1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA MỘT SỐ
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam
Nam Thịnh Vượng
Để bắt kịp với xu hướng hiện đại hóa của nền kinh tế toàn cầu, phát triển dịch vụ NHBL là xu hướng tất yếu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Là một thị trường còn nhiều tiềm năng với số lượng dân cư đông đúc theo
thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện nay có khoảng 10% trong 86 triệu dân nước ta có tài khoản ngân hàng, trong khi thu nhập của người dân tăng nhanh, nền kinh tế tăng trưởng tốt, đây là cơ hội rất lớn cho các NHTM phát triển dịch vụ NHBL.
Từ bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ NHBL của các nước như trên tuy điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh, pháp lý và chính trị không giống nhau nhưng qua đó các NHTM Việt Nam cũng phần nào rút ra được các bài học cho mình:
Nên tập trung vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 18-50 , bởi
đây là giai đoạn tiêu dùng nhiều nhất, cũng như gửi tiền tiết kiệm nhiều nhất, là lực lượng khách hàng tiềm năng. Trong độ tuổi đó lại phân chia thành các giai đoạn khác nhau để có chính sách khách hàng phù hợp. Các ngân hàn nước ngoài chủ yếu tập trung vào các khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, thu nhập hằng năm lớn, trái với họ, dựa trên sự hiểu biết do đóng vai trò chủ nhà, các NHTM Việt Nam nên tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình tuy khoản thu phí từ mỗi khách hàng không nhiều nhưng nếu có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thì tổng thu nhập lại là không nhỏ.
Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng
Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Ứng dụng công nghệ hiện đại, lắp đặt mạng lưới ngân hàng trực tuyến, tạo điều kiện nhiểu hơn cho khách hàng trong việc tiếp cận thông tin, dịch vụ ngân hàng mà không tốn thời gian, công sức đi lại, chờ đợi. Bên cạnh việc mở rộng hoạt động, cần nâng cao công tác kiểm tra, giám sát đối với các điểm giao dịch đã được thành lập, nên giao mối nơi một mục tiêu doanh thu nhất dịnh để nhân viên có mục tiêu phấn đấu, nếu không hiệu quả thì nên đóng cửa để tiết kiệm chi phí.
Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng:
Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đống vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết song phương và đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó chú trọng đáp ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phân tích vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với nền kinh tế cũng như phân tích tính tất yếu phải đầy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong chương 1 tác giả cũng đưa ra được những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực về lĩnh vực bán lẻ của ngân hàng đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Các nội dung trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để tác giả nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG