai; từ chương trình tài trợ

nhà phân phối hợp tác với các khách hàng doanh nghiệp lớn cho tới các chương trình đặc thù tài trợ ngành nhằm hỗ trợ cho các ngành kinh tế chủ đạo trong nước. Ngoài ra, để củng cố vị thế trong năm 2014, VPBank đã triển khai dòng sản phẩm cho vay tín chấp với sự ra đời của sản phẩm Cho vay trả góp dành cho doanh nghiệp (BIL) và sản phẩm Thẻ tín dụng dành cho doanh nghiệp. Việc cung cấp các sản phẩm cho vay tín chấp chính là một phần trong các giải pháp chiến lược của VPBank nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nỗ lực này cũng phù hợp với chính sách của Chính phủ về khuyến khích các tổ chức tài chính nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho nhiều doanh nghiệp SME hơn.

Bảng 2.5 . Tình hình chất lượng tín dụng khối KHBL tại VPBank

lẻ có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo tốt và có khả năng trả nợ. Nhờ chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng và thận trọng trong cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm cuối năm 2012 được kiểm soát ở mức 2,73%.

Năm 2013, Ngoài việc tập trung xây dựng những cột trụ chính cho mô hình kinh doanh (Con người, Quy trình, Sản phẩm), VPBank đã đầu tư nguồn lực lớn để tăng cường năng lực quản trị rủi ro. Những quy trình và công cụ mới được xây dựng để hỗ trợ cải thiện chất lượng cho vay. Nhận thức rủi ro

cũng đã được nâng cao qua công tác đào tạo và xây dựng quan hệ đối tác giữa đơn vị kinh doanh với bộ phận quản trị rủi ro. Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức an toàn, duy trì ở mức 2,81% cuối năm 2013. Ngoài ra, VPBank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc xúc tiến nghiên cứu triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn Basel II với sự phối hợp của các đơn vị tư vấn nước ngoài, bao gồm việc xây dựng chiến lược tổng thể về hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, thị trường, hoạt động, tính toán vốn, hệ thống ICAAP.

Năm 2014, với nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng, VPBank tiếp tục đầu tư mạnh mẽ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro. Hệ thống xếp hạng tín dụng mới và hiện đại dành cho các doanh nghiệp SME đã được triển khai thành công vào năm 2014. Hệ thống này giúp VPBank cải thiện quy trình chọn lựa khách hàng và hiệu quả phê duyệt tín dụng. Những lợi ích này càng quan trọng hơn khi số lượng các khoản vay ngày càng gia tăng. Trong khi đó, quy trình phê duyệt tín dụng và các chính sách tín dụng cũng liên tục được rà soát và tinh chỉnh để hướng tới mục tiêu cân bằng giữa tốc độ, chi phí và kiểm soát rủi ro. Nhận thức về rủi ro cũng liên tục được nâng cao thông qua các khóa đào tạo nội bộ và mối quan hệ được hun đúc giữa phân khúc SME và Khối Quản trị Rủi ro. duyệt tín dụng tập trung, liên tục cải tiến hệ thống thẻ chấm điểm (scorecard) tiên tiến; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, áp dụng hệ thống cảnh báo sớm, bộ máy thu hồi nợ bao gồm cả thu hồi sớm và thu hồi muộn ... hướng tới việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở

mức an toàn, chiếm 2,54% trên tổng dư nợ vào cuối năm 2014 (và luôn <3% tại mọi thời điểm), hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

2.2.3. Các dịch vụ ngân hà ng hiện đại

* Dịch vụ thanh toán

Ngân hàng VPbank cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. Ngân hàng đã xây dựng được hệ thống thanh toán trong nước qua các kênh: thanh toán điện tử liên ngân hàng của ngân hàng nhà nước (citad), thanh toán bù trừ. Ngoài ra, VPBANK còn là đại lý thanh toán của Western Union.

Các sản phẩm của dịch vụ thanh toán bao gồm:

Dịch vụ chuyển tiền trong nước: là dịch vụ mà ngân hàng sẽ chuyển tiền cho khách hàng đến cho người nhận tiền trong nước thông qua hệ thống ngân hàng. Khách hàng có thể chuyển tiền cho người nhận có hoặc không có tài khoản tại VPBank hay bất cứ ngân hàng nào khác trên lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ chuyển tiền Western Union: là dịch vụ chuyển tiền mà khách hàng không cần có tài khoản tại ngân hàng, người được chuyển tiền đến được miễn phí khi nhận tiền, chỉ thu một lần ở đầu gửi và phù hợp với từng khu vực. Người được chuyển tiền mang chứng minh thư hoặc giấy tờ tương đương tới các điểm giao dịch của VPBank để nhận tiền, khách hàng có thể nhận tiền USD hoặc VND.

Dịch vụ nhận và chuyển tiền kiều hối: là dịch vụ dành cho khách hàng có tài khoản ngoại tệ tại VPBank . Người thân ở nước ngoài có thể chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của khách hàng mở tại VPBank hoặc khách hàng có thể chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài. Khách hàng chỉ cần cung cấp cho người thân mã Swiftcode của ngân hàng để người thân có thể chuyển tiền về.

Dịch vụ chi trả lương: Là dịch vụ VPBank cung cấp cho Doanh nghiệp để thanh toán lương tự động cho nhân viên theo định kỳ trả lương. Hiện VPBank đang thanh toán lương theo hai hình thức:

+ Trả lương tại quầy: Doanh nghiệp gửi danh sách trả lương hàng tháng tới VPBank để VPBank tiến hành trả lương

+ Trả lương qua Internet Banking: Doanh nghiệp được cấp User, Password và được hướng dẫn để tự thực hiện trả lương qua Internet Banking

Nhóm khách hàng SME với các sản phẩm thanh toán và chuyển tiền đa dạng, theo thời gian thực 24/7 và chi phí thấp như: thanh toán lương, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách nhà nước, chuyển khoản trong/ngoài nước, quản

lý và thanh toán thẻ tín dụng doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.6: Số lượng khách hàng dịch vụ thanh toán

Đvt: khách hàng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2012 - 2014 của VPBank)

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tai VPBank tăng lên

qua các năm. Với phân khúc tập trung vào khách hàng bán lẻ, VPBank khônng ngừng đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại cho các khách hàng. Số lượng khách hàng năm 2012 là 167.901 khách hàng thì tới năm 2013 đã tăng trưởng mạnh lên mức 235.061 khách hàng. Với mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 400 tỷ đến 1.600 tỷ đồng, VPBank chính

thức thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp (CMB) từ đầu năm 2013 với hai Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và một Trung tâm Sản phẩm và Hỗ trợ Kinh doanh. Định hướng kinh doanh chủ đạo của mảng hoạt động này là cung cấp gói giải pháp tài chính tổng thể cho khách hàng, bao gồm nhưng không giới hạn các sản phẩm dịch vụ như tín dụng, huy động, thanh toán trong nước và quốc tế, ngoại hối nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu dịch vụ tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chững lại trong năm 2014, chỉ tăng nhẹ, đạt mức 258.568 khách hàng.

* Dịch vụ Ngân hàng điện tử

Ngân hàng điện tử Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, các phương tiện điện tử đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Thống kê mới nhất của E&Y cho thấy khách hàng Việt Nam đang chuyển dịch sang sử dụng ATMs, Internet và điện thoại trong giao dịch ngân hàng nhiều hơn là tới các chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống. Do vậy, để phục vụ tốt nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, VPBank coi Ngân hàng điện tử (E-banking, bao gồm VPBank online, VPBank SMS và VPBank mobile), là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mình.

Hệ thống SMS banking và dịch vụ Internet Banking (i2b) đã giúp cho khách hàng cá nhân thực hiện truy vấn, tra cứu thông tin các giao dịch, số dư, và thực hiện nhiều loại giao dịch chuyển tiền, thanh toán. Đến nay, các dịch vụ này đã được phát triển, tích hợp thêm nhiều tính năng mới và ngày càng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng hơn như Tiết kiệm trực tuyến. Theo đó khách hàng có thể chủ động gửi tiền mọi lúc mọi nơi theo phương thức “gửi 1 lần, rút 1 lần” qua Internet mà không phải trực tiếp tới điểm giao dịch của VPBank. Khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước với dịch vụ VPB VNTopup hoặc thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau

với VPBilling thông qua hệ thống tài khoản tại VPBank trên các kênh giao dịch điện tử Internet Banking - i2b, SMS banking, ATM.

Năm 2014 là bước phát triển cả về lượng và chất đối với E-banking của VPBank. VPBank đã có gần 200.000 lượt đăng ký mới E-banking trong năm 2014, nâng tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ E-banking của VPBank lên trên 350.000 người, tăng 133% so với cuối năm 2013. Trong đó ấn tượng nhất là VPBank mobile với tốc độ tăng trưởng đạt 380% so với năm 2013 về số lượng người sử dụng. Riêng trong năm 2014, số lượng giao dịch tài chính qua E-banking đạt mốc 1,3 triệu, tăng 242% so với năm 2013. Giá trị giao dịch tăng 300% và đạt gần 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt, thanh toán trực tuyến tăng trưởng đột biến, đạt mốc 100 tỷ giá trị giao dịch cả năm, tăng 390% so với năm 2013. Nếu tính cả giao dịch qua kênh ATM, giao dịch trên E-banking chiếm trên 50% tổng giao dịch toàn hệ thống VPBank. Bên cạnh đó, tính ổn định và bảo mật của E-banking luôn được VPBank đề cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, được thể hiện qua một loạt các dự án đầu tư nâng cấp năng lực xử lý hệ thống và an toàn giao dịch trực tuyến với những công nghệ hiện đại nhất thế giới. Liên tục tìm tòi và phát triển, nhằm đưa ra những tiện ích mới tạo nên những trải nghiệm thú vị và hữu ích với khách hàng trên kênh điện tử là phương châm cốt lõi trong phát triển sản phẩm của VPBank. Cụ thể, VPBank là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu tính năng VPalo trên ứng dụng VPBank mobile dựa trên nền tảng OTT, cho phép khách hàng sử dụng mobile banking trò chuyện (chat), làm quen và tương tác với nhau như một cộng đồng mạng xã hội thực thụ. Chương trình Trắng đêm cùng World Cup của VPBank với sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới năm 2014 đã tạo nên một tiếng vang lớn trên thị trường khi trở thành ngân hàng đầu tiên gắn các trò chơi cộng đồng với các giao dịch tài chính. Hệ thống VPBank Loyalty được VPBank phát triển trong năm 2014 để tạo ra một

kênh gắn bó mật thiết giữa Ngân hàng và khách hàng giao dịch trực tuyến. Chỉ trong vòng 6 tháng, đã có trên 1 triệu luợt giao dịch đuợc tính điểm, và chỉ với thao tác đơn giản qua các kênh VPBank online, VPBank mobile và Call Center, khách hàng có thể đổi điểm lấy quà một cách dễ dàng. Không chỉ phát triển cho khách hàng cá nhân, hệ thống E-banking dành cho khách hàng doanh nghiệp cũng đuợc quan tâm và đầu tu xứng đáng. Tháng 5/2014, hệ thống này đã đuợc nâng cấp nhằm nâng cao hiệu suất và mở rộng các tiện ích hiện đại, phục vụ tối đa các nhu cầu của thị truờng. Nếu các khách hàng doanh nghiệp lớn của VPBank đánh giá rất cao tính năng Quản lý dòng tiền (S&P) phục vụ hệ thống công ty con và chi nhánh phức tạp thì khách hàng SME đều hài lòng với các sản phẩm thanh toán và chuyển tiền đa dạng, theo thời gian thực 24/7 và chi phí thấp nhu: thanh toán luơng, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách nhà nuớc, chuyển khoản trong/ngoài nuớc, quản lý và thanh toán thẻ tín dụng doanh nghiệp. Nhờ đó, số luợng nguời dùng trong năm 2014 tăng 51,3%, giá trị giao dịch tăng 67% so với năm 2013. Thành công của E- banking năm 2014 sẽ là bản lề để VPBank tiếp tục đạt đuợc các mục tiêu tham vọng đến năm 2017. VPBank không ngừng nỗ lực để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến thân thiện, chất luợng, mang tới sự hài lòng, thuận tiện cao nhất cho khách hàng.

* Dịch vụ thẻ

Năm 2012, phát hành thẻ của VPBank tăng truởng 35,3% lên mức gần 200.000 thẻ các loại. Thẻ ghi nợ (Debit card) vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số luợng thẻ phát hành, và tốc độ tăng truởng nhanh hơn nhóm thẻ tín dụng (Credit card).

Ngoài các sản phẩm Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, VPBank phát hành Thẻ quốc tế VPBank MasterCard Platinum - loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV. Thẻ quốc tế VPBank

MasterCard mc2 phát hành theo tiêu chuẩn EMV với phong cách thiết kế độc đáo và sản phẩm thẻ thanh toán qua mạng VPBank MasterCard E-card đã

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w