Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 97)

B. NỘI DUNG

3.5.4. Sự phối hợp giữa trường mầm non và gia đình

- Cùng với trường mầm non, gia đình là một bộ phận giáo dục có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Do vậy, trường MN cần phối hợp với gia đình để thống nhất trong việc giáo dục trẻ nói chung và hình thành BTSL thông qua PHT cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, tạo điều kiện để trẻ được phát triển tốt nhất.

- Ban giám hiệu nhà trường và GVMN cần chú trọng tuyên truyền để thu hút sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của phụ huynh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tôi đã đưa ra được các nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế PHT đồng thời đưa ra được quy trình thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tôi cũng đã thiết kế được 40 PHT theo quy trình đã đưa ra. Nêu được các điều kiện để thực hiện thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Nguyên tắc thiết kế thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi rất cần thiết và cần phải xây dựng đảm bảo dựa trên những nguyên tắc đã nêu trên để hình thành BTSL cho trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi trong các hoạt động nói chung và trong việc thực hiện nhiệm vụ trên PHT nói riêng, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ trong tương lai, chuẩn bị các tiền đề cơ bản cho trẻ 5 - 6 tuổi bước vào lớp 1.

Mỗi PHT muốn đáp ứng linh hoạt khả năng sử dụng PHT của GV, phù hợp với việc hình thành BTSL cho trẻ trong quá trình trẻ tham gia hoạt động với PHT thì cần đảm bảo được các yêu cầu khi thiết kế. PHT cần đảm bảo các yêu cầu về tính hấp dẫn, tính mục đích, tính hệ thống,... Trò chơi và bài tập toán học trên phiếu phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với trẻ.

Trong việc tổ chức cho trẻ 5 - 6 tuổi thao tác với PHT nhằm hình thành BTSL. GVMN chính là “thang đỡ, điểm tựa” trong quá trình trẻ tham gia hoạt động với PHT. GV là người lựa chọn PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ. Trong quá trình trẻ 5 - 6 tuổi tham gia, hoạt động với PHT nhằm hình thành BTSL, GV là người cùng tham gia, hợp tác với trẻ thông qua PHT, xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình trẻ tham gia hoạt động với PHT. Để từ đó, GV có những tác động sư phạm hợp lý (tạo tình huống mới, thay đổi nhiệm vụ, nâng cao nhiệm vụ…) để mọi trẻ đều có thể tham gia thực hiện nhiệm vụ với PHT nhằm hình thành BTSL, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ việc thiết kế đến việc sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL đều do GVMN đảm nhiệm. Do đó, người GV phải phát huy được vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình

trong việc thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán một cách có hiệu quả.

Từ những nguyên tắc, yêu cầu, đặc điểm và chức năng của PHT, tôi đã thiết kế ra được 40 sản phẩm PHT toán học nhằm hình thành BTSL cho trẻ, tuy nhiên chỉ giới thiệu 16 phiếu với 8 phiếu đo đầu ra và 8 phiếu đo đầu vào.

Điều kiện để thực hiện việc thiết kế PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, phụ huynh, và từ chính bản thân đứa trẻ.

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM PHIẾU HỌC TẬP TẬP NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI 4.1. Mục đích thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả thực tế của việc sử dụng PHT đã thiết kế với sự hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Qua đó kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.

4.2. Nội dung thực nghiệm

Cách thức thiết kế hệ thống PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.

4.3. Thời gian thực nghiệm

Tháng 1 đến tháng 4/2021

4.4. Đối tượng thực nghiệm

Tôi chọn 2 trường mầm non (trường MN Họa Mi, trường MN 1/6) thuộc địa bàn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng để làm TN, kiểm chứng cách thức thiết kế và sử dụng PHT nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi mà tôi xây dựng. Đây là hai trường mầm non có cơ sở vật chất khá đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ từ chuẩn trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Về môi trường sống và học tập của trẻ không khác nhau nhiều, phần lớn đều nằm ở địa bàn quận Liên Chiểu - TP Đà Nẵng, vì thế trình độ nhận thức - mức độ hình thành BTSL của trẻ ở hai trường mầm non không chênh lệch nhau nhiều trong quá trình tiến hành TN.

Tôi chọn mỗi trường 1 lớp TN và 1 lớp ĐC (với mỗi lớp là 25 trẻ/ lớp). Với những yêu cầu sau:

- Trình độ giáo viên: Giáo viên 2 lớp TN và 2 lớp ĐC đều có trình độ Đại học hoặc Cao đẳng, với tuổi nghề trên 5 năm kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ trở lên.

- Trình độ trẻ: Mức độ hình thành BTSL của 2 lớp TN và 2 lớp ĐC là tương đương nhau. Cụ thể như sau:

ĐC 1: 25 trẻ lớp MG 5 - 6 tuổi (Lớn 1) trường MN Họa Mi ĐC 2: 25 trẻ lớp MG 5 - 6 tuổi (Lớn 2) trường MN 1/6 + Nhóm TN

TN 1: 25 trẻ lớp MG 5 - 6 tuổi (Lớn 2) trường MN Họa Mi TN 2: 25 trẻ lớp MG 5 - 6 tuổi (Lớn 1) trường MN 1/6

Cả 2 nhóm đều thuộc địa bàn quận Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng

4.5. Cách tiến hành thực nghiệm.

Quá trình TN được tôi tiến hành trong 3 giai đoạn, cụ thể các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Trước TN:

- Tiến hành đo đầu vào trước khi tiến hành TN về mức độ hình thành BTSL cho trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN thông qua PHT bằng cách cho trẻ sử dụng PHT.

- Tìm hiểu đặc điểm của GV về kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, những thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các PHT đó nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trên cơ sở đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên nhằm định hướng cách thiết kế và sử dụng PHT trong các hoạt động ở trường mầm non nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Tiến hành cung cấp cho GV ở hai lớp TN về cách thức thiết kế PHT, đặc biệt là cách sử dụng PHT linh hoạt nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Giai đoạn 2: Tiến hành TN:

- Ở nhóm ĐC: trẻ ở nhóm ĐC vẫn tiến hành tổ chức cho chơi và học các trò chơi toán học cũ trong điều kiện bình thường.

- Ở nhóm TN: tiến hành tổ chức triển khai các nội dung TN cho trẻ ở nhóm TN. Sử dụng những PHT đã thiết kế để tổ chức cho trẻ thực hành, nhằm phát triển BTSL cho trẻ 5 - 6 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non.

Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả TN:

Tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau TN để đánh giá hiệu quả việc sử dụng PHT đã thiết kế trong các hoạt động ở trường mầm non nhằm hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi ở cả 2 nhóm ĐC và TN bằng hệ thống

các bài tập đo. Sử dụng toán thống kê, phần mềm SPSS để xử lý các kết quả và rút ra kết luận.

4.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

Trong quá trình TN, sử dụng tiêu chí và thang đánh giá TN như đã nêu ở mục 2.6.

4.7. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

- Cách thu thập và xử lí thông tin:

+ Trong quá trình TN, tiến hành phân tích, tổng hợp các biên bản dự giờ, theo dõi việc tổ chức, hướng dẫn của giáo viên vào quá trình sử dụng PHT trong hoạt động dạy học toán ở trường mầm non nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi, cũng như mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia thao tác trên PHT.

+ Tiến hành đo mức độ hình thành BTSL qua hệ thống bài tập khảo sát mức độ hình thành BTSL theo tiêu chí đã được xây dựng ở mục 2.6.

- Phương pháp xử lí kết quả TN:

Về mặt định lượng: Tôi sử dụng hệ thống các PHT nhằm kiểm tra mức độ hình thành BTSL của trẻ, đánh giá theo các tiêu chí đã được xây dựng, đồng thời sử dụng một số công thức toán học, phần mềm SPSS trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non để đánh giá hiệu quả việc sử dụng PHT đã thiết kế, cũng như nhằm so sánh sự khác biệt kết quả mức độ hình thành BTSL của nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau khi tiến hành TN.

4.8. Kết quả TN

4.8.1. Kết quả đo đầu vào trước khi tiến hành TN

4.8.1.1. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi thông qua thao tác với PHT trên hai nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN

Trước khi tiến hành TN, tiến hành khảo sát đo đầu vào về mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi theo 3 tiêu chí bằng các PHT mà tôi đã sử dụng ở phần khảo sát thực trạng. Kết quả tôi thu được như sau:

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước TN Nhóm Số trẻ Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC và TN trước TN 𝑿̅ S Thấp TĐT Trung bình TĐC Cao SL % SL % SL % SL % SL % ĐC 50 2 4 4 8 9 18 17 34 18 36 7.69 3.85 TN 50 2 4 3 6 10 20 16 32 19 38 7.56 3.26

Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm ĐC và TN trước TN

Kết quả được thể hiện ở trên cho ta thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi khi thực hiện thao với các PHT đo đầu vào ở hai nhóm là thấp. Chủ yếu tập trung ở mức TĐ Thấp và Thấp. Số trẻ đạt mức độ Cao ở nhóm ĐC là 2 trẻ chiếm tỉ lệ 4% và ở nhóm TN cũng là 2 trẻ chiếm tỉ lệ 4%; TĐ Cao ở cả hai nhóm đều

4% 8% 18% 34% 36% 4% 6% 20% 32% 38% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%

CAO TĐ CAO TRUNG BÌNH TĐ THẤP THẤP

Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm ĐC và TN trước TN

rất thấp chỉ có 3 trẻ với 6% ở nhóm TN và 4 trẻ với 8% ở nhóm ĐC. Đa số trẻ ở cả hai nhóm đều đạt mức độ Trung bình, TĐ Thấp và Thấp (cụ thể nhóm ĐC: TB 9 trẻ, chiếm tỉ lệ 18%, TĐ Thấp 17 trẻ chiếm tỉ lệ 34%, Thấp là 18 trẻ chiếm tỉ lệ 36%; nhóm TN: TB 10 trẻ, chiếm tỉ lệ 20%, TĐ Thấp 16 trẻ chiếm tỉ lệ 32% và Thấp là 19 trẻ chiếm 38%).

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trước TN:

Nhóm N Mean Std.

Deviation T Sig.

ĐC 50 7.72 3.92

- 0.016 0.987

TN 50 7.73 3.86

Với kiểm định T- test, giá trị trung bình (Mean) của nhóm ĐC là 7.72 và nhóm TN là 7.73, cho thấy mức hình thành BTSL của trẻ ở cả hai nhóm là tương đối thấp và đồng đều nhau. Kết quả kiểm định cho thấy, trước thực nghiệm giữa 2 nhóm ĐC và TN cho thấy, Sig. = 0.987 > 0.05 chứng tỏ giữa hai nhóm ĐC và TN không có sự khác biệt đáng kể.

Kết quả khảo sát trước TN cho thấy: trước TN, mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT ở cả hai nhóm ĐC và TN là tương đương nhau, tập trung chủ yếu ở mức TĐ Thấp và Thấp. Phần lớn những trẻ này khi thực hiện nhiệm vụ toán học trên PHT, hầu hết đều có những biểu hiện sau: trẻ thờ ơ, không chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu nào của GV; rất khó khăn cho trẻ khi thực hiện được các kỹ năng đếm, khái quát số lượng, so sánh, thêm, bớt, tách, gộp số lượng các nhóm đối tượng, nhận biết các số thứ tự và hiểu được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày; trẻ hoàn thành với thời gian rất lâu hoặc không thể hoàn thành được bài tập/trò chơi toán học trên PHT trong quá trình chơi/học ngay cả khi có sự giúp đỡ, gợi ý của cô và bạn.Điều này chứng tỏ bên cạnh những khó khăn như lớp học đông trẻ hay các trang thiết bị, đồ dùng; đồ chơi thiếu thốn chưa được đầu tư sưu tầm…thì điều quan trọng là việc thiết kế và sử dụng PHT ở trường mầm non nhằm hình thành BTSL cho trẻ ở trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức.

4.8.1.2. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT trên hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng nhóm PHT

Bảng 4.2. Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với

PHT trên hai nhóm ĐC và TN trước TN qua từng nhóm PHT

Phiếu

học tập Nhóm

Số trẻ

Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua thao tác với PHT trên hai nhóm ĐC

và TN trước TN qua từng nhóm PHT 𝑿̅ S Thấp TĐ Thấp Trung bình TĐ Cao Cao SL % SL % SL % SL % SL % PHT nhóm 1 ĐC 50 19 38 12 24 10 20 7 14 2 4 7.80 4.20 TN 50 20 40 13 26 11 22 4 8 2 4 7.63 4.00 PHT nhóm 2 ĐC 50 18 36 17 34 5 10 8 16 2 4 8.00 4.45 TN 50 20 40 14 28 10 20 4 8 2 4 7.61 4.09 PHT nhóm 3 ĐC 50 20 40 15 30 10 20 3 6 2 4 7.21 3.87 TN 50 20 40 11 22 11 22 6 12 2 4 7.97 4.14 PHT nhóm 4 ĐC 50 18 36 16 32 8 16 6 12 2 4 7.85 4.16 TN 50 19 38 14 28 10 20 5 10 2 4 7.70 4.21

Qua các biên bản ghi chép về quá trình đo cho thấy mức độ hình thành BTSL của trẻ không ổn định ở tất cả các PHT đầu vào. Ở 4 nhóm PHT, đa số trẻ đều đạt mức Trung Bình, TĐ Thấp và Thấp, chỉ có 1 trẻ đạt MĐ cao ở cả 8 phiếu đo đầu vào. Cụ thể như sau:

+ Ở PHT nhóm 1: Cả hai nhóm ĐC và TN mức Trung Bình và Thấp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như sau: mức Trung Bình ở nhóm ĐC chiếm 20% và nhóm TN chiếm 22%, mức TĐ Thấp ở nhóm ĐC chiếm 24% và ở nhóm TN chiếm 26%; mức Thấp ở nhóm ĐC chiếm 38%, nhóm TN chiếm 40%; trong khi mức TĐ Cao chỉ chiếm 14% ở nhóm ĐC và 18% ở nhóm TN; mức độ Cao rất thấp chỉ chiếm 4% ở cả nhóm ĐC và nhóm TN.

+ Ở PHT nhóm 2: Cả hai nhóm ĐC và TN mức TĐ Thấp và Thấp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như sau: mức Thấp ở nhóm ĐC chiếm 36%, nhóm TN chiếm 40%;

mức TĐ Thấp ở nhóm ĐC chiếm 34%, nhóm TN chiếm 28%; mức Trung Bình ở nhóm ĐC chiếm 10% và ở nhóm TN chiếm 20%; mức TĐ Cao chiếm 16% ở nhóm ĐC và 18% ở nhóm TN; mức Cao ở nhóm và ở nhóm TN cùng chiếm 4%. + Ở PHT nhóm 3: Cả hai ĐC và TN mức TĐ Thấp và Thấp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như sau: mức TĐ Thấp ở nhóm ĐC chiếm 30%, nhóm TN chiếm 22%; mức Thấp nhóm ĐC và nhóm TN đều chiếm 40;mức Trung bình ở nhóm ĐC chiếm 20% và nhóm TN chiếm 22%; mức TĐ Cao và mức Cao chiếm tỉ lệ thấp (nhóm ĐC: mức TĐ Cao chiếm 6%, mức Cao chiếm 4%; nhóm TN: mức TĐ Cao chiếm 12%, mức Cao chiếm 4%)

+ Ở PHT nhóm 4: Cả hai nhóm ĐC và TN mức TĐ Thấp và Thấp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như sau: mức TĐ Thấp ở nhóm ĐC chiếm 32%, nhóm TN chiếm 28%: mức Thấp ở nhóm ĐC chiếm 36% và nhóm TN chiếm 38%; mức Trung Bình

Một phần của tài liệu Thiết kế phiếu học tập nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)