3.2 .Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
3.4. Giới thiệu một số PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
3.4.4. Nhóm 4: Số thứ tự và ý nghĩa của các con số
Phần 1: Phiếu đo đầu vào
Hình ảnh minh họa
a. Xác định mục đích của việc thiết kế phiếu học tập
Phiếu 1: Hình thành, luyện tập (tùy khả năng của mỗi trẻ) cho trẻ kỹ năng
Phiếu 2: Hình thành, luyện tập (tùy khả năng của mỗi trẻ) cho trẻ kỹ năng
nhận biết ý nghĩa của các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
b. Tìm kiếm ý tưởng
Phiếu 1: Một trong những chủ để thú vị nhất trong hệ thống các chủ đề
được xây dựng trong chương trình GDMN chính là chủ đề thế giới động vật. Tại chủ đề này, trẻ có thể học những đặc điểm, nơi sống của từng giống loài, đặc biệt sẽ thỏa mãn nhu cầu hóa thân thành các con vật mà trẻ yêu thích trong những câu chuyện, hình thành cho trẻ lịng u động vật và ý thức bảo vệ chúng từ bé. Bên cạnh đó, nội dung giúp trẻ hình thành và luyện tập kỹ năng nhận biết các số thứ tự cũng là một nội dung đóng vai trị quan trọng trong các nội dung hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Kết hợp 2 ý tưởng đó, tơi đã thiết kế PHT với tên gọi “Trò chơi: Vượt chướng ngại vật” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 6, ngồi ra cịn củng cố cho trẻ những kiến thức về loài nai cũng như cách bảo tồn chúng.
Phiếu 2: Xuất phát từ một trong những kết quả mong đợi về việc hình
thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi, đó là nhận biết ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hằng ngày, tơi sử dụng hình ảnh từ các loại xe đặc thù, hình ảnh minh họa tai nạn khẩn cấp cùng với các số điện thoại quen thuộc để thiết kế ra PHT có tựa đề “Cứu trợ khẩn cấp” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết ý nghĩa của các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
c. Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện, và hình thức trình
bày trên phiếu học tập
- Phiếu 1:
Mục tiêu: Nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 6.
Nội dung: Lễ hội rừng xanh sắp bắt đầu, Hươu con phải băng qua con sơng
thì mới đến được lễ hội, nhưng trên sơng có một vài khúc cây bị mất (mất số trên khúc cây).
Nhiệm vụ: Trẻ tìm ra các con số còn thiếu và điền vào đúng vị trí của nó
trên những khúc cây để giúp bạn Hươu con vượt qua con sông, đến được lễ hội rừng xanh.
Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Trò chơi: Vượt chướng ngại
vật”, sau đó ở dưới tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là khung cảnh ở trung tâm slide: khu rừng gồm có một chú nai, cỏ cây ven sơng và phía dưới dịng sơng có 6 khúc gỗ để trống số ở một vài vị trí.
- Phiếu 2:
Mục tiêu: Nhận biết ý nghĩa của các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp được sử
dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Nội dung: PHT được thiết kế dựa trên những hình ảnh từ các loại xe đặc
thù như xe cứu hỏa, xe cứu thương,… hình ảnh minh họa tai nạn khẩn cấp như bão, lụt,… cùng với các đường dây nóng.
Nhiệm vụ: Trẻ quan sát và nối số điện thoại ở cột bên phải phù hợp với
hình ảnh minh họa ở cột bên trái.
Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Cứu trợ khẩn cấp”, sau đó ở
dưới tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là sắp xếp 4 số điện thoại theo 1 hàng dọc phía bên phải và hình ảnh minh họa theo 1 hàng dọc song song ở bên trái.
d. Chuẩn bị
- Phiếu 1:
+ Font chữ SVN-Caprica Script
+ Hình ảnh khung cảnh khu rừng, con sơng, khúc cây, một chú nai con.
- Phiếu 2:
+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline, SVN-Caprica Script
+ Hình ảnh xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát, những tai nạn khẩn cấp
như bão, lụt,… và các số điện thoại của đường dây cứu trợ khẩn cấp.
e. Tiến hành thiết kế, in ấn và ép plastic
Bước 1: Tạo 1 slide mới, điều chỉnh định dạng slide thành dạng thẳng đứng
Bước 2: Chèn 1 text box điền tên phiếu, đặt text box ở vị trí trên cùng của
slide; chèn tiếp 1 text box điền phần mơ tả nhiệm vụ, đặt text box ở phía dưới tên phiếu.
Bước 3: Chèn lần lượt những file hình ảnh đã thu thập từ bước Chuẩn bị và
trình bày bố cục như ở bước Xác định hình thức sắp xếp.
Bước 4: Điều chỉnh vị trí, phơng chữ, cỡ chữ, màu sắc sao cho hấp dẫn, bắt
mắt.
Bước 5: Xuất file dưới dạng PDF, in và ép plastic
f. Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu
Phần 2: Phiếu đo đầu ra
Hình ảnh minh họa
a. Xác định mục đích của việc thiết kế phiếu học tập
Phiếu 1: Phát triển cho trẻ kỹ năng nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10
đến 16, tùy vào khả năng của mỗi trẻ.
Phiếu 2: Luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết ý nghĩa của các con số sử
dụng trong cuộc sống hằng ngày: số nhà, biển số xe, ngày lễ…
b. Tìm kiếm ý tưởng
Phiếu 1: Ở độ tuổi 5-6 tuổi, trẻ rất thích thú và hào hứng với chủ đề về phi
hành gia, vũ trụ, tên lửa và các hành tinh xung quanh trái đất. Bên cạnh đó, rất nhiều trẻ có thể đếm số lượng các nhóm đối tượng ngồi phạm vi 10 cũng như nhận biết được các số thứ tự ở phạm vi nói trên. Kết hợp 2 ý tưởng đó, tơi đã
thiết kế PHT với tên gọi “Trò chơi: Số nào biết mất” nhằm phát triển cho trẻ kỹ năng nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10 đến 16, tùy vào khả năng của mỗi trẻ; ngồi ra cịn nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của trẻ với chủ đề phi hành gia - tên lửa - vốn khơng nằm trong chương trình GDMN truyền thống.
Phiếu 2: Xuất phát từ một trong những kết quả mong đợi về việc hình
thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi, đó là nhận biết ý nghĩa của các con số trong cuộc sống hằng ngày và hiểu được vai trị của việc giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi, tơi sử dụng hình ảnh từ các biển số xe, số nhà, hình ảnh minh họa ngày lễ quen thuộc cùng với các con số biểu thị tương ứng để thiết kế ra PHT có tựa đề “Những con số quen thuộc” nhằm luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết ý nghĩa của các con số sử dụng trong cuộc sống hằng ngày: số nhà, biển số xe, ngày lễ…
c. Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện, và hình thức trình
bày trên phiếu học tập
- Phiếu 1:
Mục tiêu: Nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10 đến 16, tùy vào khả
năng của mỗi trẻ.
Nội dung: Trên PHT có 16 ơ vng, mỗi ơ vng tương ứng với 1 số thứ tự
từ 1 đến 16, tuy nhiên có một vài ơ số bị thay thế bởi các tên lửa
Nhiệm vụ: Trẻ tìm ra những số thứ tự đã bị thay thế bởi những tên lửa và
điền vào ô trống tương ứng.
Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Trị chơi: Số nào biến mất”, sau
đó ở dưới tên phiếu là phần mơ tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là phần nằm ở trung tâm slide: gồm 16 ô vuông được xếp thành 2 hàng ngang, mỗi hàng 8 ô, mỗi ô có chứa các số thứ tự hoặc các tên lửa; phần dưới cùng là phần trẻ điền đáp án vào các ô trống.
- Phiếu 2:
Mục tiêu: Nhận biết ý nghĩa của các con số sử dụng trong cuộc sống hằng
Nội dung: PHT được thiết kế dựa trên những hình ảnh từ biển số xe, số nhà,
hình ảnh minh họa ngày lễ quen thuộc cùng với các con số biểu thị tương ứng
Nhiệm vụ: Trẻ quan sát và nối các con số ở phần trung tâm PHT với các
hình ảnh, biểu trưng phù hợp.
Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Những con số quen thuộc”, sau
đó ở dưới tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là sắp xếp 8 con số 2 hàng ngang ở phần trung tâm, còn xung quanh là 8 hình ảnh, biểu trưng minh họa.
d. Chuẩn bị
- Phiếu 1:
+ Font chữ SVN-Poky's
+ Hình ảnh phi hành gia và các tên lửa với màu sắc, hình dáng khác sau
- Phiếu 2:
+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline, SVN-Poky's
+ Hình ảnh xe máy, ngơi nhà, gia đình, phụ nữ,… và các con số trên biển số xe, số nhà, của những ngày lễ trong năm.
e. Tiến hành thiết kế, in ấn và ép plastic
Bước 1: Tạo 1 slide mới, điều chỉnh định dạng slide thành dạng thẳng đứng
có kích thước giống với khổ giấy A4.
Bước 2: Chèn 1 text box điền tên phiếu, đặt text box ở vị trí trên cùng của
slide; chèn tiếp 1 text box điền phần mơ tả nhiệm vụ, đặt text box ở phía dưới tên phiếu.
Bước 3: Chèn lần lượt những file hình ảnh đã thu thập từ bước Chuẩn bị và
trình bày bố cục như ở bước Xác định hình thức sắp xếp.
Bước 4: Điều chỉnh vị trí, phơng chữ, cỡ chữ, màu sắc sao cho hấp dẫn, bắt
mắt.
Bước 5: Xuất file dưới dạng PDF, in và ép plastic