Cơ sở khoa học của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 68)

3.2 .Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

3.3. Quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-

3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi trẻ 5-6 tuổi

Để lên kế hoạch thiết kế PHT tốn nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi, GV cần căn cứ theo:

- Căn cứ vào mục tiêu của việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT:

Mục tiêu của việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT thể hiện qua các nhiệm vụ giáo dục sau:

+ Hệ thống hóa và xác định BTSL. Trong quá trình thao tác với PHT, trẻ sẽ ghi nhớ và học được những kiến thức sơ đẳng về các BTSL, phép đếm, số thứ tự,…

+ Khơi gợi hứng thú, động cơ nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia chơi. Phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác, hoạt động cùng nhau trong nhóm, tập thể.

- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi: Như trong chương 1 (mục 1.3.1) đã trình bày.

- Căn cứ vào nội dung hình thành BTSL cho trẻ: Như trong chương 1 (mục 1.3.2) đã trình bày.

- Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi: Như trong chương 1 (mục 1.3.3) đã trình bày.

- Căn cứ vào tình hình địa phương, trường lớp: nguyên liệu tại Đà Nẵng, tại khu vực gần trường mầm non có rất nhiều nguồn giấy A4, phù hợp cho việc thiết kế PHT theo mục đích của GV.

- Căn cứ vào thực trạng:

Mọi nghiên cứu khoa học giáo dục đều mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục. Muốn làm được điều đó, các cơng trình nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội. Việc thiết kế PHT nói chung cần dựa trên thực tiễn văn hóa - kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Từ kết quả điều tra thực trạng, đề tài nghiên cứu đưa ra những biện pháp, cách thức cải thiện và nâng cao thực trạng. Với kết quả tìm hiểu thực trạng ở chương 2 cho thấy, hiệu quả việc hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN tại TP Đà Nẵng là chưa cao và chưa đồng đều. GV cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lên ý tưởng và khó khăn để có kỹ năng thiết kế PHT đáp ứng cho việc dạy học môn Tốn. Chính vì vậy việc lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn tư liệu có sẵn, phong phú của địa phương để phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thích hợp với nội dung đã lựa chọn chưa phát huy hiệu quả. PHT của trẻ nói chung và PHT được sử dụng phục vụ cho tốn học nói riêng cần có cấu trúc đơn giản nhưng khoa học, hình thức và màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, bền, rẻ, dễ dàng tẩy xóa và có thể cho trẻ sử dụng lại nhiều lần.

3.3.2. Quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

Hình 3.1. Sơ đờ các bước thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bước 1: Xác định mục đích của việc thiết kế phiếu học tập

Nhằm hình thành, củng cố các BTSL; phát triển kỹ năng đếm, so sánh, tách & gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, nhận biết số thứ tự và ý nghĩa của các con số trong đời sống hàng ngày

Bước 2: Tìm kiếm ý tưởng

Để hình thành nên ý tưởng của PHT. Tơi dựa vào các căn cứ đã nêu trên, Sau đó tơi tìm kiếm nguồn ý tưởng. Có 3 nguồn ý tưởng chính: Kinh nghiệm học tập, thực tiễn và nghiên cứu tài liệu

- Kinh nghiệm học tập

Dựa vào kinh nghiệm của tôi, với tư cách là sinh viên đã tham gia học và thực hành các học phần liên quan: Phương pháp hình thành biểu tượng tốn học sơ đẳng cho trẻ mầm non; Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non... Tơi đã được tích lũy và đặt ra các câu hỏi làm thế nào để có PHT chất lượng, hiệu quả, PHT như thế nào sẽ khiến trẻ thích và kích thích được tính tích cực nhận thức ở trẻ, cũng như hình thành và củng cố BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Thực tiễn

Việc kích thích sự hứng thú, tính tị mị của trẻ trong mọi hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục trí tuệ nói riêng ở trường mầm non luôn được quan tâm đặc biệt từ trước đến nay. Hoạt động làm quen với Toán - một trong những hoạt động giáo dục trí tuệ, phát triển nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi được xem là hoạt động khó thực hiện thành công nhất khi mà những đặc điểm về tâm sinh lý ảnh hưởng nhiều đến q trình hình thành các BTTH nói chung và BTSL nói riêng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Thực tế tại các trường mầm non hiện nay, tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen với Tốn, tìm hiểu về số lượng, các phép đếm,… có thể nói là chưa được phát huy một cách có hiệu quả. Như vậy, ngoài đồ dùng đồ chơi tốn học, tư liệu hình ảnh, video trên Internet, … GVMN rất cần những công cụ hỗ trợ giúp phát huy hiệu quả tính tích cực nhận thức trong việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Lý do trên đã thơi thúc tơi tìm kiếm, nghiên cứu và thiết kế ra những PHT này. Với mong

mò, hứng thú và khả năng tập trung chú ý của trẻ 5 - 6 tuổi trong việc hình thành BTSL. Tơi đã thực tế thị trường để tìm kiếm ý tưởng, cách sáng tạo sao cho phù hợp và hiệu quả với trẻ nhất.

- Nghiên cứu tài liệu

Tơi sưu tầm và phân tích để tìm kiếm ý tưởng từ các tài liệu sau: + Các cơng trình liên quan

+ Sách, báo có nội dung liên quan + Nguồn internet

Bước 3: Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện, và hình

thức trình bày trên phiếu học tập

Trước tiên, việc cần phải làm là phải xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cần đặt ra và hình thức trình bày trên phiếu. Trước mỗi một bài tập/nhiệm vụ/ trị chơi/tình huống được đưa vào PHT, GV cần xác định rõ bài tập đó kiểm tra trẻ ở mức độ tư duy nào, các câu hỏi tương ứng có thể sử dụng là gì. Việc xác định này là để nắm được chuẩn đầu ra mà trẻ cần phải đạt được sau khi thao tác với PHT, cũng như tạo cơ sở giúp cho bước tiến hành thiết kế (bước 4) được rõ ràng và chắc chắn hơn khi đã có đầy đủ ý tưởng. Tránh trường hợp PHT đi quá xa mục tiêu, nhiệm vụ cần đặt ra cho trẻ.

Ví dụ:

Hoạt động: Làm quen với Tốn Chủ đề: Phương tiện giao thơng

Đề tài: Đếm và nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 6 Trong hoạt động ôn, cô phát cho mỗi trẻ một PHT, trong đó:

Mục tiêu: ơn, nhận biết chính xác các chữ số từ 1 đến 5; nhằm giúp trẻ ôn

lại BTSL đã được học trước khi vào nội dung chính của hoạt động

Nội dung: Trên phiếu có rất nhiều đồn tàu xe lửa, trên mỗi toa tàu của các

đồn tàu đó được gắn các số thứ tự từ 1 đến 5 nhưng không đúng thứ tự chính xác.

Nhiệm vụ: Trẻ quan sát những đồn tàu đó và tìm ra đồn tàu nào có các

toa tàu gắn đúng số thứ tự từ 1 đến 5 theo thứ tự chính xác và đánh dấu X vào đáp án đúng.

Hình thức: Sắp xếp tên bài tập ở trên cùng, sau đó ở dưới tên bài tập là

phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là hình ảnh các đồn tàu bên dưới. Có thể sắp xếp vị trí các đồn tàu trên phiếu bằng cách liệt kê theo hàng ngang, hàng dọc hoặc sắp xếp tự do, sao cho bố cục trên PHT được trình bày rõ ràng, hợp lý.

Bước 4: Chuẩn bị

Tiến hành tìm kiếm trên Internet nguồn hình ảnh, phơng chữ, hình nền,… để đưa vào Phiếu học tập theo ý tưởng đã được xây dựng sẵn. Trên Internet có rất nhiều hình ảnh liên quan đến mọi chủ đề nên việc tìm kiếm hình ảnh khơng là vấn đề khó khăn. Hiện nay trên Internet có những trang mạng cung cấp cho GV rất nhiều tài liệu dưới dạng: file ảnh, clip art, hình nền, template, … rất thuận lợi cho việc thiết kế PHT sinh động như:

http://www.toolsforeducators.com; http://freeclipartnow.com;

http://classroomclipart.com ,…

Bước 5: Tiến hành thiết kế, in ấn và ép plastic

GV cần trang bị cho mình vốn kiến thức Tin học cơ bản như: kĩ năng tìm kiếm trên Internet (hình ảnh minh họa, phơng chữ ấn tượng, hình nền…) và có một số hiểu biết về các tính năng của phần mềm Power Point như: tạo và chỉnh bảng biểu; chèn và chỉnh text box; định dạng lại màu sắc, đường viền; chèn và chỉnh sửa ảnh; chỉnh phông chữ,…

+ Tạo 1 slide mới trong phần mềm Power Point, điều chỉnh định dạng slide thành dạng thẳng đứng sau đó tiếp tục điều chỉnh kích thước của slide sao cho slide có tỉ lệ giống với khổ giấy A4.

+ Chèn 1 text box, điền tên phiếu vào trong text box đó, đặt text box ở vị trí trên cùng của phiếu và điều chỉnh phông chữ, cỡ chữ phù hợp.

Lưu ý: Tên phiếu không nhất thiết phải trùng với tên bài học, có thể là một

vấn đề nào đó thú vị phụ thuộc vào thơng tin và cách tiếp cận của PHT. Ví dụ: hoạt động ơn và nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 9, tơi đặt vấn đề dưới dạng các câu hỏi hoặc trị chơi, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh khác nhau để kích thích tư duy hứng thú của trẻ. Dựa trên quan điểm đó, PBT có tên: “Mua hàng giúp mẹ” nhằm thu hút sự chú ý của trẻ vào nhiệm vụ tốn học. Lúc này trẻ được đóng vai vào tình huống, trẻ cảm thấy mình có tầm quan trọng và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện bài tập toán học.

+ Tiếp tục chèn 1 text box khác, điền phần mô tả nội dung giới thiệu và nhiệm vụ thực hiện vào trong text box, đặt text box ở phía bên dưới vị trí của tên

phiếu và điều chỉnh phông chữ, cỡ chữ phù hợp

+ Chèn hình ảnh những sự vật, nhân vật, chữ số,… đã chuẩn bị ở bước 4 vào slide để tạo thành bài tập, nhiệm vụ, trị chơi tốn học theo mục tiêu đã xây dựng từ trước và sắp xếp bố cục sao cho hợp lý.

+ Điều chỉnh lại một lần nữa hình nền, màu sắc, phơng chữ, đường viền,… để PHT được bắt mắt, hấp dẫn nhất có thể.

Cấu trúc cơ bản của một PHT về bài tập số lượng cho trẻ mầm non bao

gồm: Tên phiếu (tên trị chơi, tình huống, bài tập); phần giới thiệu, mơ tả nhiệm vụ trẻ cần thực hiện; phần nội dung chính của phiếu gồm hình ảnh, con số kết hợp với các câu hỏi hoặc chỉ có hình ảnh và các con số. Có thể trang trí thêm các chi tiết, màu sắc vào PHT để thêm phần sinh động, hấp dẫn.

+ Khi đã thiết kế xong, GV xuất file dưới định dạng PDF để đảm bảo chất lượng độ nét và màu sắc của PHT. Sau đó tiến hành in trên khổ giấy A4 và ép plastic.

Bước 6: Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu

Để khẳng định sự phù hợp, hiệu quả của PHT đã thiết kế, việc tổ chức cho trẻ thao tác thử là cần thiết. Qua quá trình tổ chức, chúng ta cần xác định mức độ phù hợp của mục đích, yêu cầu đã đặt ra (quá khó, quá dễ hay đã vừa sức với trẻ), những tình huống, trị chơi hoặc nhiệm vụ thực hiện có gây hứng thú, hấp

dẫn trẻ tích cực tham gia hay khơng. Trên cơ sở đó, chúng ta điều chỉnh những vấn đề bất cập để hoàn thiện lại PHT.

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)