Chức năng của PHT

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 35 - 36)

B. NỘI DUNG

1.4.4. Chức năng của PHT

PHT môn Toán mang đầy đủ các chức năng của PTDH: chức năng kiến tạo tri thức, chức năng rèn luyện kĩ năng, chức năng kích thích hứng thú học tập, chức năng tổ chức, điều khiển quá trình học tập, chức năng hợp lí hóa công việc của cô và trẻ.

Trong dạy học PHT có nhiều tác dụng và ý nghĩa. Đó là: PHT là một phương tiện để tăng cường tính tích cực, độc lập của HS trong quá trình học tập; khắc phục được tình trạng HS chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. PHT giúp GV tìm hiểu nhận thức, quan niệm ban đầu, vốn kiến thức hoặc trình độ của HS trước khi làm việc với nội dung mới của bài học.PHT có thể dùng để ghi lại kết quả quan sát, hoạt động, thảo luận nhóm về một vấn đề đã được đặt ra, làm cơ sở để phân tích, suy luận, tìm ra tri thức mới, kĩ năng mới. PHT là phương tiện giúp GV nắm bắt được thông tin phản hồi về tình hình học tập của mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS để từ đó điều chỉnh PPDH của mình. PHT là một phương tiện hữu hiệu để GV củng cố, mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức cho HS. PHT là phương tiện để GV dạy học phân hóa. PHT có thể thiết kế và sử dụng một cách phù hợp với nhiều PPDH. [48]

Theo tác giả Nguyễn Thị Phượng, PHT giúp GV truyền đạt thông tin đến trẻ nhanh chóng, chính xác. Qua PHT, thông tin được truyền nhanh (bằng thị giác) và lưu giữ trong óc trẻ lâu hơn. Giúp cô và trẻ tiết kiệm thời gian và công sức. PHT là một phương tiện đơn giản, có hiệu quả cao để duy trì sự hưng phấn tích cực của trẻ trong giờ học. PHT có tác dụng trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử vì qua các PHT mà trẻ có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt kịp bài giảng, nhất là đối với những bài có nhiều câu hỏi cần được giải quyết. PHT chính là phương tiện mà GV có thể sử dụng để hướng dẫn trẻ tự học ở nhà hoặc GV giao một đề tài và hướng dẫn trẻ tìm hiểu kiến thức nội dung bài học, chuẩn bị bài ở

nhà, bài tập về nhà… như vậy trẻ sẽ có một sự chuẩn bị trước để nắm bắt những tri thức mà cô chuẩn bị truyền tải. [30]

Sử dụng PHT góp phần đổi mới PPDH, chuyển hoạt động của GV từ trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Thông qua tính chất hoạt động bằng PHT, trẻ có thể tự đánh giá kết quả các hoạt động trong giờ học của chính bản thân và GV có thể đánh giá được một cách khách quan, thường xuyên quá trình học tập, trình độ của hầu hết các trẻ trong lớp. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đối tượng và tăng hiệu quả dạy học. PHT là một phương tiện để tổ chức hoạt động học tập độc lập của trẻ nhằm lĩnh hội, củng cố kiến thức. Thông qua hoạt động giải quyết vấn đề đặt ra trong PHT, ở HS đã hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết trong học tập và cuộc sống như: Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; Góp phần hình thành khả năng tự học; Hình thành phẩm chất tư duy mềm dẻo, linh hoạt trước những tình huống, yêu cầu khác nhau; Thói quen tự làm việc và hợp tác tích cực trong nhóm để đạt được hiệu quả cao trong học tập, cuộc sống. [30]

- PHT thể hiện sự sáng tạo, cũng như tài năng thiết kế các hoạt động của GV khi lên lớp. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi GV phải biết vận dụng, kết hợp khéo léo tất cả các PTDH thích hợp cùng các PPDH linh hoạt nhằm khai thác triệt để ưu điểm của PHT. [30]

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)