Vai trò của PHT với việc hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 37)

B. NỘI DUNG

1.4.6. Vai trò của PHT với việc hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

PHT cung cấp cho trẻ các biểu tượng về toán học nói chung và biểu tượng về số lượng nói riêng. Khi trẻ thao tác với PHT, trẻ sẽ phát triển khả năng quan sát, phân tích, tư duy, suy sánh, khái quát hóa,… PHT có thể sử dụng vào nhiều tình huống chơi và học khác nhau, theo những phương thức khác nhau, giúp người GVMN có thể linh hoạt thay đổi hình thức dạy học hướng đến sự hứng thú của trẻ trong tiết học làm quen với Toán.

Việc thiết kế PHT có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành BT toán học nói chung và BTSL cho trẻ 5-6 tuổi. Biểu tượng toán học, cụ thể hơn là biểu tượng số lượng, chính là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm của trẻ trong thời gian dài. Trong quá trình thao tác và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp với PHT, trẻ sẽ ghi nhớ và học được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm,… cũng như PHT giúp hình thành và củng cố BTSL trong trí nhớ của trẻ một cách có hiệu quả.

Quá trình cho trẻ MG 5 - 6 tuổi làm quen với toán không chỉ nhằm mục đích giúp trẻ nắm được các mối liên hệ và quan hệ toán học, lĩnh hội được những kiến thức toán học ban đầu và những kỹ năng nhận biết như: kỹ năng đo lường độ dài các vật, kỹ năng khảo sát hình dạng, … đặc biệt là kỹ năng đếm và kỹ năng thực hiện các phép tính đơn giản, tất cả điều đó đem lại những biến đổi

về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của trẻ về biểu tượng toán học. Vì vậy, việc thiết kế PHT lồng ghép trong các trò chơi, câu chuyện, tình huống, … đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cũng như khả năng tư duy về con số và phép đếm của trẻ. Thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên PHT, sẽ hình thành ở trẻ các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Phát triển ở trẻ các hình thức tư duy: trực quan - hành động, trực quan - hình tượng và đặt nền móng tư duy logic cho trẻ.

Bên cạnh đó, quá trình cho trẻ làm quen với toán, hình thành BTSL thông qua PHT còn góp phần phát triển ngôn ngữ khi trên PHT có rất nhiều hình ảnh, thu hút, màu sắc bắt mắt khiến trẻ hứng thú với những sự vật quen thuộc hoặc thú vị trong đời sống hàng ngày của trẻ, khi đó GV giúp trẻ lặp đi lặp lại tên biểu tượng nhiều lần, củng cố nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh và phát triển ngôn ngữ. Trong quá trình này trẻ sẽ nắm và biết diễn đạt đúng các thuật ngữ toán học: tên các con số, các số thứ tự, ý nghĩa của các con số trong đời sống hằng ngày,… Trong quá trình tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ không chỉ nhận biết mà còn phản ánh bằng lời nói các dấu hiệu toán học và mối quan hệ toán học có trong các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Các hoạt động học có chủ đích cho trẻ làm quen với toán còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Hơn nữa, trong các hoạt động này, việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như: dạy trẻ có tổ chức, có kỉ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng thời gian, quy định. Qua đó, giáo dục trẻ có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tôi đã phân tích trình bày được: Lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi; cấu trúc, phân loại, hình thức, chức năng, vai trò của PHT trong việc hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau đây: BTSL nói riêng và BTTH nói chung là một trong những nội dung quan trọng của lĩnh vực phát triển trí tuệ trong giai đoạn cuối độ tuổi mẫu giáo, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hình thành và củng cố BTSL có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tư duy, tưởng tượng, phân tích, so sánh,... của trẻ. Đặc biệt đối với độ tuổi này, phát triển năng lực toán học với các tập hợp, con số, phép đếm lại càng quan trọng hơn bởi trẻ ở lứa tuổi này rất cần phát triển năng lực đó với mục đích nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực Toán học nói riêng và lĩnh vực trí tuệ nói riêng, làm tiền đề cho bậc học tiếp theo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này là hoàn toàn phù hợp, mang tính thực tiễn cao.

Việc thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi được xem là phương tiện hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, cũng như quá trình phát triển các kĩ năng thao tác cho trẻ. Phiếu học tập là một phương tiện dạy học mới lạ và thu hút, mang tính khái quát và thẩm mỹ cao, nên khi thao tác với chúng, trẻ vô tình bị lôi cuốn vào việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập trên phiếu, phù hợp với đặc điểm của trẻ khi hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, dưới hình thức vừa học vừa chơi, nhằm từng bước hình thành cho trẻ những phẩm chất trí tuệ và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG

CHO TRẺ 5-6 TUỔI 2.1. Địa bàn và khách thể điều tra

- Tôi tiến hành điều tra thực trạng về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi với 40 GV lớp MG 5 - 6 tuổi tại trường MN Họa Mi và trường MN 1 - 6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.

- Việc điều tra thực trạng việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi được tôi tiến hành trên 100 trẻ thuộc các lớp 5 - 6 tuổi tại trường MN Họa Mi và trường MN 1 - 6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng.

2.2. Mục đích điều tra

Dựa trên cơ sở lý luận, tôi tiến hành điều tra thực tiễn nhằm mô tả, đánh giá và phân tích thực trạng của việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay.

2.3.Nội dung điều tra

- Khảo sát thực trạng việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các điều kiện ảnh hưởng đến thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Khảo sát mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi khi thao tác với PHT

2.4. Thời gian điều tra thực trạng: Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020

2.5. Phương pháp điều tra

Phương pháp 1: Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu hỏi (Phụ lục 1) để điều tra những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực trạng việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường MN Họa Mi và trường MN 1 - 6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng. Phiếu câu hỏi bao gồm 3 phần: Phần 1 - Thông tin cá nhân và cách hướng dẫn sử dụng phiếu điều tra, Phần 2 - Phần nội dung điều tra, Phần 3 - Kết thúc điều tra. Phần 2 bao gồm bộ câu hỏi đã được tôi lựa chọn phù hợp với mục đích khảo sát, với nhiều loại câu

hỏi: Câu hỏi mở, câu hỏi đóng, điền vào chỗ trống… (xem phụ lục 1). Câu hỏi mở có chức năng làm rõ câu hỏi đóng và mọi phương án trong câu hỏi mởi đều có thể được chọn để giúp chúng tôi đánh giá sát thực sự hiểu biết của GV. Các câu hỏi được sắp xếp như sau:

- Câu 1 và câu 2: nhằm làm rõ nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc hình thành BTSL và các biện pháp GV đã thực hiện nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Câu 3 đến câu 6: nhằm làm rõ nhận thức của GV về khái niệm PHT, mức độ thiết kế và sử dụng, tác dụng và nguyên tắc của việc thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi

- Câu 7: nhằm khảo sát nguồn PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN

- Câu 8 đến câu 10: nhằm điều tra quy trình thiết kế, những khó khăn và thuận lợi, đề xuất và kiến nghị của GV khi thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi

- Câu 11: nhằm lắng nghe, làm rõ những kiến nghị, đề xuất của GV về điều kiện thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi

Phương pháp 2: Quan sát

Tiến hành quan sát, dự giờ trực tiếp các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề của trẻ tại trường MN Họa Mi và trường MN 1 - 6 thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng. Nhằm ghi chép đầy đủ các biện pháp, các PHT mà GV thiết kế cũng như mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi.

Phương pháp 3: Thực nghiệm

Sử dụng PHT để điều tra mức độ hình thành BTSL của trẻ ➢ Phương pháp 4: Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu thực tiễn được tính toán và xử lý bằng toán thống kê trên phần mềm Excel và SPSS. Các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận.

2.6. Tiêu chí và thang đánh giá

- Tiêu chí 1: Mức độ tập trung chú ý và hứng thú của trẻ

+ Mức độ 1: Trẻ tập trung chú ý cao độ để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú thực hiện bài tập trong suốt quá trình cho trẻ thao tác với PHT. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ chú ý để lắng nghe yêu cầu của GV, hứng thú quan sát, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 2/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT (4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ lắng nghe yêu cầu của GV nhưng không thường xuyên, hứng thú, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 1/2 thời gian trong quá trình thao tác với PHT (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ nghe yêu cầu của GV nhưng không hào hứng thực hiện nhiệm vụ, khảo sát đối tượng trên phiếu khoảng 1/3 thời gian trong quá trình thao tác với PHT, bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng. (2 điểm)

+ Mức độ 5: Trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu nào của GV (1 điểm)

- Tiêu chí 2: Mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của trẻ trong việc hình thành BTSL

- Trẻ đếm chính xác số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi số đã học, biết khái quát số lượng của các nhóm đối tượng.

- Trẻ thực hiện chính xác nhiệm vụ so sánh số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi các số đã học, thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng các nhóm đối tượng và mối quan hệ số lượng giữa chúng trong phạm vi các số đã học.

- Trẻ thực hiện chính xác nhiệm vụ chia số lượng một nhóm đối tượng thành hai (hoặc ba) phần theo các cách khác nhau.

- Trẻ nhận biết chính xác các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Dựa trên cơ sở đó, tôi phân loại mức độ nắm kiến thức và kỹ năng của trẻ 5 - 6 tuổi trong việc hình thành BTSL như sau, cụ thể:

- Mức độ 1: Trẻ đạt được 10 điểm - Mức độ 2: Trẻ đạt được 8 điểm - Mức độ 3: Trẻ đạt được 6 điểm

- Mức độ 4: Trẻ đạt được 4 điểm - Mức độ 5: Trẻ đạt được 2 điểm

- Tiêu chí 3: Thời gian và mức độ độc lập thực hiện bài tập toán học về số lượng khi thao tác với PHT

+ Mức độ 1: Trẻ thực hiện nhiệm vụ/bài tập toán học trên phiếu với tốc độ nhanh, thành thục, không mắc lỗi. Trẻ độc lập thực hiện bài tập ngay khi giáo viên phổ biến cách làm (hoặc cách chơi) các bài tập (hoặc trò chơi) toán học trên PHT. (5 điểm)

+ Mức độ 2: Trẻ mất 1/3 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên phiếu. Dưới sự gợi ý của cô hoặc bạn trẻ thực hiện được bài tập/trò chơi toán học trên PHT trong hoạt động LQVT.(4 điểm)

+ Mức độ 3: Trẻ mất 1/2 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên PHT. Trẻ thực hiện nhiệm vụ cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (3 điểm)

+ Mức độ 4: Trẻ mất 2/3 thời gian mới hoàn thành xong bài tập/trò chơi toán học trên PHT. Trẻ thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cần sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn. (2 điểm)

+ Mức độ 5: Trẻ không hoàn thành được bài tập/trò chơi toán học trên PHT trong quá trình chơi/học ngay cả khi có sự giúp đỡ và gợi ý của cô và bạn. (1 điểm)

* Thang đánh giá

Dựa vào thang đo (Interval Scale) khoảng điểm trung bình được tính như sau: - Mức độ cao: Trẻ đạt được từ 16 đến 20 điểm

- Mức độ tương đối cao: Trẻ đạt được từ 12 đến 16 điểm - Mức độ TB: Trẻ đạt được từ 8 đến 12 điểm

- Mức độ tương đối thấp: Trẻ đạt được 4 đến 8 điểm - Mức độ thấp: Trẻ đạt được dưới 0 đến 4 điểm

2.7. Kết quả thực trạng

2.7.1. Thực trạng về việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầm non

* Đôi nét về đối tượng điều tra:

Trong 40 giáo viên điều tra, 100% số GV đều đang trực tiếp phụ trách các lớp MG 5 - 6 tuổi và đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo yêu cầu của bậc

học GDMN. Trong đó, có 25 GV có trình độ đại học, 15 GV có trình độ cao đẳng. Đa số GVMN thuộc diện điều tra đều có thâm niên nhiều năm công tác, phụ trách lớp MG 5 - 6 tuổi

Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của GV

Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn Số lượng (N=40) Tỉ lệ %

* Về trình độ chuyên môn - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 22 18 0 55 45 0 * Về thâm niên giảng dạy tại lớp 5 –

6 tuổi - Trên 15 năm - Từ 10 – 15 năm - Từ 5 – 10 năm - Dưới 5 năm 14 11 8 7 35 27,5 20 17,5

Kết quả khảo sát trên cho thấy 100 % số GV được khảo sát ở trên đều có trình độ đạt chuẩn GVMN (cao đẳng) trở lên. Không chỉ vậy, bên cạnh các cô giáo trẻ vẫn có rất nhiều GV (35%) có nhiều kinh nghiệm lâu năm. Có 27,5 % số GV chủ nhiệm các lớp được điều tra có thâm niên dạy ở độ tuổi này từ 10 đến 15 năm và 20 % số GV có thâm niên từ 5 - 10 năm dạy lớp 5 - 6 tuổi. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là khó khăn cho việc hình thành BTSL cho trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua PHT toán học. Thuận lợi là vì những giáo viên này vốn có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm - sinh lý trẻ trong độ tuổi 5 - 6 tuổi cũng như khả năng xử lý tình huống sư phạm tương đối tốt, khéo léo. Tuy nhiên, nếu như GV không sáng tạo, thiết kế ra PHT toán học hướng đến hình thành BTSL thì việc tiếp thu toán học ở trẻ sẽ mang tính thụ động, rập khuôn, những GV ấy sẽ nặng nề về dạy trẻ các kiến thức toán học theo kiểu truyền thống của chương trình cải cách,

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)