Tiêu chí và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 42 - 43)

2.3 .Nội dung điều tra

2.6. Tiêu chí và thang đánh giá

- Tiêu chí 1: Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ

+ Mức độ 1: Trẻ tập trung chú ý cao độ để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú thực hiện bài tập trong suốt quá trình cho trẻ thao tác với PHT. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ chú ý để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú quan sát, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 2/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT (4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ lắng nghe yêu cầu của GV nhưng không thường xuyên, hứng thú, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 1/2 thời gian trong quá trình thao tác với PHT (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ nghe yêu cầu của GV nhưng không hào hứng thực hiện nhiệm vụ, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 1/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT, bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng. (2 điểm)

+ Mức độ 5: Trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu nào của GV (1 điểm)

- Tiêu chí 2: Mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của trẻ trong việc hình thành BTSL

- Trẻ đếm chính xác số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi số đã học, biết khái quát số lượng của các nhóm đối tượng.

- Trẻ thực hiện chính xác nhiệm vụ so sánh số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi các số đã học, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng các nhóm đối tượng và mối quan hệ số lượng giữa chúng trong phạm vi các số đã học.

- Trẻ thực hiện chính xác nhiệm vụ chia số lượng một nhóm đối tượng thành hai (hoặc ba) phần theo các cách khác nhau.

- Trẻ nhận biết chính xác các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Dựa trên cơ sở đó, tơi phân loại mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của trẻ 5 - 6 tuổi trong việc hình thành BTSL như sau, cụ thể:

- Mức độ 1: Trẻ đạt được 10 điểm - Mức độ 2: Trẻ đạt được 8 điểm - Mức độ 3: Trẻ đạt được 6 điểm

- Mức độ 4: Trẻ đạt được 4 điểm - Mức độ 5: Trẻ đạt được 2 điểm

- Tiêu chí 3: Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi thao tác với PHT

+ Mức độ 1: Trẻ thực hiện nhiệm vụ/bài tập toán học trên phiếu với tốc độ nhanh, thành thục, không mắc lỗi. Trẻ độc lập thực hiện bài tập ngay khi giáo viên phổ biến cách làm (hoặc cách chơi) các bài tập (hoặc trị chơi) tốn học trên PHT. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ mất 1/3 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trị chơi tốn học trên phiếu. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn trẻ thực hiện được bài tập/trị chơi tốn học trên PHT trong hoạt động LQVT.(4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ mất 1/2 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trị chơi tốn học trên PHT. Trẻ thực hiện nhiệm vụ cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ mất 2/3 thời gian mới hồn thành xong bài tập/trị chơi toán học trên PHT. Trẻ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (2 điểm)

+ Mức độ 5: Trẻ khơng hồn thành được bài tập/trị chơi tốn học trên PHT trong q trình chơi/học ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cơ và bạn. (1 điểm)

* Thang đánh giá

Dựa vào thang đo (Interval Scale) khoảng điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm

- Mức độ tương đối cao: Trẻ đạt được từ 12 đến 16 điểm - Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm

- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 đến 4 điểm

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)