B. NỘI DUNG
2.7.2. Thực trạng mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi thông qua thao tác với PHT
thao tác với PHT
2.7.2.1.Cách tiến hành khảo sát
- Dự một số hoạt động làm quen với toán của GVMN dạy lớp MG 5 - 6 tuổi.
- Trò chuyện với trẻ để hiểu thêm về đặc điểm nhận thức của từng trẻ. - Sử dụng 8 PHT (phiếu đo đầu vào) với các bài tập về số lượng để đo mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi
2.7.2.2.Kết quả điều tra mức độ hình thành BTSL của trẻ thông qua PHT
Dựa vào tiêu chí và thang đánh giá đã được xây dựng ở mục 2.6, kết hợp với thang đánh giá được quy đổi cụ thể số điểm, tôi tiến hành điều tra và đánh giá mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT toán học tại trường MN:
Bảng 2.10: MĐ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT
Số lượng trẻ MĐ HÌNH THÀNH BTSL CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA PHT MĐ cao MĐ tương đối cao MĐ TB MĐ tương đối thấp MĐ thấp 50 SL % SL % SL % SL % SL % 2 4 4 8 9 18 17 34 18 36
Sự chênh lệch giữa các mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc thao tác với PHT được thể hiện bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. MĐ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc thao tác với PHT
Thông qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, sự hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi tại 2 trường MN Họa Mi và 1 - 6 đạt MĐ cao rất ít, với số lượng chỉ có 2 trẻ (chiếm 4%). Những trẻ này có biểu hiện sau: chú ý lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú quan sát và chăm chú thực hiện bài tập trên PHT; trẻ thực hiện các kỹ năng như đếm, khái quát số lượng, so sánh, thêm, bớt, tách, gộp số lượng các nhóm đối tượng, nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày một cách chính xác; trẻ chỉ mất khoảng 1/3 thời gian để hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên phiếu, thực hiện nhiệm vụ trên PHT một cách độc lập.
Sự hình thành BTSL của trẻ trong thao tác với PHT do GV tổ chức đạt MĐ tương đối cao là 4 trẻ chiếm 8%. Khi thực hiện nhiệm vụ trên PHT, hầu hết tất cả những trẻ này đều chú ý để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú quan sát, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 2/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT; trẻ đếm gần như chính xác số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi số đã học, biết khái quát số lượng của các nhóm đối tượng nhưng đạt mức chưa tuyệt đối; trẻ thực hiện khá chính xác nhiệm vụ so sánh số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi các số đã học, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng các nhóm đối
0 5 10 15 20 25 30 35 40 MĐ cao MĐ tương đối cao MĐ TB MĐ tương đối thấp MĐ thấp MĐ hình thành BTSL
tượng và mối quan hệ số lượng giữa chúng trong phạm vi các số đã học; trẻ thực hiện tương đối chính xác nhiệm vụ chia số lượng một nhóm đối tượng thành hai (hoặc ba) phần theo các cách khác nhau; trẻ nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày một cách gần mức chính xác tuyệt đối; trẻ chỉ mất khoảng 1/3 thời gian để hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên phiếu, dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn trẻ thực hiện được bài tập/trò chơi toán học trên PHT.
Số trẻ hình thành BTSL đạt MĐ TB chiếm tỷ lệ 18% với 9 trẻ. Những trẻ này có biểu hiện sau: lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú quan sát, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 2/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT; trẻ thực hiện các kỹ năng như đếm, khái quát số lượng, so sánh, thêm, bớt, tách, gộp số lượng các nhóm đối tượng, nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày ở mức được đánh giá là trung bình; trẻ mất khoảng 1/2 thời gian để hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên phiếu, thực hiện nhiệm vụ trên PHT cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn.
Số lượng trẻ đạt MĐ tương đối thấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên PHT có tỷ lệ cao là 17 trẻ chiếm 34%. Những trẻ này qua quan sát của tôi có thể thấy được trẻ có biểu hiện: nghe yêu cầu của GV nhưng không hào hứng thực hiện nhiệm vụ, quan sát các đối tượng trên phiếu khoảng 1/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT, bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng; trẻ hầu như chưa thực hiện được một cách rõ ràng các kỹ năng đếm, khái quát số lượng, so sánh, thêm, bớt, tách, gộp số lượng các nhóm đối tượng, nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; trẻ mất đến tận 2/3 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên PHT và khi thực hiện nhiệm vụ trên PHT thì thường xuyên cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn bè.
Đạt mức độ thấp trong quá trình hình thành BTSL qua thao tác với PHT là 18 trẻ, chiếm tỉ lệ rất cao 36%. Những trẻ này hầu hết đều có những biểu hiện sau:
trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu nào của GV; trẻ hầu như không thể thực hiện được các kỹ năng đếm, khái quát số lượng, so sánh,
thêm, bớt, tách, gộp số lượng các nhóm đối tượng, nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; trẻ không hoàn thành được bài tập/trò chơi toán học trên PHT trong quá trình chơi/học ngay cả khi có sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn.
Với những trẻ này GV nên quan tâm nhiều hơn và có thể thường xuyên trò chuyện, quan sát để xem nguyên nhân vì sao trẻ không tích cực tham gia vào hoạt động học. Từ đó GV có hướng điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hứng thú, kích thích hoạt động của trẻ đó để nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cho trẻ nói chung và nhằm hình thành BTSL nói riêng. Bên cạnh đó những trẻ đạt MĐ tương đối cao cũng nói lên một điều rằng: trẻ ở lứa tuổi này cũng rất thích thú khi thao tác, sử dụng PHT toán học nhằm hình thành BTSL. Điều quan trọng là chúng ta phải làm gì để kích thích trẻ tích cực hơn, hào hứng hơn trong lúc cho trẻ thao tác với PHT toán học để nâng cao hiệu quả quá trình hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tôi đã đưa ra được các tiêu chí và thang đánh giá mức độ hình thành BTSL của trẻ thông qua việc thao tác với PHT. Tôi đã điều tra trên giáo viên (phiếu hỏi) về thực trạng thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi và điều tra trên trẻ về mức độ hình thành BTSL thông qua PHT cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Kết quả khảo sát đo mức độ hình thành BTSL thông qua PHT của trẻ là không đồng đều, mức chênh lệch điểm số giữa các nhóm là khá cao. Theo tôi, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chính là một phần lớn do GVMN chưa thực sự chú trọng việc tổ chức hướng dẫn các hoạt động dạy học nhằm hình thành BTSL cho trẻ sao cho mang lại được sư hiệu quả, trình độ chuyên môn của nhiều GV còn hạn chế. Hơn nữa nhiều GV còn lúng túng với việc đánh giá mức độ hình thành BTSL của trẻ trong các hoạt động, cụ thể là hoạt động LQVT.
Hiện nay, các GVMN nhìn chung đã nhận thức được khá đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa, cũng như mặt thuận lợi và khó khăn của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhưng bên cạnh đó, cách thức thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi của GVMN hiện nay còn nhiều hạn chế vì nhiều lí do chủ quan và khách quan. Chính vì vậy mà hiệu quả việc sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi tuổi còn chưa cao.
Thông qua kết quả điều tra thực trạng mức độ hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi cho thấy, MĐ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường MN thuộc địa bàn quân Liên Chiểu - TP Đà Nẵng hiện nay còn tương đối thấp, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng trẻ đông, lượng công việc 1 ngày của giáo viên quá nhiều, GV chưa được bồi dưỡng về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bên cạnh đó GVMN chưa tìm hiểu quy trình thiết kế PHT, hạn chế về kĩ năng thiết kế PHT, chưa thực sự quan tâm đến tính tích cực
của trẻ, cũng như nhu cầu nhận thức của trẻ. Do đó mà việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi của rất nhiều GV cho đến thời điểm hiện vẫn chưa được phổ biến.
Những kết luận trên đây chính là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để tôi làm căn cứ trong quá trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM
HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI 3.1. Nguyên tắc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
- Đảm bảo được tính mục đích: Việc thiết kế PHT giúp khả năng hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ngày càng chính xác hơn và khả năng thực hiện các phép đếm càng thành thạo hơn.
- Đảm bảo tính hấp dẫn: việc thiết kế PHT luôn gắn liền với nhu cầu cá nhân (nhu cầu, xúc cảm, tư duy, sự hứng thú, hoạt động chơi), huy động và phát triển được kinh nghiệm của trẻ, lôi cuốn trẻ tự tin giải quyết nhiệm vụ được giao từ cấp độ dễ đến cấp độ khó, trẻ tích cực tham gia vào quá trình chơi.
- Đảm bảo tính đa dạng: Việc thiết kế PHT toán học cho trẻ được thể hiện dưới nhiều dạng: câu hỏi, tình huống, trò chơi, … để mỗi trẻ có thể tiếp xúc với nhiều dạng phiếu, đa dạng hóa các kỹ năng, thao tác của trẻ với phương tiện dạy học mới mẻ này.
- Đảm bảo tính sư phạm: PHT có nhiệm vụ hình thành BTSL, củng cố và phát triển kỹ năng đếm, tách gộp các nhóm đối tượng của trẻ một cách chính xác, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; phù hợp với nội dung, lứa tuổi.
- Đảm bảo tính đa năng: PHT toán học giúp trẻ hình thành các biểu tượng về số lượng, phát triển kỹ năng đếm; bên cạnh đó có thể lồng ghép được nội dung dạy trong các môn học khác như môi trường xung quanh, giáo dục thể chất, …một cách linh hoạt, phù hợp với các chủ đề ở trường MN.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: PHT phải bao gồm những hình ảnh đẹp mắt với kích thước, màu sắc hấp dẫn, đảm bảo được sự mới lạ, sáng tạo, kích thích trí tò mò và chú ý của trẻ.
- Đảm bảo tính đơn giản, vệ sinh, và dễ sử dụng: PHT phải được thiết kế từ nguyên liệu giấy A4 sẵn có, dễ tìm ở địa phương, giá thành rẻ. PHT phải được sử dụng đơn giản, dễ dàng tẩy xóa và dùng được nhiều lần nhưng đảm bảo tính bền đẹp.
- Đảm bảo tính hệ thống, phát triển: Các PHT cần thiết kế theo sự thay đổi hợp lý của nhiệm vụ thực hiện: từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát đến cụ
thể; dựa vào nội dung các BTSL cũng như trong khả năng tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi
- Dựa trên đặc trưng của việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi: Căn cứ vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về số lượng, phép đếm; đặc điểm quá trình hình thành BTSL của trẻ với nội dung, phương pháp, hình thức và các phương tiện phù hợp để thiết kế PHT toán học cho trẻ. Có như vậy các PHT được thiết kế mới đảm bảo tính mục đích, phù hợp với lứa tuổi và sự hình thành cũng như củng cố BTSL của trẻ.
3.2.Yêu cầu về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
Xuất phát từ quan điểm của tôi, PHT là một phương tiện dạy học mới mẻ, hiện đại đối với giáo dục mầm non tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc đề xuất các yêu cầu sư phạm đối với PHT để đảm bảo tính khoa học, đa dạng và có tác động thúc đẩy tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non, bao gồm:
- PHT có khả năng thực hiện nhiệm vụ/tham gia vào trò chơi với nhiều cách khác nhau, dùng/chơi nhiều lần.
- Thiết kế PHT toán học nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi cần đảm bảo tính vô tư, tự nguyện, tự do, tự lực, tự thực hiện. Bài tập toán học hay câu chuyện/trò chơi có nội dung về toán học được xây dựng theo quy trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. PHT có các yếu tố hấp dẫn, đa năng, phát triển, linh hoạt. Bài tập/trò chơi dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với trẻ.
- Thiết kế hướng dẫn cách thực hiện/cách chơi khi thao tác với PHT tạo ra mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với PHT giúp trẻ dễ dàng hiểu được nhiệm vụ cần thực hiện, tự nguyện tham gia và tìm ra cách giải quyết, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ và theo sự hướng dẫn của cô.
* PHT yêu cầu đảm bảo tính giáo dục:
- PHT được thiết kế theo đúng mục đích giáo dục là hình thành, phát triển các khái niệm về số, số lượng, phép đếm và phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ như kỹ năng đếm, kỹ năng so sánh tương ứng, kỹ năng khái quát hóa,...
- PHT đáp ứng và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Nếu PHT không đáp ứng được nhu cầu học và chơi của trẻ, coi như PHT đó không có ý nghĩa giáo dục, trẻ chóng chán khi tương tác, hiệu quả kém.
* Yêu cầu về kinh tế: phù hợp với sản phẩm
* Yêu cầu về thẩm mỹ:
- PHT cần có hình thức và bố cục sắp xếp hợp lý, hấp dẫn, sáng tạo, màu sắc đẹp mắt (tránh màu sắc lòe loẹt) để tạo nên những xúc cảm, giáo dục khuynh hướng/thị hiếu nghệ thuật ở trẻ.
3.3. Quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi trẻ 5-6 tuổi
Để lên kế hoạch thiết kế PHT toán nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 – 6 tuổi, GV cần căn cứ theo:
- Căn cứ vào mục tiêu của việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT:
Mục tiêu của việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua PHT thể hiện qua các nhiệm vụ giáo dục sau:
+ Hệ thống hóa và xác định BTSL. Trong quá trình thao tác với PHT, trẻ sẽ ghi nhớ và học được những kiến thức sơ đẳng về các BTSL, phép đếm, số thứ tự,…
+ Khơi gợi hứng thú, động cơ nhận thức và tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia chơi. Phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác, hoạt động cùng nhau trong nhóm, tập thể.
- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi: Như trong chương 1 (mục 1.3.1) đã trình bày.
- Căn cứ vào nội dung hình thành BTSL cho trẻ: Như trong chương 1 (mục 1.3.2) đã trình bày.
- Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành BTSL của trẻ 5