Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 122 - 129)

Thứ nhất, NHNN cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ ngân hang bán lẻ theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất luợng quản trị, điều hành.

Thứ hai, xây dựng mô hình hoạt động, sản phẩm bán lẻ dựa trên các hội thảo sao cho vừa đáp ứng với các chuẩn mực quốc tế vừa phù hợp với các đặc điểm nền kinh tế nuớc ta. Xác định lộ trình rõ ràng, cụ thể phù hợp với từng ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện và hỗ trợ các ngân hàng trong việc thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ tu, nâng cấp và phát triển trung tâm xử lý thông tin tín dụng đối với thời gian xử lý dữ liệu nhanh, đầy đủ và hiệu quả. Tuy Trung tâm thông tin tín dụng CIC trực thuộc NHNN hiện nay đã có những buớc tiến quan trọng trong việc cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng đi vay từ lịch sử tín dụng đến tài sản đảm bảo nhung thông tin cung cấp còn chua nhanh và đầy đủ.

Thứ năm, hiện nay các chính sách, luật lệ của ngân hàng nhà nuớc cũng gây hạn chế đáng kể cho sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các Ngân hàng bán lẻ dù muốn vẫn khó lòng giản tiện các quy trình, thủ tục cho khách hàng. Để ra một sản phẩm

mới, các Ngân hàng bán lẻ cũng phải trải qua rất nhiều buớc nhiều khâu xin phép, trình duyệt... Để phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích tổng thể môi truờng kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank, tác giả đã đua ra những giải pháp cơ bản về các mặt nhu tiếp cận thị truờng và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính nhằm làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vuợng.

KẾT LUẬN

Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự tiến bộ trong nhận thức thì người dân ngày càng yêu thích và dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Để đáp ứng tối đa các nhu cầu đó thì các ngân hàng phát triển những dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức và chất lượng gia tăng. Thị trường bán lẻ cũng là thị trường tiềm năng để ngân hàng tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro, chính vì vậy các ngân hàng đã hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân vì coi họ là mục tiêu trọng tâm trong sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Chính vì vậy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hướng tới phát triển lâu dài và bền vững đối với ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động bán lẻ của các NHTM VN còn bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển hoạt động bán lẻ trở thành yêu cầu cấp thiết cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và VPB nói riêng.

Luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề quan trọng trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPB, chương 1, 2, tác giả đã đưa ra những nội dung lý luận cơ bản nhất về dịch vụ NHBL, thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VPB, từ đó chỉ ra được tồn tại, khó khăn cần phải khắc phục cũng như nguyên nhân của tồn tại đó. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị tại chương 3.

Trên cơ sở dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, định hướng phát triển của VPB nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng, luận văn đã xây dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL của VPB trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Những giải pháp mà tác giả đưa ra là mang tính khả thi và hiệu quả nếu các kiến nghị đến các cơ quan hữu quan được thực hiện.

Việc phát triển dịch vụ NHBL là vấn đề cấp thiết và phải có chiến lược hợp lý để dịch vụ này ngày càng phát triển cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm về lĩnh vực này để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Công Thương Việt Nam-Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương TPHCM

2. Lý Hoàng Ánh và Lê Thị Mận (2012), Nghiệp V ụ ngân hàng hiện đại,

Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

3. Lê Thị Huyền Diệu (2006), Công nghệ - sự hô trợ đắc lực cho sự phát triển các dịch V ụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,

Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin

4. PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn, PGS. TS Hoàng Đức, PGS. TS Trần Huy Hoàng, TS. Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê

5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản Thống kê

6. David Cox, 1997, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại

7. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2006). Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Trần Thanh Hải (1999). Dịch v ụ ngân hàng điện tử - bước phát triển mới trong quản lý tài chính, Tạp chí thị trường tài chính, tiền tệ

9. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, TPHCM.

10. Trần Thị Tuyết Lam (2009), Giải pháp phát triển DVNHBL tại Ngân hàng TMCP Công Thương tỉnh Trà Vinh, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế TPHCM.

11. PGS., TS. Lê Hoàng Nga - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2011), Phát triển dịch v ụ Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2015 , Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, truy cập ngày 28/11/2011,

12. Ngân hàng TMCP Việt nam thịnh vượng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2012,2013,2014.

13. Nhóm tác giả (2010),Từ điển giải nghĩa Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh -Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế

14. Đào Lê Kiều Oanh (2012), " Phát triển dịch V ụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam", luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Ngân hàng TPHCM.

15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tỉn dụng, NXB chính trị Quốc gia 16. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch V ụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội

17. Nguyễn Văn Tiến (2001), Nghiệp v ụ kinh doanh ngoại hổi, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội.

18. Nguyễn Văn Thắng- Trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Vietinbank, (2011), Một năm nhìn lại dịch V ụ ngân hàng bán lẻ ở các NHTM,

Nghiên cứu trao đổi. <http s: //www.vietinbank.vn>

19. Nguyễn Đào Tố (2007), “ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Cơ hội đã đến với các NHTM Việt Nam"”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 2.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Kính chào Quý khách hàng!

Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn, tác giả nêu ra một số câu hỏi dưới đây, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía khách hàng. Xin Quý khách hàng vui lòng điền vào phiếu thăm dò dưới đây và gửi lại cho chúng tôi. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý khách hàng!

Tác giả xin cam đoan thông tin mang tỉnh cá nhân của Quý khách hàng nêu ra dưới đây sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng bảng khảo sát này cho mục đỉch nghiên c u đề tài nói trên.

Phần I: Thông tin khách hà ng (Đánh dấu X vào ô chọn)

Họ tên: ...Năm sinh: ... 1. Xin quý khách cho biết giới tính

0 Nam 0 Nữ

2. Xin Quý khách vui lòng chi biết đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Vpbank trong khoảng thời gian bao lâu:

0 Dưới 1 năm 0 Từ 1 đến 3 năm 0 Từ 3 đến 5 năm 0 Trên 5 năm 3. Xin Quý khách vui lòng cho biết các sản phẩm dịch vụ đã sử dụng của VPbank:

0 Tín dụng 0 Tiền gửi tiết kiệm 0 Tài khoản thanh toán

0 Chuyển tiền 0 Sử dụng thẻ 0 Dịch vụ Ngân hàng điện tử

0 Dịch vụ khác

Phần II: Câu hỏi khảo sát

Xin Quý khách vui lòng cho biết mức độ hài lòng của mình đối với các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X (theo từng nội dung) mà theo quý khách đó là sự lựa chọn tốt nhất của mình.

2 Rút/gửi tiền/thanh toán tiền thuận lợi 3 Lãi suất hợp lý

4 Thời gian giao dịch nhanh 5 Rút/gửi tiền thuận lợi 6 Lãi suất hợp lý

7 Thời gian giao dịch nhanh

II Y ếu tố con người

8 Thái độ sẵn sàng phục vụ

9

Nhân viên ngân hàng có kiến thức tốt trả lời và tư vấn cho khách hàng

10 Tại ngân hàng luôn có nhân viên bảo vệ 11 Phục vụ khách hàng nhiệt tình

12 Quan tâm tới mong muốn của khách hàng

13 Chủ động quan tâm đến những khó khăn của kháchhàng

III Ve cơ sở vật chất kỹ thuật

14

Trụ sở cơ quan, trang thiết bị ngân hàng hiện đại, khang trang, sạch sẽ

15 Trang phục nhân viên lịch sự, đẹp 16 Website nhiều thông tin

Xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của Quý khách hàng ! Kính chúc Quý khách hàng sức khỏe và thịnh vượng!

Một phần của tài liệu 023 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 122 - 129)