Nhóm 3: So sánh và tạo sự bằng nhau

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 83 - 89)

3.2 .Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

3.4. Giới thiệu một số PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

3.4.3. Nhóm 3: So sánh và tạo sự bằng nhau

Phần 1: Phiếu đo đầu vào

Hình minh ảnh minh họa

a. Xác định mục đích của việc thiết kế phiếu học tập

Phiếu 1: Hình thành, luyện tập (tùy khả năng của mỗi trẻ) cho trẻ kỹ năng

so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4.

Phiếu 2: Hình thành, luyện tập (tùy khả năng của mỗi trẻ) cho trẻ kỹ năng

so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5.

b. Tìm kiếm ý tưởng

Phiếu 1: Vẫn là chủ đề quen thuộc với trẻ, những vật dụng và đồ dùng cá

nhân. Bên cạnh đó, kỹ năng so sánh là một trong những kỹ năng yêu cầu trẻ tập trung cao độ, tri giác các nhóm đối tượng và số lượng của chúng, từ đó nâng cao khả năng tư duy và phát triển trí tuệ cho trẻ. Nhận thấy được hình ảnh về những vật dụng và đồ dùng cá nhân của trẻ sẽ mang lại cho trẻ cảm giác dù quen thuộc

nhưng trẻ vẫn rất thích thú, và tầm quan trọng của kỹ năng so sánh các nhóm đối tượng với trẻ, tơi đã thiết kế PHT có tên “Trị chơi: Của ai nhiều hơn?” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4, ngồi ra cịn củng cố lại các đồ dùng, vật dụng mà trẻ thường xuyên sử dụng cũng như cách giữ gìn, bảo vệ chúng.

Phiếu 2: Xuất phát từ việc củng cố lại cho trẻ những hiểu biết về các loại

trái cây thường dùng trong cuộc sống hằng ngày và tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng so sánh đối với trẻ, đặc biệt là giúp trẻ làm quen với những ký hiệu tốn học như dấu bé, dấu lớn, dấu bằng; tơi sử dụng hình ảnh về các loại trái cây quen thuộc và các ký hiệu tốn học nói trên, thiết kế ra PHT có tựa đề “Ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5, ngồi ra cịn ơn lại cho trẻ về lợi ích của các loại trái cây trong cuộc sống.

c. Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện, và hình thức trình

bày trên phiếu học tập

- Phiếu 1:

Mục tiêu: So sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số

lượng trong phạm vi 4.

Nội dung: Bắp và Bơng đều có những món đồ như cục tẩy, đôi dép, cặp

sách nhưng số lượng những món đồ đó khơng bằng nhau.

Nhiệm vụ: Trẻ quan sát, đếm số lượng từng món đồ của 2 bạn và tiến hành

so sánh, chọn ra bên nào có nhiều món đồ vật hơn và đánh dấu X vào ơ tương ứng.

Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Trò chơi: Của ai nhiều hơn?”,

sau đó ở dưới tên phiếu là phần mơ tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là vị trí hình ảnh 2 bạn gái, ngay dưới hình ảnh 2 bạn gái là các món đồ của 2 bạn ấy, mỗi món xếp thành 1 hàng và chia làm 2 phần tương ứng với 2 bạn, cuối cùng là những ô trống để điền dấu X ngay sát bên cạnh của các nhóm đối tượng.

- Phiếu 2:

Mục tiêu: So sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số

lượng trong phạm vi 5.

Nội dung: PHT được thiết kế dựa trên những ký hiệu tốn học và hình ảnh

các loại trái cây quen thuộc với trẻ. Mỗi loại được chia làm 2 phần nhưng có số lượng khơng bằng nhau.

Nhiệm vụ: Trẻ quan sát, đếm số lượng từng loại trái cây với 2 nhóm đã

được chia sẵn, tiến hành so sánh 2 nhóm trái cây cùng loại và điền các ký hiệu tốn học vào ơ tương ứng.

Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau”,

sau đó ở dưới tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là sắp xếp 5 loại trái cây theo 5 hàng ngang, mỗi loại chia làm 2 nhóm có số lượng khơng bằng nhau, ở giữa các nhóm có các ơ trống để điền ký hiệu tốn học.

d. Chuẩn bị

- Phiếu 1:

+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline

+ Hình ảnh 2 bé gái, cục tẩy, đơi dép, cặp

- Phiếu 2:

+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline

+ Hình ảnh dấu bé, dấu lớn, dấu bằng, quả bơ, quả cà chua, quả xoài, quả cà rốt, chùm nho (hoặc có thể chọn các loại trái cây khác).

e. Tiến hành thiết kế, in ấn và ép plastic

Bước 1: Tạo 1 slide mới, điều chỉnh định dạng slide thành dạng thẳng đứng

có kích thước giống với khổ giấy A4.

Bước 2: Chèn 1 text box điền tên phiếu, đặt text box ở vị trí trên cùng của

slide; chèn tiếp 1 text box điền phần mô tả nhiệm vụ, đặt text box ở phía dưới tên phiếu.

Bước 3: Chèn lần lượt những hình khối - Shapes để tạo nhóm và ranh giới

cho các nhóm đối tượng, tiếp tục chèn những hình ảnh đã chuẩn bị vào bên trong hình khối theo ý đồ từ trước (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau), cuối cùng

chèn những ô trống để điền ký hiệu tốn học vào vị trí thích hợp để trẻ điền ký hiệu toán học sau khi so sánh số lượng của các nhóm đối tượng.

Bước 4: Điều chỉnh vị trí, phơng chữ, cỡ chữ, màu sắc sao cho hấp dẫn, bắt

mắt.

Bước 5: Xuất file dưới dạng PDF, in và ép plastic f. Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu

Phần 2: Phiếu đo đầu ra

Hình ảnh minh họa

a. Xác định mục đích của việc thiết kế phiếu học tập

Phiếu 1: Hình thành, luyện tập (tùy khả năng của mỗi trẻ) cho trẻ kỹ năng

so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 10.

Phiếu 2: So sánh và tạo sự bằng nhau cho 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10.

b. Tìm kiếm ý tưởng

Phiếu 1: Lấy chủ đề về những dấu hiện nhận biết của ban ngày, ban đêm

về những vật thể luôn xuất hiện trên bầu trời hằng ngày sẽ mang lại cho trẻ sự yêu thích, tị mị, thú vị nhất định và với mục đích phát triển kỹ năng so sánh cho trẻ lên phạm vi rộng hơn., tơi đã thiết kế PHT có tựa đề “Bầu trời của bé” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 10, ngồi ra còn nhắc lại và giúp trẻ ghi nhớ kỹ hơn về những dấu hiệu nhận biết ban ngày, ban đêm.

Phiếu 2: Xuất phát từ chủ đề các thực phẩm dùng trong gia đình; cùng với

mục đích phát triển kỹ năng so sách cũng như tạo sự bằng nhau cho 2 nhóm đối tượng, tơi sử dụng hình ảnh những chiếc cân và những quả ớt, thiết kế ra PHT có tên “Chiếc cân thơng minh” nhằm hình thành, luyện tập cho trẻ kỹ năng so sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) và tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 10, ngồi ra cịn nhắc lại và giúp trẻ ghi nhớ kỹ hơn về những thực phẩm sử dụng trong ăn uống hàng ngày.

c. Xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện, và hình thức trình

bày trên phiếu học tập

- Phiếu 1:

Mục tiêu: So sánh (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau) các nhóm đối tượng có số

lượng trong phạm vi 10.

Nội dung: Bầu trời trên cao ln có rất nhiều điều thú vị với bé, trên PHT

là gồm có lần lượt những biểu tượng mặt trời, ngôi sao, mặt trăng, đám mây, khinh khí cầu nhưng số lượng những biểu tượng đó khơng bằng nhau.

Nhiệm vụ: Trẻ quan sát, đếm số lượng từng loại biểu tượng với 2 nhóm đã

được chia sẵn, tiến hành so sánh 2 nhóm biểu tượng cùng loại và điền các ký hiệu toán học vào ơ tương ứng.

Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Bầu trời của bé”, sau đó ở dưới

tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là sắp xếp lần lượt 2 nhóm của mỗi biểu tượng theo trình tự các hàng dọc, đặt ô trống để điền ký hiệu tốn học vào giữa 2 nhóm của mỗi loại đối tượng.

- Phiếu 2:

Mục tiêu: So sánh và tạo sự bằng nhau cho 2 nhóm đối tượng có số lượng

trong phạm vi 10.

Nội dung: Trên PHT có 4 cái cân, mỗi cái cân đều chứa 2 nhóm ớt với số

lượng không bằng nhau.

Nhiệm vụ: Trẻ quan sát và thực hiện thao tác đếm, so sánh số lượng của 2

nhóm ớt trên mỗi chiếc cân và tìm ra đáp án có chứa số lượng ớt có thể thêm vào 1 trong 2 nhóm để tạo sự bằng nhau cho 2 nhóm đó, đánh dấu X vào đáp án đúng.

Hình thức: Sắp xếp tên phiếu ở trên cùng “Chiếc cân thơng minh”, sau đó ở

dưới tên phiếu là phần mô tả nhiệm vụ thực hiện của trẻ, tiếp đến là sắp xếp lần lượt 4 chiếc cân theo trình tư hàng dọc, dưới mỗi chiếc cân là các đáp án mà trẻ sẽ chọn.

d. Chuẩn bị

- Phiếu 1:

+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline

+ Hình ảnh các biểu tượng như mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, đám mây,…

- Phiếu 2:

+ Font chữ SVN-Pyes Pa Headline, SVN-Very Berry + Hình ảnh chiếc cân và quả ớt

e. Tiến hành thiết kế, in ấn và ép plastic

Bước 1: Tạo 1 slide mới, điều chỉnh định dạng slide thành dạng thẳng đứng

có kích thước giống với khổ giấy A4.

Bước 2: Chèn 1 text box điền tên phiếu, đặt text box ở vị trí trên cùng của

slide; chèn tiếp 1 text box điền phần mô tả nhiệm vụ, đặt text box ở phía dưới tên phiếu;

Bước 3: Ở Phiếu 1, chèn lần lượt những hình khối - Shapes để tạo nhóm và

ranh giới cho các nhóm đối tượng, tiếp tục chèn những hình ảnh đã chuẩn bị vào bên trong hình khối theo ý đồ từ trước (ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau), cuối cùng chèn những ô trống để điền ký hiệu tốn học vào vị trí thích hợp để trẻ điền ký

hiệu toán học sau khi so sánh số lượng của các nhóm đối tượng. Ở phiếu 2, chèn hình ảnh của các chiếc cân và những quả ớt cùng với ô trống vào phần trung tâm của slide như đã xây dựng ý tưởng về hình thức sắp xếp trên PHT ở bước phía trên (bước xác định).

Bước 4: Điều chỉnh vị trí, phơng chữ, cỡ chữ, màu sắc sao cho hấp dẫn, bắt

mắt.

Bước 5: Xuất file dưới dạng PDF, in và ép plastic

f. Dùng thử, kiểm tra, đối chiếu

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)